Bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến sự xuất hiện của hoạt động

Một phần của tài liệu 542 hoàn thiện quá trình cung ứng nguồn nhân lực của công ty cổ phần kết nối nhân tài talentnet (Trang 30 - 33)

cung ứng nguồn Nhân lực:

Sự thành công của một doanh nghiệp trước hết phụ thuộc vào những nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có, trong đó nguồn Nhân lực (nhân sự) là một trong những nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói, nhân sự là nguồn lực quan trọng nhất, quý giá nhất của mọi doanh nghiệp bởi vì con người là chủ thể của mọi hoạt động của doanh nghiệp. Con người là tác nhân chính tạo ra vốn, đề xuất những ý tưởng mới đồng thời cũng đảm nhận vai trò lựa chọn và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực thi các chỉ tiêu nhằm nâng cao thành tích của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực còn quyết định năng lực cạnh tranh bền vững của mọi doanh nghiệp. Trên thương trường đầy sóng gió đổi thay công ty sẽ thành công hay thất bại, luôn có những hướng đi chiến lược hay chịu là kẻ theo sau phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ nhân sự mà công ty đang nắm trong tay. Chính vì thế, điều kiện tiên quyết để có được một đội ngũ nhân sự có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là cần phải làm tốt công tác tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp tự tổ chức các hoạt động tuyển dụng Nhân sự sẽ dẫn đến nhiều bất cập.

Thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo, như đã đề cập ở trên, có thể là yếu tố giúp nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn, tay nghề một cách toàn diện cho người lao động, nhưng việc tuyển mộ và tuyển chọn những Ứng viên trên thị trường sao cho phù hợp với chiến lược hoạt động cũng như văn hóa của công ty sẽ là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung lực lượng lao động. Họ cần có sự đầu tư về thời gian, tiền bạc và nhân lực hiện có để nghiên cứu thị trường Lao động cũng như các công ty đối thủ cạnh tranh, sàng lọc những Ứng viên có tiềm năng để thu hút sự quan tâm của những người đó tới doanh nghiệp của mình. Mặc dù, đa số các doanh nghiệp đều có phòng ban Nhân sự trong mô hình hoạt động, nhưng tầm nhìn cũng như chiến lược hoạt động cốt lõi của công ty không nhất thiết tập trung tại phòng Nhân sự. Có thể nhận thấy rõ vấn đề này tại các tổ chức liên quan tới ngành nghề Kinh doanh, Đầu tư, hay thậm chí là Sản xuất hàng hóa. Do đó, việc phân bổ nguồn lực sang những hoạt động không chuyên như hoạt động tuyển dụng, hay đặt trọng trách về nhu cầu tìm người thay thế ngày càng tăng của

công ty cho một phòng ban duy nhất là phòng Nhân sự sẽ dẫn đến chất lượng tìm kiếm những Ứng viên phù hợp sẽ không như mong đợi.

Những khó khăn mà các doanh nghiệp không chuyên về lĩnh vực Nhân sự, tự tổ chức các hoạt động tuyển dụng có thể gặp phải, đó là:

*) Cán bộ nhân sự mất nhiều thời gian tổng hợp nhu cầu tuyển dụng từ các phòng ban:

Mỗi phòng ban sẽ đề xuất vị trí, số lượng cần tuyển dụng, cán bộ tuyển dụng sẽ là người tập hợp các nhu cầu, trình lên lãnh đạo và tiến hành tuyển dụng nếu được cấp trên phê duyệt.

Với doanh nghiệp có nhiều phòng ban, việc tổng hợp nhu cầu tuyển dụng bằng cách thủ công khiến người làm công tác tuyển dụng mất rất nhiều thời gian, làm việc qua nhiều cấp và nhiều lần để thống nhất được số vị trí cần tuyển. Cán bộ nhân sự mất nhiều thời gian tổng hợp nhu cầu tuyển dụng từ các phòng ban.

*) Mất nhiều thời gian cho việc đăng tin tuyển dụng và thu thập hồ sơ Ứng viên từ các trang tuyển dụng:

Các trang tuyển dụng, bao gồm những web tìm kiếm trả phí hoặc mạng xã hội đăng tin miễn phí,được nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn hiện nay. Với hàng chục các trang mạng xã hội, hàng trăm group công việc đang xuất hiện thì việc các nhân viên trong phòng Nhân sự có thể mất cả ngày chỉ để đăng tin tuyển dụng và nhập thông tin Ứng viên là điều có thể xảy ra. Trong khi đó, lượng công việc cần bổ sung Nhân sự từ các phòng ban khác là rất nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải và làm đình trệ tiến độ hoạt động của công ty.

*) Các Chuyên viên phòng Nhân sự sẽ không được đào tạo bài bản về kỹ năng, thiếu tính chuyên nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp không chuyên về lĩnh vực Nhân sự, định hướng phát triển của công ty dành cho phòng ban Nhân sự không được chú trọng. Nếu doanh nghiệp đó tự tổ chức các hoạt động tuyển dụng, vấn đề về trình độ cần thiết liên quan tới chuyên môn cũng như kỹ năng của Chuyên viên tư vấn sẽ là một trở ngại lớn. Trong đó, kỹ năng đánh giá Ứng viên là không thể thiếu đối với người làm Nhân sự. Bởi vì, sự đánh giá kỹ lưỡng, chính xác về Ứng viên sẽ quyết định đến sự

thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Tại các tổ chức không chuyên về Nhân sự, việc đánh giá Ứng viên khi tuyển dụng sẽ diễn ra đại trà, không thể bóc tách những vấn đề chuyên môn của Ứng viên, tạo ra sự thiếu chắc chắn về Ứng viên và gây khó khăn cho doanh nghiệp khi cân nhắc việc có nên tuyển người đó vào hay không.

*) Không có các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về nguồn cung trên thị trường Lao động và các công ty đối thủ:

Phòng Nhân sự tại các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực Nhân sự, các hoạt động diễn ra chỉ xoay quanh yêu cầu liên quan tới tiếp nhận và phỏng vấn Ứng viên tham gia ứng tuyển vị trí công việc. Ngoài ra, những hoạt động nghiên cứu các nhóm Ứng viên trên thị trường lao động không nằm trong chiến lược hoạt động của công ty, do đó, việc tự tìm kiếm và tiếp cận người lao động sẽ mất nhiều thời gian vì phạm vi người lao động trên thị trường là rất lớn. Không những thế, doanh nghiệp có khả năng cao khi bỏ sót những Ứng viên có chất lượng tốt và phù hợp với chiến lược hoạt động.

*) Không quản lý được chi phí tuyển dụng:

Mỗi đợt tuyển dụng, bộ phận tuyển dụng chỉ được phép sử dụng một khoản ngân sách đã được cấp trên định sẵn. Chính vì thế, làm sao tuyển dụng hiệu quả mà vẫn đảm bảo chi phí trong mức cho phép luôn là bài toán khó. Nhiều doanh nghiệp phải tốn không ít tiền, thậm chí vượt quá ngân sách mới tìm đủ Ứng viên phù hợp.

Khi không quản lý được mức chi phí đã chi tiêu, cán bộ tuyển dụng hay doanh nghiệp rất có thể lâm vào tình trạng “đang đốt tiền mà không biết”. Dấu hiệu của khó khăn này có thể kể đến như:

• Không liệt kê hết các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tuyển dụng.

• Từ trước đến nay doanh nghiệp chưa từng cân nhắc đến hiệu quả chi phí

trong quá trình tuyển dụng.

*) Thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp không thu hút được nhiều Ứng viên chất lượng cao:

Thương hiệu tuyển dụng là hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các Ứng viên. Chính vì thế, khiến Ứng viên bị thu hút bởi thương hiệu tuyển dụng của doanh

nghiệp là việc làm cần thiết của người làm tuyển dụng. Việc không chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng, Quá trình tuyển dụng không chuyên nghiệp có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều nhân tài.

Nắm được những khó khăn và tìm cách khắc phục những yếu tố trên sẽ giúp nâng cao hiệu quả tuyển dụng, doanh nghiệp bạn sẽ dễ dàng tìm được nhân tài. *) Doanh nghiệp mất thêm chi phí đào tạo sau tuyển dụng:

Đào tạo nhân viên trước khi bắt đầu vị trí công việc là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo phụ thuộc vào sự đầu tư và lựa chọn từ phía doanh nghiệp. Nếu như việc đào tạo Nhân sự không phải hoạt động chính, sự đầu tư này có thể gây nên lãng phí cho ngân sách công ty và không mang lại hiệu quả.

Từ những vấn đề được nêu ra, có thể nhận thấy, các doanh nghiệp tự đầu tư vào tổ chức các hoạt động tuyển dụng sẽ kèm theo những khó khăn khác mà doanh nghiệp chưa thể lường trước. Từ đó, mô hình tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ cung ứng nguồn Nhân lực ra đời. Những tổ chức đó tận dụng những lợi thế riêng nhất định, xây dựng các mối quan hệ với các đối tượng Ứng viên trên thị trường cũng như khả năng lắng nghe, tầm nhìn tổng thể để kết nối nhanh hơn, hiệu quả hơn giữa người lao động và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Một phần của tài liệu 542 hoàn thiện quá trình cung ứng nguồn nhân lực của công ty cổ phần kết nối nhân tài talentnet (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w