BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA RƠLE KHỞI ĐỘNG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 55 - 58)

a. Quy trình tháo.

Bước 1 : Tháo nắp cọc tiếp điểm.

- Dùng chòong tháo ê-cu bắt cọc tiếp điểm.

- Dùng tuốc nơ vít tháo 3 vít liên kết nắp với thân rơ le, sau đó ấn 2 cọc vào

đồng thời rút nắp ra.

Chú ý : Cẩn thận khỏi đứt các đầu dây bên trong. Bước 2 : Tháo tiếp điểm đồng xu.

- Dùng kìm bóp vào đầu móng cho tạo khe hở bụng, sau đó dùng banh kẹp nậy

móng hãm lên.

Chú ý : - Nhớ vị trí các vòng đệm cách điện và đệm sắt cho khi lắp.

- Cách chi tiết nhỏ cần để gọn chỗ riêng và bảo dưỡng xong rồi lắp luôn.

b. Quy trình lắp :

Bước 1 : Lắp tiếp điểm đông xu.

Cho vòng đệm sắt vào ty đẩy, tiếp lò xo, đệm sắt, đệm cách điện phía trực và mặt

bên, tiếp điểm đồng xu, đệm cách điện, đệm sắt xong ấn xuống và lắp móng hãm, tiếp

lò xo.

Chú ý : Yêu cầu móng hãm phải đảm bảo khoá chắc chắn và tiếp điẻm đồng xu

không chạm mát.

Bước 2 : Lắp nắp cọc tiếp điểm.

Chú ý : Yêu cầu hai cọc tiếp điểm chính phải đồng phẳng.

- Cho cọc tiếp điểm vào đầu cuối cuộn hút.

- Lựa các cọc đầu dây vào lỗ cho đúng vị trí, sau đó gá ê-cu và siết chặt.

4.2. Bảo dưỡng:

+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Các cuộn dây, điện trở, khung từ và tiếp điểm. - Để bảo dưỡng ta tiến hành tháo tiến hành tháo rơle khởi động ra (quy trình tháo được thực hiện như bảng quy trình đã lập ở phần trên (mục 4.1) dùng bàn chải

lông có kích thước nhỏ để lau chùi sạch sẽ rơle khởi động.

- Khi tháo cần phải chú ý cẩn thận không được để làm đứt các đầu dây của cuộn

dây cũng như làm chấy xước. Để kiểm tra cuộn dây ta tiến hành dùng đồng hồ vạn

năng để đo và kiểm tra xem cuộn dây còn tốt hay không, dùng mắt quan sát lớp bọc

cách điện của cuộn dây có bị rạn nứt hay tróc xước để có biện pháp sửa chữa.

- Khi tháo điện trở ta chú ý quan sát chiều của điện trở để khi lắp ráp không bị

nhầm lẫn. Kiểm tra điện trở ta dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra nếu điện trở bị hỏng

thì phải thay thế.

- Khung từ và tiếp điểm là các chi tiết là chi tiết đòi hỏi phải sạch sẽ nên khi tháo ra cần chú ý không được để bị chầy xước và bị các vật dụng đè lên làm hư hỏng đặc biệt là các tiếp điểm đòi hỏi phải có độ phẳng tương đối.

Khi lắp rơle khởi động ra cần chú ý phải hết sức cẩn thận vì tiếp điểm của rơle có tiết diện nhỏ và đòi hỏi phải có độ chính xác tương đối cao không bị rộ hay cháy

xém. Khe hở tiếp điểm phải được điều chỉnh theo đúng quy định của từng loại rơle (để điều chỉnh đúng khe hở của rơle ta nên dùng căn lá có chiều dày thích hợp để kiểm

tra).

4.3. Sửa chữa:

+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Các cuộn dây, điện trở, khung từ và tiếp điểm.

Đối với rơle khởi động đây là chi tiết có kích thước nhỏ và ít bị hư hỏng nó có

các chi tiết như cuộn dây, điện trở và khung từ là những chi tiết nếu bị hỏng thì hầu

như là phải thay thế không sửa chữa. Riêng tiếp điểm thì chúng ta sửa chữa được bằng

cách dùng giấy nhám mịn đánh bóng sạch tiếp điểm nếu bị cháy hay rộ còn bị cong

vênh thì nắn lại là được. Đối với tiếp điểm chúng ta kiểm tra bằng mắt thường là chủ

yếu. Cuộn dây, điện trở hay khung từ thì kiểm tra bằng đồng hồ đo vạn năng. + Sửa chữa: Khung từ và tiếp điểm.

Bài 4. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ẮC QUY

Mục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của ắc quy .

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của ắc quy .

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được ắc quy đúng yêu cầu kỹ thuật.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)