- Ắcquy sắt kền
1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNGĐÁNH LỬA.
1.1. Nhiệm vụ.
- Biến dòng điện một chiều thấp áp 6-12(V) thành xung cao áp 12-24 KV và tạo
ra tia lửa trên hai cực của bugi để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu (xăng – không khí ) trong xi lanh ở cuối kỳ nén.
- Phân chia tia lửa cao áp đến các xi lanh theo đúng thứ tự của động cơ.
1.2. Yêu cầu.
Để đáp nhiệm vụ đánh lửa có những yêu cầu sau:
Tạo ra điện áp đủ lớn (12kv-25kv) từ nguồn hạ áp một chiều
Tia lửa phóng qua khe hở giữa hai cực (điện cực) của bugi trong điều kiện áp
suất lớn , nhiệt độ cao phải đủ mạnh để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu ở mọi chế độ. Thời điểm phát tia lửa điện trên bugi trong từng xilanh phải đúng theo góc đánh lửa và thứ tự đánh lửa quy định.
Biến áp đánh lửa phải có hệ số dự trữ lớn đảm bảo cho hệ thống làm việc ở mọi
chế độ của động cơ.
2. SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA BÁN DẪNCÓ TIẾP ĐIỂM.
2.1. Sơ đồ cấu tạo.
Hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm gồm: hộp điện trở phụ Rf1,Rf2, transistor thuận đóng cắt dòng sơ cấp có dòng làm việc 710(A), điện áp định mức 120V. Để
trasistor hoạt động tích cực ta sử dụng một biến áp xung gồm hai cuộn dây W 1, W
2.
Trong đó cuộn W1đóng vai trò như một điện trở phân cực, R2là điện trở phân áp
cho cực bazơ của transistor khi nó làm việc. Tụ C2 là tụ một chiều có trị số điện dung
lớn khoảng 50F duy trì điện áp làm việc của mạch điện áp nguồn có sự thay đổi. Transistor được điều khiển nhờ tiếp điểm (ĐL) và được bảo vệ nhờ điôt (ĐB) khi dòng
sơ cấp bị mất đột ngột, ĐBđược mắc nối tiếp với Điôt cách li (ĐC) có tác dụng ngăn
không cho dòng điện đi vào transistor. Ở trạng thái bình thường mạch dao động R1- C1
giúp cho quá trình làm việc của transistor được tốt hơn. Người ta bố trí các bộ phận C2, transistor, biến áp xung, ĐB, ĐC, R1- C1 trong một hộp gọi là hộp chuyển mạch TK102.
Hình 6.1. Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa tranzito có tiếp điểm.
1. Đi ốt; 2. Tụ điện; 3. Biến áp xung; 4. Đi ốt ổn áp;
5. Hộp chuyển mạch Tranzito TK-102; 6. Bộ cắt điện; 7. Khoá điện;
8. Điện trở phụ; 9. Ống tăng thế; 10. Bộ chia điện.
Biến áp đánh lửa gồm hai cuộn dây(Sơ cấp W1 và cuộn thứ cấp W2) có hệ số tự
cảm nhỏ và có hệ số biến áp lớn. Cuộn W1 có khoảng 180 vòng, cuộn W2 có khoảng
Hình 6.2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm.
2.2. Nguyên tắc hoạt động.
Khi động cơ làm việc tiếp điểm ĐLđóng mở liên tục. Khi ĐL đóng có dòng điện
phân áp I0 chạy trong mạch như sau:
I0 (+) ắc quy K( khoá điện) Rf1 Rf2 W1 R2 W1ĐL (-) ắc quy
W2
Khi dòng phân áp chạy qua điện trở R2 có sự sụt áp tạo ra sự chênh lệch điện áp
giữa cực góp E1 và cực gốc B1theo điều kiện trên transistor mở, dòng điều khiển Ib có chiều như sau:
Ib (+) ắc quy K(khoá) Rf1Rf2W1ETEBTBTW'1 ĐL Ib (-) ắc
quy.
Dòng điều khiển đánh thủng tiếp giáp ECT làm xuất hiện dòng làm việc ký hiệu
IC có chiều như sau :
Từ (+) ắc quy K(khoá điện) Rf1Rf2 W1ETECTCTMát (-) ắc
quy, lúc này dòng sơ cấp I1 chạy qua cuộn sơ cấp có trị số : I1 = I0 + Ib +IC.
Do tiếp điểm ĐL chưa mở nên đây là thời gian gia tăng dòng sơ cấp, nó biến
thiên từ giá trị bằng không đến MAX. Ở cuộn sơ cấp xuất hiện một sức điện động tự
cảm cản trở sự gia tăng của dòng sơ cấp. Do sự biến thiên của I1 nên ở cuộn thứ cấp
W2 cũng xuất hiện một sức điện động cảm ứng có giá trị nhỏ khoảng 1500(V). Mạch
thứ cấp là mạch hở chưa có hiện tượng đánh lửa, phần năng lượng này không được
giải phóng mà được giữ lại trong cuộn dây, một phần toả nhiệt ra bên ngoài làm cho biến áp nóng lên .
Khi tiếp điểm điều khiển ĐL mở ra, dòng điện qua W1 bị mất ( ' 1 w I = I0 + Ib 0,7 0,9 A), ' 1 w
I , dòng điều khiển Ib = 0 Transistor đóng, do vậy dòng làm việc mất đột
ngột, tốc độ biến thiên trị số giảm nhanh. Từ thông sinh ra biến thiên nhanh cảm ứng
sang cuộn thứ cấp W2, cuộn W2 sinh ra một sức điện động có trị số lớn (20KV
30KV). Đây chính là điện áp đánh lửa U2, tiếp điểm mở dòng sơ cấp và thứ cấp của
biến áp xung bị cắt, sức điện động cảm ứng của cuộn thứ cấp phân cực ngược tác dụng
vào cực điều khiển của transistor, làm nó khoá ngay sau 35(s), do đó tăng tốc độ
dòng sơ cấp. Còn dòng thứ cấp của biến áp xung bị triệt tiêu do đi qua điện trở R2 và làm nóng R2. Cũng trong lúc tiếp điểm mở, sức điện động tự cảm trong cuộn sơ cấp
của biến áp đánh lửa có thể làm hỏng transistor khi trị số điện áp sức điện động tự cảm
lớn hơn 110V. Điôt ổn áp ĐB bị đánh thủng do dòng ngược đi qua, do đó tạo ra mạch
khép kín: W1 ĐC ĐB W1. Khi đi qua các điôt tạo ra sự sụt áp trên đó làm sức điện động tự cảm ở cuộn sơ cấp giảm xuống không đạt tới trị số điện áp đánh thủng
trasistor như vậy transistor được bảo vệ.
3. BẢO DƯỠNG BÊN NGOÀI CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA BÁN DẪN CÓ TIẾP ĐIỂM.
3.1. Quy trình tháo lắp các bộ phận ra khỏi động cơ.
Tương tự quy trình tháo lắp hệ thống đánh lửa thường (ắc quy) mục 3.1 bài 5. - Tháo dây nguồn nối từ cực ‘+’ của ắc quy lên khoá điện ra khỏi ắc quy.
- Tháo dây dẫn từ khoá điện tới bô bin cao áp, rút dây dẫn dòng điện cao áp từ
bô bin tới bộ chia điện, tháo hết các dây cao áp tới các bu gi của máy (tháo hết tất cả
các dây cung cấp điện và dây cao áp ra khỏi hệ thống).
- Tháo Bô bị ra khỏi xe, dùng cơ lê hoặc tuýp để tháo hai bu lông giữ bô bin.
- Tháo bộ chia điện ra khỏi động cơ (chú ý quá trình tháo không được làm sai lệch phần nối chuyển động ở phía dưới làm sai lệch tầm đánh lửa).
- Dùng tuýp chuyên dùng để tháo bu gi ra khỏi động cơ.
3.2. Tháo, làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài.
Bộchia điện, bô bin cao áp, dây cao áp và bugi.
- Quá trình tháo hệ thống đánh lửa ra khỏi động cơ (ra khỏi xe) cần chú ý cẩn
thận tránh dùng lực mạnh để nậy, gõ, đập làm nứt vở các chi tiết vì các chi tiết chủ yếu
vỏ được làm bằng nhựa.
Khi tháo bộ chia điện tránh tháo ẩu làm lệch tầm chia điện tới các bu gi đánh lửa (đối với động cơ có nhiều máy).
Tháo bu gi đánh lửa ra khỏi động cơ (nắp máy) phải sử dụng đúng dụng cụ thiết
- Làm sạch: Sau khi tháo các chi tiết ra khỏi xe tiến hành làm sạch. Dùng giẻ
lau sạch bụi bẩn và đất bám vào trên các bộ phận bộ chia điện, bô bị và dây cao áp.
Đối với bu gi dùng giẻ lau sạch muội than bám vào đầu cực sau dó dùng giấy nhám đánh sạch điểm cực của bu gi và đầu tiếp xúc với dây cao áp từ bộ chia điện tới.
- Kiểm tra:
Dùng măt thường kiểm tra bên ngoài vỏ đối với dây cao áp xem có hiện tượng
rạn nứt không, xem dây có bị đứt không. Kiểm tra đầu dắt các dây cao áp từ bộ chia điện tới bu gi xem có bị lỏng không.
Kiểm tra vỏ của bộ chiađiện xem có bị nứt, vở không.
Kiểm tra phần đầu của bô bin xem có bị vở, rạn nứt gì không.
Hình 6.3 Bô bin. Hình 6.4. Bộ chia điện.
Hình 6.6. Khoá điện. Hình 6.7. Dây cao áp.
3.3. Lắp các bộ phận lên động cơ:
Làm sạch, vô mỡ trục bộchia điện.
- Trước khi tiến hành lắp thì phải lau chùi, vệ sinh sạch sẻ các chi tiết. Dùng giẻ
sạch để lau và giấy nhám mịn để đánh các tiếp điểm và các đầu dây.
- Lau sạch trục bộ chia điện và tra mơ cho trục của bộ chia điện, tra một lớp mỡ
mỏng đủ để bôi trơn không nên tra nhiều mở quá làm bụi bẩn bám vào nhiều.
- Quá trình lắp các bộ phận lên động cơ cần chú ý lắp đúng vị trí, siết chặt các
bu lông, đai ốc đủ lực, đặc biệt là khi lắp các dây dẫn điện cao áp tới bộ chia điện và bu gi đánh lửa.
- Lắp bộ chia điện vào phải cẩn thận không để lệch cần truyền động từ động cơ
lên làm quay bộ chia điện.
- Lắp bugi vào động cơ cận phải sử dụng đúng thiết bị chuyên dùng và vặn đủ
lực, chú ý không được vặn lệch làm chờn ren.
Bài 7. SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA BÁN DẪN KHÔNG TIẾP ĐIỂM
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loạị hệ thống đánh lửa bằng điện tử
không tiếp điểm.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngòai các bộ phận của hệ
thống đánh lửa bằng điện tử không tiếp điểm có rôto đúng yêu cầu kỹ thuật.
1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA BÁN DẪN KHÔNG TIẾP ĐIỂM. ĐIỂM.
1.1. Nhiệm vụ.
- Biến dòng điện một chiều thấp áp 6-12(V) thành xung cao áp 12-24(KV) và tạo
ra tia lửa trên hai cực của bugi để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu (xăng – không khí) trong xi lanh ở cuối kỳ nén.
- Phân chia tia lửa cao áp đến các xi lanh theo đúng thứ tự của động cơ.
1.2. Yêu cầu.
Để đáp nhiệm vụ đánh lửa có những yêu cầu sau:
Tạo ra điện áp đủ lớn (12kv-25kv) từ nguồn hạ áp một chiều.
Tia lửa phóng qua khe hở giữa hai cực (điện cực) của bugi trong điều kiện áp
xuất lớn, nhiệt độ cao phải đủ mạnh để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu ở mọi chế độ. Thời điểm phát tia lửa điện trên bugi trong từng xilanh phải đúng theo góc đánh lửa và thứ tự đánh lửa quy định .
Biến áp đánh lửa phải có hệ số dự trữ lớn đảm bảo cho hệ thống làm việc ở mọi
chế độ củađộng cơ.
2. SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA BÁN DẪN KHÔNG TIẾP ĐIỂM
Hình 7.1. Hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm điều khiển.
Hệ thống gồm : Các bóng transistor (T1, T2, T3) điều khiển dòng sơ cấp. Biến áp xung (W1, W2) giúp T1 đóng tích cực. Điôt hồi tiếp Đht và điện trở R1 giúp T2 đóng
tích cực và bộ phát lệnh PL (∞) giúp T3đóng tích cực ở chu kỳ (+). Bộ phát lệnh là một
máy phát xoay chiều cỡ nhỏ có chức năng thay tiếp điểm điều khiển transistor T3. Điôt cách ly (ĐC) và điôt bảo vệ (ĐB) có nhiệm vụ bảo vệ transistor T1. Hộp điện trở phụ
thực hiện nối tắt qua điện trở Rf1 khi khởi động. Biến áp đánh lửa W1, W2 có hệ số tự
cảm là nhỏ và hệ số biến áp lớn, là nơi cung cấp điện áp cho bugi. Điện trở R3 và tụ điện C2 giúp transistor T1 chuyển trạng thái nhanh hơn.
2.2. Nguyên tắc hoạt động.
Khi khoá điện đóng nhưng chưa khởi động động cơ, bộ phát lệnh chưa làm việc (chưa phát ra điện), BT3 nối với (+) nguồn qua điện trở R4 và các cuộn dây của bộ phát
lệnh. Cực phát ET3 nối với (+) nguồn, không tạo ra sự chênh áp nên transistor khoá. Lúc này cực gốc của transistor T2 được nối mát qua điện trơ R5, còn cực phát ET3 nối
với (+) ắc quy. Có sự chênh lệch điện áp giữa cực phát và cực gốc. Transistor T2 mở
dòng điều khiển Ib2 có chiều :
Từ (+) ắc quy Khoá điện Đht W1 W2 EBT2 R5 Mát (-) ắc
quy. R2
Lập tức xuất hiện dòng làm việc IC2 có chiều như sau :
(+) ắc quy KĐht W1 W2 ET2ECT2CT2Rđ2R1R2 Mát (-)
ắc quy. R2 Khi có dòng điện qua biến áp xung (W1, W2) tạo nên sự chênh áp giữa cực phát
và cực góp của transistor T1, T2 mở dòng điều khiển Ib1 có chiều :
(+) ắc quy Khoá điện Đht ET1 EBt1 BT1 W2 ECT2 Rf2 Rf1
Mát. R2 Đồng thời dòng làm việc IC2 :
Từ (+) ắc quy Khoá điện Đht ET1 ECT1 CT1W1 Rf2 Rf1 Mát.
Như vậy đã có dòng sơ cấp của biến áp đánh lửa, làm xuất hiện sức điện động tự
cảm có chiều chống lại sự gia tăng của dòng sơ cấp I1. Do hệ số tự cảm nhỏ, sự cản trở là không đáng kể trong cuộn sơ cấp W2 xuất hiện suất điện động tự cảm nhỏ, chưa đủ năng lượng để cung cấp cho bugi. Đó chính là thời gian gia tăng dòng sơ cấp I1. Khi ta khởi động động cơ, bộ phát lệnh làm việc.Vì P1 là máy phát điện xoay chiều nên xét
- Khi thế âm đặt vào cực gốc T3 (ET3), tức là đã xuất hiện phân cực thuận cho T3
nên T3 lúc này mở, xuất hiện dòng điều khiển IB3 có chiều :
Từ (+) PL ET3 EBT3 R4 (-) PL.
Đồng thời làm xuất hiện dòng làm việc IC3 có chiều :
Từ (+) PL ET3 ECT3 CT3 BT2.
Lúc này T3 giúp T2 phân cực ngược nên T2 khoá do đó dòng điều khiển IB1 bị
ngắt, T1 khoá, IC1 mất đột ngột. Tương ứng dòng sơ cấp I1 bị cắt đột ngột. Theo hiện tượng cảm ứng điện từ cuộn W2 sinh ra một sức điện động cảm ứng lớn (25KV 30KV), ở cuộn sơ cấp W1 cũng có một sức điện động tự cảm khoảng 100(V), nhờ có ĐB1. Khi vượt qua 100(V), ĐB1 sẽ đánh thủng tạo thành mạch kín, xảy ra sự sụt áp tại
Rf1 và Rf2 dẫn đến điện áp tự cảm luôn nhỏ hơn điện áp đánh thủng của transistor T1
nên T1 được bảo vệ. Đồng thời mạch thứ cấp biến áp đánh lửa đủ năng lượng phóng điện tạo tia lửa cho bugi.Khi bộ phát lệnh đặt thế (+) vào cực gốc của transistor T3, có nghĩa đã phân cực ngược cho T3 nên T3 khoá. Trở lại trường hợp như khi bộ phát lệnh chưa làm việc.
Tham khảo: Loại đánh lửa khi động cơ chưa quay đã có dòng sơ cấp dưới đây.
Hình 7.2. Sơ đồ hệ thống đánh lửa không tiếp điểm.
Hệ thống đánh lửa gồm có :
- Hộp điện trở phụ C 316.
- Hộp chuyển mạch TK 200.
- Biến áp đánh lửa 118.
- Bộ chia điện: Phân phối điện cao áp tới bughi theo thứ tự làm việcđộng cơ.
- Máy phát tín hiệu xoay chiều P 351 cảm biến tín hiệu thời điểm dánh lửa.
- Bughi.
2. Nguyên lý hoạt động.
Khi bật khóa điện – chưa khởi động. Điện thế của B và E của T1, bằng nhau nên T1 khóa đến có dòng điện.
Từ (+)Ắc quy đến C 316 đến W1 đến D5 đến R6 đến D3 đến R1 đến R3 đến R5 đến (- ) sự sụt áp trên R1 làm điện thế tại B của T2 lớn hơn điện thế tại E của T2(đây
là Tranzito nghịch) do đó T2 mở. Dòng điện từ (+) ắc quy sau khi D5 sẽ qua R4 đến T2 đến R3 đến R5 đến (-).
Sụt áp trên R3 làm điện thế cực gốc ( B) của T3 lớn hơn điện thế của cực (E)
của T3 nên T3 mở.
Dòng điện từ (+) ắc quy đến W1 đến R9 đến T3 đến R5 đến (-).
Sụt áp trên R5 làm điện thế tại cực B14 lớn hơn điện thế tại E14 do đó T4 mở.
Dòng điện (+)ắc quy đến W1 đến D6 đến T4 đến (0) (dòng điện sơ cấp).
- Khi khởi động máy phát có tín hiệu xoay chiều:
Ở nửa chu kỳ thì T1 vẫn khóa; T2, T3, T4 vẫn mở để dòng sơ cấp qua W1 và tới T4 lớn nhất.
Ở nửa chu kỳ dương tín hiệu qua D1 – R7 đặt vào cực gốc của T1 do đó T1
mở. T2,T3,T4 khóa. Dòng sơ cấp bị ngắt, trên cuộn W2 cảm ứng suát điện động 30KV
dẫn tới bughiđánh lửa.
Lúc dòng sơ cấp bị ngắt suất điện động tự cảm trong cuộn W1 lớn. Điện trở R8
và D3 bảo vệ cho T4.
Các tụ điện giáp trong mạch có tác dụng nạp, phóng điện để giúp cho tranzito
chuyển trạng thái khóa - mở nhanh chóng bảo vệ cho tranzito. Các đi-ốt chỉ cho dòng điện đi theo một chiều.
Hệ thống đánh lửa bán dần không tiếp điểm có rất nhiều ưu điểm là cho tia lửa điện mạnh, ổn định, không phải thường xuyên kiểm tra điều chỉnh, tuổi thọ của bộ