Kiến nghị với cơ quan Nhà nước:

Một phần của tài liệu 542 hoàn thiện quá trình cung ứng nguồn nhân lực của công ty cổ phần kết nối nhân tài talentnet (Trang 138 - 140)

Nhìn chung, khi viết ra những phân tích liên quan đến chất lượng dịch vụ cung ứng nguồn Nhân lực Chất lượng cao của công ty Cổ phần Kết nối Nhân tài Talentnet, tác giả nhận thấy rằng: yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công và uy tín của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cung ứng Nhân lực, đó là chất lượng người lao động trên thị trường. Tại Việt Nam, lực lượng lao động vẫn luôn bị đánh giá là dư thừa nhưng rẻ bởi tay nghề chưa cao. Trong khi đó, chỉ tiêu phát triển nền kinh tế, nhất là kinh tế công nghiệp, luôn được đặt lên hàng đầu và là sự kỳ vọng của cả một quốc gia. Do đó, vai trò của nguồn Nhân lực là rất cần thiết, và định hướng nâng cao chất lượng nguồn Nhân lực là điều tất yếu.

Thực tế cho thấy, bộ máy lãnh đạo Trung ương, đã đẩy mạnh tư tưởng và triển khai những kế hoạch phát triển trình độ lao động, đặc biệt là chủ trương “Công

tác quản lý Nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao” (trích chỉ thị số 37 -

CT/CW). Nếu nhìn nhận kỹ về vấn đề cách thức thực hiện chủ trương đó, ta sẽ thấy Nhà nước vẫn đang chú trọng tới mô hình các trường dạy nghề, Giáo dục thường xuyên, và nhắm vào các đối tượng lao động có trình độ Cao đẳng, trung cấp ở các tỉnh, dù đã có sự đổi mới, sát nhập. Hơn nữa, các cơ quan, bộ ngành đã hướng tới xây dựng mô hình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế, khi liên kết với các nước có

nền kinh tế phát triển như Nhật, Hàn quốc, Đức, v.v để tạo điều kiện đưa người Việt ra nước ngoài làm việc. Sự thay đổi cũng mang lại những kết quả khả quan với những con số cụ thể.

Tuy nhiên, sự thay đổi đó chưa thực sự triệt để. Đối với người lao động, việc giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng cần phải được rèn giũa, xây dựng ý thức từ khi còn đang học ở hệ phổ thông, bắt đầu từ cấp thấp nhất là tiểu học. Thế nhưng, bản chất nền giáo dục của Việt Nam vẫn đi theo những tư tưởng, thói quen lạc hậu, khi đặt nặng việc tiếp thu những kiến thức hàn lâm, coi nhẹ những kiến thức thực tế, nền tảng. Lối tư duy đó ảnh hưởng đến nhận thức về nghề của người lao động, học sẽ không đi đôi với hành. Có thể nhận thấy, % số người tốt nghiệp ở các trường Cao đẳng, trung cấp nghề sẽ không quyết định liệu Nhân lực nước ta có tiến xa về tay nghề hay không, mà mấu chốt ở nền tảng tư tưởng, hệ thống giáo dục của quốc gia, nếu tốt, sẽ là yếu tố bản lề để nắm bắt cơ hội thăng tiến trong tương lai. Đối với những công ty theo dịch vụ cung ứng nguồn Nhân lực, đặc biệt là Nhân lực Chất lượng cao, các tiêu chí để chọn lựa Nhân sự sẽ không lấy yếu tố bằng cấp là thước đo, mà chủ yếu nhìn vào kỹ năng thực tế và kinh nghiệm của người đó, về một lĩnh vực bất kỳ, như IT, Bán hàng, Quản lý, Marketing,v.v.

Do vậy, tác giả chỉ có một khuyến nghị, đối với Chính phủ và cơ quan Nhà nước, cần chú trọng nhiều hơn đến đánh giá chất lượng công tác đào tạo, nhấn mạnh đổi mới tư tưởng giáo dục, đề cao sự tiến bộ của từng cá nhân theo cách riêng, hơn là đưa ra một quy chuẩn chung để noi theo và đánh giá, cũng như cách sử dụng lao động của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã thực sự tối ưu hay chưa. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng nguồn Nhân lực không chỉ đến từ mô hình dạy nghề, mà còn đến từ hệ thống Đại học chính quy, nơi mà phần lớn nhân tố con người hiện nay đang hướng tới. Nhà nước cần xem xét và điều chỉnh giáo án giảng dạy đối với các môn chuyên ngành, để người học không coi những kiến thức đó là học chỉ để thi, mà cần xác định nghiêm túc vai trò của các môn học khi làm nghề. Có như vậy, sau khi ra trường, các công ty sẽ không mất quá nhiều thời gian để đào tạo, và người lao động có thể bắt kịp tiến độ công việc dựa trên kỹ năng được rèn giũa của mình, tích lũy kinh nghiệm. Chất lượng nguồn Nhân lực cũng là vấn đề mà Quốc hội quan tâm khi bàn luận về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu 542 hoàn thiện quá trình cung ứng nguồn nhân lực của công ty cổ phần kết nối nhân tài talentnet (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w