2.1. Cấu tạo.
a. Sơ đồ cấu tạo của rơle khởi động.
b. Kết cấu chung của hệ thống
* Máy khởi động:Dùng để làm quay trục khuỷu khi cần phát động động cơ. nó là động cơ điện một chiều kích thích nối tiếp, do dòng điện của ắc quy cung cấp.
* Rơle:Có hai loại là Rơle kéo và Rơle đóng mạch.
Rơle kéo gồm có đĩa 3 được gắn trên trục 10 của lõi 8 và cách điện với trục, lõi 8 dịch chuyển trong ống 5. Tất cả được đặt trong vỏ 6. Lò xo 9 luôn luôn giữ cho lõi 8 ở
vị trí ngoài cùng, có nghĩa là để cho đĩa 3 không đóng được K1, K2. Trên ống 5 quấn
hai cuộn dây kéo và hút.
Hình 3.2. Rơ le kéo.
Rơ le Dóng mạch: Gồm có cặp tiếp điểm 12 và 13 luôn luôn mở khi không làm việc. Móc giữ 14 giữ tấm dung 15 ở vị tríkhe hở tiếp điểm tiêu chuẩn. Giá 16 để đặt lõi thép. Rơle đóng mạch có các cực. K,C,b. Rơle đóng mạch có nhiện vụ đóng cắt dòng
điên rơ le khởi động.
2.2. Nguyên tắc hoạt động.
Khi ấn nút BZ thì cuộn dây Rơle đóng mạch có điện. Dòng điện sẽ đi như sau:
(+) Ắc quy đến BZ đến cọc K của Rơle đóng mạch đến cuộn dây từ hoá 17. Do
có dòng điện qua cuộn dây Rơle tạo lên từ trường làm từ hoá lõi thép hút tiếp điểm 13 đóng lai lúc này cuộn dây kéo và giữ có điện. Chiều của dòng điện trong 2 cuộn như
sau:
+ Trong cuôn dây kéo: (-) Ăcquy đến mát đến chổi than nối mát của máy khởi động đến chổi than khác của máy khởi động rồi đến cuộn dây kích thích đến K1 đến K3 đến cuộn dây B đến K4 đến cục C của rơle đóng mạch.
+ Trong cuộn giữ: (-) Ăcquy đến mát đến cuộn giữ đến cọc K của Rơle kéo đến
cọc C của Rơle đóng mạch.
Từ đây cả hai mạch đi qua cặp tiếp điểm 12 và 13 đến tấm rung 15, giá 16, cực
của rơle đóng rồi đến cực dương của ắc quy. Do trong cuộn kéo và giữ có điện tạo ra
từ trường hút lõi thép về phía trái làm cần 11 tác dụng vào cơ cấu truyền lực để đưa
khối bánh răng máy khởi động đến ăn khớp với bánh đà.
Khi cặp bánh răng đã ăn khớp hoàn toàn thì đĩa 3 đóng K1 và K2. Khi khởi động xong, do tốc độ máy phát còn nhỏ, sức điện động của nó ngược chiều với sức điện động của ắc quy nên cường độ dòng điện trong cuộn dây rơ le đóng mạch bị khử ,
tiếp điểm 9 và 10 mở ra và dòng điện trong hai cuộn dây kéo và giữa cũng bị ngắt. Dưới tác dụng của lực lò so trên cần hai nhánh 11 và lò so 9, lõi thép trỏ về vị trí cũ
làm phân ly khối bánh răng, đĩa 3 tách K1 và K2, dòng điện vào máy khởi động bị
ngắt, máy khởi động thôi làm việc.
2.3. Hệ thống khởi động có rơ le bảo vệ.
a. Cấu tạo.
Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống khởi động có rơle bảo vệ.
1. Máy phát điện; 2. Rơle Pb-1 3. Rơle PC- 24; 4. Máy khởi động.
b. Nguyên lý làm việc.
Ở trạng thái bình thường tiếp điểm K1 đóng khi vặn khoá điện đến nấc thứ nhất
tức là nối đầu AM với K2 lúc đó đèn báo sẽ sáng do đó dòng điện đi qua đèn như sau:
(+) ắc quy AM K2 đèn Lk a Mát (-) ắc quy.
Để khởi động ta vặn khoá điện thêm nấc nữa là nối đầu AM với CT của khoá điện. Khi đó cuộn Wkđ của cuộn rơle PC – 24 có điện theo mạch:
(+) ắc quy AM CT K Wkđ K LK aK1(-)ắc quy. Rơle PC- 24 tác động, tiếp điểm của nó và điện ắc quy được dẫn từ điểm nối đầu
B tới đầu C (đầu nối chung của hai cuộn dây trong đó rơle gài khớp máy khởi động ) để thực hiện khởi động ô tô một dòng điện phân nhánh từ đầu K qua PC R Wf
tạo nên phản từ cân bằng với lực từ hoá ban đầu của cuộn Wc khi động cơ chưa làm
việc tự lập được.
Trong quá trình làm việc dòng điện xoay chiều do máy phát sinh ra. Một phần được chia đến bộ phận chỉnh lưu và tạo thành dòng điện một chiều trong cuộn Wc. Để
loại trừ khả năng tác động sớm của rơle Pb - 1 một lực từ hoá của cuộn Wc lúc này
được cân bằng bởi lực phản từ cuộn Wf. Động cơ chưa thể làm việc tự lập được thì hiệu lực từ hóa FWc – FWf 0 và tiếp điểm K1 vẫn đóng. Quá trình khởi động vẫn
tiếp tục.
- Khi động cơ đã thoát được khỏi điện áp máy phát tăng tới mức điện áp hiệu
dụng giữa hai pha của máy phát đạt được 910 V lực từ hoá cuộn dây đã lớn làm cho K1 mở mạch đèn bị cắt nên đèn tắt báo hiệu cho biết máy phát điện đã làm việc, đồng
thời mạch điện của rơle PC–24 cũng bị cắt tác động làm tắt máy khởi động. Sau đó
muốn khởi động cũng không được vì tiếp điểm K1 đã mở nên rơle PC–24 không được
- Rơle Pb-1 tác dụng chỉnh lưu dòng điện xoay chiều hai pha của máy phát cung
cấp cho cuộn dây từ hoá chính Wc điện trở R mắc nối tiếp với cuộn từ hoá phụ Wf để
hạn chế dòng điện trong cuộn Wf có lực từ hoá ngược chiều với Wc nhằm tạo chorơle đóng mở rứt khoát.
3. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA RƠ LE KHỞI ĐỘNG.
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
- Cặp tiếp điểm, đồng xu bị bẩn, cháy rộ nguyên nhân do sử dụng và làm việc
nhiều nên bụi bẩn bám vào. Dùng giấy nhám mịn đánh sạch, cặp tiếp điểm bẩn, cháy
rỗ làm rò tia lửa lớn, làm tăng điện trở trong mạch, dòng điện vào động cơ khởi động
giảm.
- Cuộn hút, cuộn giữ bị đứt, chạm mát thay rơ le mới hoặc cuốn lại.
- Kiểm tra độ thông mạch của chúng bằng đồng hồ ôm kế hoặc bóng đèn. - Cọc tiếp điện và đồng xu bị cháy dùng giấy nhám đánh sạch.
- Cách điện hỏng thay cách điện khác.
3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
* Kiểm tra khả năng hút của rơ-le gài (hình 3.5). - Tháo đầu dây ra khỏi cực C (cuối cuộn hút).
- Đấu cực ‘+’ ắc-quy và cực 50 (đầu 2 cuộn dây), cực’-‘ ắc quy đấu vào cọ C và ra vỏ (mát), khi đó bánh răng máy khởi động phải lao ra.
Nếu bánh răng máy khởi động không lao ra, phải kiểm tra sửa chữa, hàn thiếc
hoặc quấn lại hay thay thế cụm rơ le gài.
Hình 3.5. Kiểm tra khả năng hút của rơle gài.
Hình 3.6. Kiểm tra tác dụng cuộn giữ rơ le gài.
- Tháo đầu giây ‘+’ ra khỏi cọc C (đầu cuối cuộn hút). Kiểm tra chắc chắn rằng
khi đó bánh răng máy khởi động vẫn giữ nguyên vị trí đã lạo.
* Kiểm tra khả năng hồi vị của bánh răng máy khởi động (hình 3.7).
Hình 3.7. Kiểm tra khả năng hồi vị của bánh răng máy khởi động.
- Tháo đầu dây cực ‘-‘ ắc-quy ra khỏi rơle máy khởi động.
Kiểm tra chắc chắn rằng khi đó bánh răng máy khởi động phải hồi vị. Nếu bánh
răng máy khởi động không hồi vị. Phải kiểm tra lò xo hồi vị và thay thế.
4. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA RƠ LE KHỞI ĐỘNG. 4.1. Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa rơ le khởi động