BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY KHỞI ĐỘNG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 47 - 50)

4.1. Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động.

a.Quy trình tháo.

Bước 1 : Tháo ê-cu bắt dây nối giữa rơ le gài và máy đề (dùng choòng). Bước 2 : Tháo rơ le gài ra khỏi máy đề (dùng tuốc nơ vít 4 chấu).

Bước 3 : Tháo nắp che bụi chổi than phía sau (dùng tuốc nơ vít 4 chấu).

Bước 4 : Tháo chổi than dùng tuốc nơ vít 4 chấu tháo 4 vít, sau đó dùng móc thép móc lò xo và rút chổi than ra.

Bước 5 : Tháo tách nắp và thân Stato 9 dùng tuýp tháo bulông liên kết, sau dó

rút nắp sau và Stato.

Bước 6 : Tháo chốt càng gạt (vít lệch tâm dùng điều chỉnh): dùng cờ lê và tuốc

nơ vít dẹt để hãm và tháo êcu, xong lựa lấy càng gạt và nắp sau.

Bước 7 : Tháo cum bánh răng tiết hợp một chiều và nắp giữa dùng búa và tuốc

nơ vít có đuôi sắt gõ chặn bánh răng về phía sau, xong dùng thanh banh kẹp tháo móng

hãm ra khỏi trục.

b. Quy trình lắp.

* Lắp các chi tiết của rơ-le gài. Bước 1 : Lắp tiếp điểm đông xu.

Cho vòng đệm sắt vào ty đẩy, tiếp lò xo, đệm sắt, đệm cách điện phía trực và mặt

bên, tiếp điểm đồng xu,đệm cách điện, đệm sắt xong ấn xuống và lắp móng hãm, tiếp

lò xo.

Chú ý : Yêu cầu móng hãm phải đảm bảo khoá chắc chắn và tiếp điẻm đồng xu

không chạm mát.

Chú ý : Yêu cầu hai cọc tiếp điểm chính phải đồng phẳng.

- Cho cọc tiếp điểm vào đầu cuối cuộn hút.

- Lựa các cọc đầu dây vào lỗ cho đúng vị trí, sau đó gá ê-cu và siết chặt.

* Lắp các chi tiết động cơđiện 1 chiều và cơ cấu truyền động.

Trước khi lắp động cơ điện một chiều và cơ cấu truyền động phải cho mở vào các ổ bạc và rãnh then hoa của trục.

Bước 3. Lắp nắp giữa và cụm bánh răng - tiết hợp 1 chiều vào trục.

Chú ý : chiều dài ổ đỡ của nắp quay vào trong. Bước 4. Lắp vòng chặn và móng hãm.

- Cho mặt côn bên trong vòng chặn hướng về phía trước, để thẳng đứng trục,

dùng tuýp khẩu 12 gõ nhẹ móng hãm vào trục.

Chú ý : Móng hãm phải đảm bảo nằm chắc chắn trong rãnh của trục.

- Đệm vào trục, dùng kìm chết bóp chặt vào trục để làm điểm tựa, sau đó dùng cơ-lê 14 tỳ vòng chặn ôm lấy móng hãm.

Bước 5 : Lắp nắp trước và càng gạt.

- Cho một long đèn đầu trục.

- Cho 2 chốt càng gạt vào rãnh khâu tỳ.

Chú ý : Chiều của càng gạt.

- Lựa càng gạt vào vị trí và xuyên chốt, dùng cờlê 10 và tuốc nơ vít siết chặt

êcu.

Bước 6 : Lắp rô-to vào stato (chú ý chiều vị trí ắc-gô), sau đó cho long đèn hạn

chế dịc dọc vào đầu trục phía sau.

Bước 7 : Lắp nắp sau (chú ý chiếu ắc gô), sau đó xuyên 2 bu-lông và siết chặt

bằng tuýp.

Bước 8 : Lắp chổi than.

- Dùng móc thép móc lò xo và chổi than vào.

Chú ý : Chiều quay cổ góp khi máy đề làm việc và chiều mòn của chổi than để đảm bảo tiếp xúc tốt với cổ góp khi rô-to quay.

Gá vít dùng tuốc nơ vít siết chặt các đầu dây chổi than.

Bước 9 : Lắp nắp chắn bụi chổi than.

- Cho gioăng chắn nước lắp nắp chắn bụi gá vít và siết chặt.

4.2. Bảo dưỡng:

+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu điều khiển, rô to, stato và cơ cấu khởi động. - Tiến hành tháo máy khởi động ra từng chi tiết sau đó làm vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra từng chi tiết một. Cách thức kiểm tra đã thực hiện tương tự như đã nêu ở

(phần 3) của bài.

4.3. Sửa chữa:

+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu điều khiển, rô to, stato và cơ cấu khởi động. + Sửa chữa: Lỗ lắp bạc, trục rôto, cổ góp, đĩa đồng, các đầu cực và các cần dẫn

động.

+ Lắp và điều chỉnh: Khe hởđầu trục với bánh răng khởi động. Phương pháp làm tương tự như phần trên (mục 3) của bài.

Sau khi sửa chữa lắp ghép và điều chỉnh cần khảo nghiệm máy khởi động để

xác định tình trạng kỹ thuật của nó.

- Yêu cầu máy phải quay đều đặn không có tiéng kêu va đập cơ khí.

- Dòng điện lớn, momen xoắn hoặc số vòng quay nhỏ, điện áp ắc quy thấp hoặc

rô to quá chặt hoặc do ngắn mạch giữ rôto và cuộn kích thích.

- Dòng điện mômen xoắn hoặc số vòng quay nhỏ điện áp ắc quy cao hơn mạch điện đấu không tốt.

- Dòng điện, momen xoắn, điện áp ắc quy đều thấp do ắc quy bị hỏng.

- Khi thử nghiệm lực xoắn mà rôto vẫn quay thì khớp nới bị trượt.

- Nếu không có điều kiện thử nghiệm thì cho máy khởi động, chạy không tải rồi

so sánh với máy khởi động còn tốt.

Bài 3. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA RƠLE KHỞI ĐỘNG

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của rơ le khởi động.

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của rơ le khởi động.

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được rơ le khởi động ô

tô đúng yêu cầu kỹ thuật.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)