Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 141 - 145)

- Ắcquy sắt kền

2. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ ĐÁNH LỬA SỚM BẰNG

4.1. Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu

Tháo bộ điều chgỉnh góc đánh lửa sớm kiều chân không trước hết ra tháo bộ

chia điện ra khỏi xe, làm vệ sinh sạch sẽ bên ngoài và nhận biết vị trí lắp đặt của các

chi tiết của nó để tránh lắp nhầm lẫn và tháo được thực hiện dễ giàng hơn. - Tháo đầu nối ống tuy ô nối với bộ chế hòa khí ra khỏi vị trí lắp ghép.

- Tháo hai vấu giữ nắp bộ chia điện ra khỏi vầch lấy nắp bộ chia điện ra ngoài. - Dùng tuốc nơ vít vặn hai vít bắt bộ điều chỉnh chân không ra khỏi bộ chia điện.

- Tháo vít hoặc trục chốt thanh kéo ra khỏi vị trí liên kết với mâm tiếp điểm sau đó rút bộ điều chỉnh góc dánh lửa sớm bằng chân không ra khỏi bộ chai điện.

- Tháo màng ra khỏi vị trí lắp đặt, sau đó tiến hành tháo lò xo màng, vòng đệm điều chỉnh và đệm làm kín.

- Tháo mâm tiếp điểm ra khỏi thân của bộ chia điện dùng tuốc nơ vít vặt các vít

bắt mâm tiếp điểm với bộ chia điện và đưa mâm ra ngoài.

Sau khi tháo các chi tiết của bộ tự động diều chỉnh góc dánh lửa sớm bằng chân

không ra ngoài ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ và thổi sạch sau đó lau khô để kiểm tra.

- Đối với mâm tiếp điểm ta dùng giấy nhám mịn đánh sạch các han rỉ và lau một lớp mở mỏng lên mâm để bảm không bị han gỉ và bị kẹt trong quá trình làm việc,

- Đối với thanh kéo ta quan sát nếu bị cong thì nắn lại cho đạt theo yêu cầu và cũng dùng mở bôi vào để chống gan rỉ cho thanh kéo.

- Lò xo kiểm tra bằng mắt thường nếu bị han gỉ thì xử lý sau đó lau chùi sạch

sẽ, nếu lò xo yếu quá thì nên thay mới hoặc chèn thêm vòng đệm vào để đảm bảo độ đàn hồi.

- Màng cao su dùng nước để rửa sạch, không được dùng xăng để rửa. Kiểm tra

màng xem có bị hư hỏng không nếu màng bị rach thủng thì phải vá lại để đảm bảo dộ

kín tốt nhất là màng bị thủng rach hay giản quá thì nên thay thế màng mới.

- Bầu chân không phải được lau chùi sạch sẽ rồi kiểm tra xem có bị rạn nứt hay thủng ta có thể kiểm tra bằng mắt thường. Nếu bị nạn nứt hay thủng thì phải khắc phục

bằng cách hàn đắp một lớp nhôm lên vị trí đó sau đó gia công lại. Đối với bầu chân

không thì rát ít xẩy ra hư hỏng nếu tháo lắp cẩn thận và đúng quy trình.

- Đối với ống nối (tuyô) cần kiểm tra xem có bị rạn hay thủng không, ta có thể kiểm

tra vết nứt thủng lớn bằng mắt thường, còn vết nứt thủng nhỏ không thể kiểm tra được

thì phải dùng đến không khí nén thổi vào để kiểm tra. Nếu bị thủng thì hàn đắp vào vị

trí thủng hay nứt đó.

- Các vòng đệm điều chỉnh và đệm làm kín nếu bị mòn hay rách quá thì nên thay thế cái mới.

- Các vít bắt bộ điều chỉnh vào thân bộ chia điện nếu bị chờn ren hay mũ ốc thì nên thay thế vít mới.

- Trục nối thanh kéo với màng tiếp điểm nếu bị cong thì nắn lại, nếu bị mòn quá thì phải thay thế chốt mới để đảm bảo độ gắn kết giữa thanh kéo với màng tiếp điểm.

4.2. Bảo dưỡng:

+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Thanh kéo, lò xo, màng cao su, bầu chân không và

Để tiến hành bảo dưỡng các chi tiết của bộ điều chỉnh góc đánh lửa chân không

người thợ cần chuẩn bị các thiết bị đầy đủ như tuốc nơ vít, kìm mỏ nhọn, giấy nhám

loại min, xăng và giẻ lau sạch.

Đối với công việc trong bảo dưỡng bộ điều chỉnh góc đánh lửa chân không thì công việc không phức tạp mà đòi hỏi phải cẩn thận trong thao tác là được, mặt khác

các chi tiết trong bộ phận này cũng ít dễ giàng tháo lắp cũng như sửa chữa.

Để kiểm tra các chi tiết trong bộ điều chỉnh chân không thì chúng ta chỉ cần

quan sát bằng mắt thường cúng phát hiện được những hư hỏng của nó như: Màng bị

thủng hay bị rách, thanh kéo bị cong hay trật ra khỏi trục chốt, lò xo bị gãy hay bị yếu, ống nối không kín hay bị thủng và bầu chân không bi móm hay bị vỡ.

+ Lắp các chi tiết.

Quy trình lắp ngược lại với quy trinhg tháo. Nhưng cần chú ý một số vấn đề

sau:

- Khi lắp màng cao su vào phải hết sức cẩn thận không nên dùng lực mạnh làm màng bị thủng hay rách.

- Lắp bầu chân không vào chú ý phải lắp đều nhau và trùng với rãnh vì bầu

chân không có dạng hình tròn. Ở một số động cơ hai nửa được vặn chặt với nhau bằng

các vít nhưng cũng có một số hai nửa được ốp chặt với nhau bởi một tấm kim loại phủ

bên ngoài.

- Các tấm đệm làm kín và vòng đệm điều chỉnh phải vừa đủ không nên dùng

đệm quá dày.

- Đầu nối ống tuy ô khi siết vào phải vặn từ từ tránh làm lệch ren và lệch ống

tuy ô với ổ đặt,

- Khi lắp mâm tiếp điểm vao thân bộ chia điện nên quan sát và lắp đúng vị trí để tránh nhầm lẫn.

- Khi lắp bộ tự động điều chỉnh chân không vào thân bộ chia điện trước hết phải đặt thanh kéo vào trục chốt thanh kéo rồi mới siết các vít vào.

4.3. Sửa chữa:

+ Tháo và kiểm tra chi tiết: bầu chân không và ống nối.

- Tháo ống nối ta dùng clê có kích thước phù hợp để tháo (chú ý khi tháo phải

cẩn thận nếu không sẽ làm gãy ống tuy ô hay chờn ren) vì đây là một chi tiết có kích

thước nhỏ. Kiểm tra ống nối ta chỉ cần quan sát bằng mắt thường nếu bị chờn ren thì thay thế.

- Bầu chân không chú ý khi tháo không được dùng lực mạnh vì bầu chân không

nhưng lại đòi hỏi độ chính xác tương đối cao vì nó phải đảm bảo độ kín. Khi tháo ra

nếu bầu chân không bị móm thì phải gò lại, nếu bị thủng thì phải hàn đắp lên chổ

thủng.

+ Sửa chữa: ống nối, thanh kéo.

- Đối với ống nối nếu bị cong vênh thì nắn lại, nếu bị thủng thì phải hàn đắp lên chổ thủng, ống nối thường được làm bằng nhôm nên dễ bị thủng và món hay cong. nếu ống nối bị thủng nhiều thì nên thay thế ống mới để đảm bảo độ kín khít.

- Thanh kéo đây là chi tiết nối giữa bộ điều chỉnh chân không với vàng nên phải

có độ chắc chắn, sự liên kết giữa thanh kéo với trục chốt thanh kéo phải chắc chắn

không được để lỏng. Nếu thanh kéo bị cong vênh thì phải nắn lại nếu bị gãy thì phải hàn nối lại nhưng phải đảm bảo kích thước chiều dài như ban đầu.

+ Lắp bầu chân không và ống nối.

Khi lắp bầu chân không và ống nối ta cần phải lắp đúng vị trí vì đây là hai chi tiết đòi hỏi độ kín khít tương đối chính xác nếu không sẽ bị hở không khí làm ảnh

hưởng đến chất lượng của bộ điều chỉnh góc đánh lửa bằng chân không.

Bài 14. BẢO DƯỠNG BÔ BIN CAO ÁP

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bô bin cao áp.

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bô bin cao áp.

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được bô bin cao áp đúng yêu cầu kỹ thuật.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)