- Ắcquy sắt kền
2 CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ CHIA ĐIỆN
2.1. Cấu tạo.
Bộ chia điện (đelcô) gồm 3 bộ phận chính : Bộ phận tạo xung , bộ phận chia điện
cao áp và bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm.
Hình 10.1. Cấu tạo bộ phận chia điện.
2.2. Nguyên tắc hoạt động.
- Bộ phận tạo xung gồm cam và cặp tiếp điểm, cam chia điện được chế tạo riêng lắp chặt với trục của bộ chia điện số vấu cam đúng bằng số xi lanh của động cơ. Bộ chia điện được dẫn động từ trục cam thông qua ăn khớp bánh răng của trục cam và trục bộ chia điện. Cặp tiếp điểm được bố trí cố định trên một đĩa trong bộ chia điện
làm nhiệm vụ đóng và ngắt dòng sơ cấp. Các tiếp điểm hoạt động nhờ cam khi cam
quay theo chiều làm việc cho đến khi phần vấu cam tác động vào tiếp điểm động và 1. cam bộ cắt điện. 2. Tụ điện.
3. Lò xo lá. 4. Cần bộ cắt điện.
5. Trục tiếp điểm cố định. 6. Vỏ.
7. Cần giữ. 8. Trục bộ chia điện.
9. Bộ điều chỉnh li tâm. 10. Đĩa cố định. 11. Đĩa di động.
12. Bộ điều chỉnh đánh lửa kiểu chân
làm tiếp điểm mở ra. Tiếp điểm mở hoàn toàn khi đỉnh của vấu cam tác động vào vấu
tỳ của cần tiếp điểm động. Qúa trình lặp đi lặp lại cho các vấu cam tiếp theo.
Hình 10.2. Cam chia điện tác động vào cặp tiếp điểm.
* Bộ phận chia điện cao áp gồm có:
- Con quay chia điện. - Nắp bộ chia điện.
- Than tiếp điện và lò xo đàn hồi.
- Con quay chia điện được lắp cách điện với trục và cố định trên trục. Thỏi than
tiếp điện được lắp cùng lò xo để đảm bảo tiếp xúc tốt giữa rôto (con quay) với dây cao
áp trung tâm. Nắp bộ chia điện được làm bằng vật liệu cách điện cao, trên nắp bố trí
các cặp đấu dây cao áp, số cọc bằng số xi lanh của động cơ. Một vấn đề được đặt ra là: số vấu cam cố định, cặp tiếp điểm đóng mở phụ thuộc vào tốc độ của bộ chia điện, hay
nói cách khác khi số vòng quay của động cơ tăng, thời gian đóng mở tiếp điểm giảm đi, thời gian thực hiện một chu trình đóng mở cũng rất ngắn, kéo theo thời gian để thực
hiện một quá trình cũng được rút ngắn vì vậy đòi hỏi thời gian đánh lửa của bugi cũng
phải sớm lên so với số vòng quay. Điều đó có nghĩa là tiếp điểm phải được mở sớm hơn .
Có hai cách để làm tiếp điểm mở sớm là:
+ Bố trí xoay cả cặp tiếp điểm ngược chiều trục cam.
+ Xoay cam bộ chia điện đi một góc cùng chiều với chiều quay của bộ chia diện.
Khi động cơ chạy ở chế độ cầm chừng, sự đánh lửa xảy ra ngay trước khi pít
tông lên đến ĐCT ở cuối kỳ nén. Ở các tốc độ cao hơn, sự đánh lửa phải xảy ra sớm hơn, nếu không piston sẽ vượt qua ĐCT và đi xuống ở kỳ cháy trước khi áp suất cháy đạt đến giá trị cực đại. Piston đi xuống trước sự tăng áp suất sẽ dẫn đến kỳ cháy không
1. Vấu cam.
2. Chốt.
3. Cần tiếp điểm động.
chuẩn (làm sai lệch quá trình cháy). Dẫn đến áp lực sinh ra tác dụng vào đỉnh piston không đúng thời điểm, do đó gây lãng phí nhiều năng lượng trong quá trình sinh công. Nhiều bộ chia điện (bộ phân phối) sử dụng hai bộ điều chỉnh đánh lửa sớm: bằng chân
không và bằng li tâm. Cơ cấu đánh lửa sớm bằng chân không điều chỉnh góc đánh lửa
sớm dựa vào tải của động cơ. Cơ cấu đánh lửa sớm bằng li tâm điều chỉnh góc đánh
lửa sớm nhờ lực quán tính của quả văng li tâm làm xoay trục bộ chia điện đi một góc khi số vòng quay của động cơ tăng.
3. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BỘ CHIA ĐIỆN.
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
- Trục đen cô bị kẹt, cong nguyên nhân do quá trình tháo lắp không đúng quy trình nên gây nên hoặc do quá trình làm việc bị khô dầu mỡ bôi trơn.
- Khớp nối trên trục bị mòn do làm việc với tốc độ cao và bị cọ xát.
- Nắp bộ chia điện bị nứt hay vỡ, nguyên nhân do quá trình tháo lắp không cẩn
thận để rơi hoặc do thiết bị khác đề lên...
- Vòng bi tựa của bộ chia điện bị mòn do sử dụng quá thời hạn quy định và thiếu sự bảo dưỡng đúng định kỳ làm khô dầu mỡ bôi trơn, hoặc do quá trình lắp ráp
không đúng kỹ thuật.
- Các cặp tiếp điểm của bộ chia điện bị mòn hoặc nứt, nguyên nhân do tiếp xúc
với con quay nhiều hoặc bụi bẩn bám vào làm cho tiếp điểm nhanh bị mòn. - Cặp tiếp điểm bị bẩn, cháy rỗ do làm việc lâu ngày, do tụ điện bị hỏng.
- Con quay chia điện bị nứt hay vở, nguyên nhân do tháo lắp không cẩn thận
làm hỏng. Đầu chổi quét bị cháy rỗ nguyên nhân do tiếp xúc nhiều nên tia lửa phát ra
làm cháy rỗ.
- Nắp chia điện, đầu chia điện bị nứt vỡ, rò điện, than dẫn điện bị mòn, lò xo yếu do làm việc lâu ngày.
- Bạc, trục bộ chia điện bị mòn làm cho cam cắt điện đóng mở tiếp điểm không
chính xác làm sai thời điểm đánh lửa.
- Màng đàn hồi của bộ điều chỉnh đánh lửa sớm bằng chân không bị rách, lò xo yếu gãy.
- Cam cắt điện và giá đỡ tiếp điểm động bị mòn và không đều. Do làm việc lâu
ngày, làm thay đổi khe hở của cặp tiếp điểm.
- Lò xo kéo quả văng của bộ tự động đánh lửa sớm ly tâm yếu gãy do làm việc
lâu ngày gây mổi.
- Tháo rời các chi tiết của bộ chia điện dùng xăng sạch lau rửa va tiến hành kiểm
tra bằng mắt thường để phát hiện những hư hỏng thông thường như: má vít bị cháy rỗ,
nắp chia điện và đầu chia điện bị nứt vỡ, các điện cực và tấm dẫn điện bị cháy vỡ,...
- Dùng lực kế để kiểm tra độ đàn hồi của thanh tiếp điểm động và lò xo. - Dùng panme để đo độ mòn của cam chia điện và trục chai điện.
- Kiểm tra độ cong của trục chai điện trên bàn máp, trên máy tiện, độ cong cho
phép là trong khoảng 0,03mm.
- Trục đen-cô: Nếu bị kẹt phải tháo để rửa sạch bằng xăng hoặc dầu điêzen. Khi tháo, dùng đột và búa tay tháo chống hãm trước. Sau đó tháo ống chặn các tấm đệm
rồi rút trục lên phía trên.
- Khớp nối trên trục: Nếu quá mòn thì phải hàn đắp và gia công lại. Yêu cầu các
quả văng của bộ đánh lửa sớm ly tâm không bị kẹt. Các lò xo không bị đứt hoặc tuột ra
khỏi vị trí bắt. Quả đào quá mòn phải tháo để thay thế. Khi lắp cần chú ý lắp đúng điểm đánh lửa của máy số 1. Vì vậy, trước khi tháo cần chú ý đánh dấu vị trí giữa quả đào và trục đen-cô. Sau đó tháo khoá hãm bằng kim chuyên dùng và rút quả đào lên theo chiều trục. Khi lắp quả đào mới phải xoay quả đào tương ứng với vị trí đã đánh
dấu của quả đào cũ rồi lắp vào. Sau đó lắp khoá hãm. - Vòng bi tựa: Rửa sạch mở cũ, tra mở mới.
- Các tiếp điểm: Quan sát bề mặt tiếp điểm nếu nứt vở hoặc quá mòn thì phải
thay. Nếu bẩn hoặc rỗ bề mặt thì dùng giấy nhám đặt trên bàn phẳng để đánh sạch vết
rỗ. Lần lượt làm từng tiếp điểm một, sau đó lắp thử để kiểm tra tình trạng tiếp xúc.
Yêu cầu diện tích tiếp xúc phải lớn hơn 70% bề mặt tiếp điểm. Nếu bị tiếp xúc lệch thì dùng kìm nắn cần tiếp điểm động. Đế nhựa ở cần tiếp điểm do trượt trên quả đào nên
thường xuyên bị mòn, kiểm tra nếu thấy quá mòn thì phải thay cả tiếp điểm.
- Nắp chia điện: Kiểm tra xem có hiện tượng bị nứt vỡ thì phải thay. Các cực bên nếu cháy rỗ thì đánh sạch bằng giấy nhám mịn, sau dó dùng xăng rửa lại. Cực than và lò xo yêu cầu không bị kẹt, độ đàn hồi của lò xo còn tốt. Nếu cực than quá mòn không nhô ra khỏi ổ đặt thì phải thay cực mới.
- Con quay chia điện: Nếu bị nứt, vở phải thay mới. Đầu chổi quét bị cháy rỗ thì phải dùng giấy nhám mịn đánh sạch.
- Tra mỡ bôi trơn vào nắp chứa mỡ cho trục đen-cô và bạc: Làm sạch mỡ cũ, cho
mỡ mới gần đầy rồi vặn nắp vào 4-5 vòng ren.
- Tra dầu bôi trơn vào tấm dạ để bôi trơn cho quả đào bằng dầu động cơ M-10B. Chỉ nhỏ vào 2-3 giọt tránh làm bẩn tiếp điểm.