Điều chế chất điện phân

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 67 - 69)

- Ắcquy sắt kền

c. Điều chế chất điện phân

A - xít để điều chế chất điện phân phải bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hàm

lượng các tạp chất trong A - xít không được quá các trị số ghi trong bảng sau:

Điều kiện kỹ thuật H2SO4 đậm đặc, mới Loại A H2SO4 đậm đặc, mới Loại B Chất điện phân mới Chất điện phân trong vận hành Nước cất pha chất điện phân

Dạng bên ngoài Trong suốt Trong suốt Trong

suốt Trong suốt Trong suốt Tỷ trọng ở 20 oC(g/cm3 ) 1,83-->1.833 1,83-->1.833 1,18 1,18-->1,21 Hàm lượng H2SO4 (%) 92-->94 92-->94 24,8 24,6-->28,4 Hàm lượng cặn bã không bay hơi. 0,03 0,05 0,05 0,01 Hàm lượng sắt (Fe). 0,006 0,012 0,004 0,008 0,0005 Hàm lượng A sen (As). 0,00005 0,0001 0,0001 Hàm lượng clo (Cl) 0,0005 0,0005 0,0005 0,00005 Hàm lượng Ni trát (NO3) 0,0005 0,0001 0,0001 0,0001 Hàm lượng Măng gan (Mn) 0,0005 0,0001 0,0001 0,00006

3. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ẮC QUY.

* Ắc quy tự phóng điện: Ắc quy tốt được nạp đầy nhưng để lâu ngày điện áp

giảm đó là hiện tượng tự phóng điện. Tốc độ phóng điện trong một ngày đêm từ 1-2V dung lượng cua ắc quy, đây là hiện tượng không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân :

- Do sự tác dụng lẫn nhau giữa các chất tạo nên tấm bản cực, trong tấm bản cực

có lẫn tạp chất. Tạp chất càng nhiều phản ứng cục bộ càng mạnh.

- Các tấm bản cực hoặc các tấm ngăn ắc quy bị nối tắt do cặn bẩn có trong dung

dịch hoặc trên mặt bình dung dịch điện phân tràn trên mặt bình. - Tấm ngăn mắt tác dụng cách điện.

- Nồng độ dung dịch trong ngăn không đều do H2SO4 lắng xuống dưới nên phía dưới ngăn có nồng độ lớn hơn phía trên. Trường hợp này cần sục rửa ắc quy rồi đổ

dung dịch mới vào và nạp điện cho đầy.

* Tấm bản cực bị sun phát hoá. Đây là hiện tượng sun phát chì PbSo4 kết tinh

màu trắng bám trên bề mặt các tấm cực dương và âm. Tinh thể này khó hoà tan trong dung dịch điện phân với chế độ nạp bình thường.

Nguyên nhân :

- Do phóng với dòng điện quá lớn hoặc phóng trong thời gian quá dài khi điện

áp quy định.

- Nhiệt độ dung dịch tăng quá cao, sun phát chì bám trên bề mặt tấm bản cực

nhiều, khi nhiệt độ giảm thấp một phần PbSO4 bảo hoà bám chắc vào bề mặt tấm bản

cực.

- Nồng độ dung dịch điện phân quá cao.

- Tấm bản cực không được ngâm kín trong dung dịch.

- Ắc quy tự phóng điện do nồng độ cục bộ.

- Các tấm cực bị nối tắt.

* Các tấm cực dương và âm nối nhau (nối tắt). Nguyên nhân do bột chì và các tạp chất, cặn bẩn rơi nhiều xuống đáy bình làm nối tắt giữa các tấm bản cực với nhau.

Tấm cách bị thủng, mục nát mất tính cách điện.

Tác hại làm cho điện áp và dung lượng của ắc quy giảm không khởi động được động cơ. Khi nạp điện áp tăng chậm nhưng thôi nạp điện áp giảm nhanh, sủi bọt nhiều

khi bắt đầu nạp.

* Các tấm cực bị cong vênh, chai cứng. Nguyên nhân tấm cực bị ngắn mạch

làm cho một phần chất hoạt tính nở ra, nạp với dòng điện ngược chiều, khe hở giữa hai

tấm bản cực quá lớn, phóng điện với dòng điện quá lớn trong thời gian dài. Làm cho các tấm bản kẽm bị nén chặt dễ bị thủng rách gây hiện tượng ngắn mạch, điện áp ắc

quy giảm nhanh, dung lượng ắc quy giảm, các bản cực bị chai cứng, các cọc bắt dây bị

ô xy hoá làm tăng điện trở, gây sụt áp và dung lượng ắc quy giảm.

* Vỏ bình bị vở, rạn nứt do va chạm hoặc do khi nạp điện lỗ thông khí của bình bị tắc (không mở).

3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.

a. Kiểm tra.

* Kiểm tra điện áp ắc quy. Dùng điện kế để kiểm tra từng ngăn một, thời gian đo không quá 5 giây nếu Vôn kế chỉ 1,75V là ngăn đó bị hỏng, yêu cầu điện áp giữa

các ngăn chênh lệch nhau không quá 0,1V.

* Kiểm tra tỉ trọng dung dịch điện phân bằng tỉ trọng kế. Khi đo phải để điện kế

nối thẳng đứng và mắt phải nhìn thật ngang với mức dung dịch điện phân.

* Kiểm trấcc vách ngăn. Dùng hai que thử điện cắm vào hai ngăn ắc quy, hai

que thử nối vào một bóng đèn và một nguồn điện một chiều nếu đèn sáng chứng tỏ

vách ngăn giữa hai que thử điện thủng.

* Kiểm tra vỏ bình. Đặt ắc quy vào chậu dựng dung dịch đặt một que thử vào trong chậu đựng dung dịch, que thứ hai cho vào từng ngăn ắc quy, nếu đèn sáng là vỏ

bị nứt.

b. Sửa chữa.

* Ắc quy tự phóng điện. Cần sục rửa bằng nước cất cứ 3 giờ một lần cho thật

sạch, sau đó đổ dung dịch mới vào có nồng độ thích hợp và nạp điện cho ắc quy đúng

điện áp và dòng điện nạp đúng định mức, nếu ắc quy không sử dụng thì mỗi tháng phải

nạp bổ sung một lần.

* Tấm bản cực bị sun phát hoá nếu sun phát hoá nhẹ thay nước cất mói và nạp

theo chế độ 3A, khi nặp nhiệt độ không được vượt quá 400C. Khi dung dịch sủi nhiều

bọt thì giảm dòng điện xuống một phần ba hoặc một nửa dòng định mức.

Khi dung dịch sôi mà dòng điện tăng lên 3A và ổn định trong 3-4 giờ là hiện

tượng sun phát hoá đã được khử. Nhanh chóng thay dung dịch mới có tỉ trọng phù hợp

và vẫn dùng dòng điện nhỏ để nạp cho đủ điện rồi tiến hành phóng, nạp vài lần.

Nếu sun phát hoá nặng mà tấm bản cực vẫn được ngâm trong dung dịch thì rút tấm bản cực ra rồi dùng bàn chải sắt hoặc cưa sắt cạo từ từ lớp sun phát hoá và thay thế tấm khác rồi thực hiện khử sun phát hoá như trên.

* Tấm cực bị cong vênh. Kẹp tấm bản cực vào tấm gỗ rồi dùng êtô ép từ từ để

nắn hoặc đặt lên ghế gỗ phẳng rồi dùng vật nặng để nắn.

* Các cọc đấu dây bị ôxi hoá thì cạo sạch và tẩy rửa lớp ôxít hoá bằng amôniắc.

*Vỏ bình bị nứt, thủng nhỏ thì khoan chặn hai đầu đục rãnh chữ V dọc vết nứt

và thay vào lắp thêm lớp vai để tăng bền sau đó hàn lại

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)