BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ CHIA ĐIỆN

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 122 - 127)

- Ắcquy sắt kền

4. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ CHIA ĐIỆN

TT Tên thiết bị, dụng cụ Cho giáo viên Cho học sinh

I Thiết bị.

1 Đen-cô có tiếp điểm. 1 cái 4 cái 2 Đen-cô không có tiếp điểm 1 cái 2 cái 3 Dụng cụ kiểm tra sự làm việc của đen-cô. 1 cái 2 cái 4 Ắc-quy 12V. 1 bình 1 bình

II Dụng cụ.

1 Tuốc-nơ-vít. 1 cái 5 cái

2 Kìm điện 1 cái 4 cái

3 Cờ-lê 10-12. 1 cái 4 cái 4 Kim chuyên dùng tháo quả đào. 1 cái 1 cái

5 Căn lá. 1 bộ 1 bộ

6 Đột và búa 1 bộ 1 bộ

III Vật liệu.

1 Giấy nhám mịn P-1000. 1 tờ 1 tờ

2 Dầu bôi trơn M-10B. 0,5 lít 0,5 lít 3 Mỡ bôi trơn YC-2. 0,2 Kg 0,2 Kg

a. Trình tự tháo.

- Tháo nắp bộ chia diện: Đặt đen-cô thẳng đứng và giữ bằng tay trái. Ngón cái của tay phải lần lượt bật các tai hãm. Sau đó lấy nắp bộ chia điện ra.

- Tháo con quay: Đặt và giữ đen-cô như trên, dùng tay trái rút con quay theo

chiều trục (lên phía trên) để lấy ra.

- Tháo bộ tự động đánh lửa chân không: Đặt đen-cô nằm trên bàn cho bộ đánh

lửa chân không quay lên trên và tháo hai vít bắt. Đồng thời lấy được tụ điện. Sau đó đặt đen-cô thẳng đứng để tháo vít bắt cần kéo màng chân không.

- Tháo cực bắt dây dẫn điện: Dùng cờ-lê 10-12 để nối ê-cu. Lực tác động vừa

phải để tránh vỡ nhựa cách điện.

- Tháo đĩa cố định: Đặt đen-cô thẳng đứng, dùng tuốc-nơ-vít tháo hai vít bắt đĩa

cố định. Sau khi tháo, lấy đĩa cố định, đĩa động, dây nối mát và các tấm hãm. - Tháo dây dẫn: Dùng tuốc-nơ-vít tháo vít bắt dây và lò xo lá với giá.

- Tháo tiếp điểm động: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp cần tiếp điểm động và lò xo lá để tách tiếp điểm ra khỏi trụ xoay của nó.

b. Lắp và kiểm tra.

- Trình tự lắp: Thực hiện ngược lại với trình tự tháo.

- Khi lắp đĩa động vào đĩa tính phải đặt chốt hạn chế ở đĩa động vào rãnh cắt kích thước nhỏ nhất ở đĩa tĩnh.

- Khi lắp các vít bắt đĩa tĩnh với thân đen-cô, tấm đệm chặn phải xoay đầu có vấu

tỳ vào áo vòng bi tựa và bắt một đầu dây nối mát vào một trong hai vít.

- Khi lắp bộ đánh lửa sớm chân không, phải lắp đầu kia của dây nối mát vào vít liên kết giữa địa động và cần kéo nâng màng chân không. Với đen-cô của hệ thống

dánh lửa thường phải lắp tụ điện vào vít bắt bộ chân không với thân đen-cô.

Chú ý: Các dầu dây dẫn điện vào tiếp điểm động phải không để chạm mát. Sau

khi lắp trục đen-cô phải quay nhẹ nhàng.

c. Bảo dưỡng và sa cha bchia điện.

Tiến hành tháo và làm vệ sinh các chi tiết của bộ chia điện. Sử dụng giẻ sach để

lau và giấy nhám mịn để cọ các tiếp điểm sau đó dùng khí nén thổi sạch và kiểm tra.

- Trục đen-cô: Nếu bị kẹt phải tháo để rửa sạch bằng xăng hoặc dầu điêzen. Khi

tháo, dùng đột và búa tay tháo chống hãm trước. Sau đó tháo ống chặn các tấm đệm

rồi rút trục lên phía trên.

- Khớp nối trên trục: Nếu quá mòn thì phải hàn đắp và gia công lại. Yêu cầu các

quả văng của bộ đánh lửa sớm ly tâm không bị kẹt. Các lò xo không bị đứt hoặc tuột ra

khỏi vị trí bắt. Quả đào quá mòn phải tháo để thay thế. Khi lắp cần chú ý lắp đúng điểm đánh lửa của máy số 1. Vì vậy, trược khi tháo cần chú ý đánh dấu vị trí giữa quả đào và trục đen-cô. Sau đó tháo khoá hãm bằng kim chuyên dùng và rút quả đào lên theo chiều trục. Khi lắp quả đào mới phải xoay quả đào tương ứng với vị trí đã đánh

dấu của quả đào cũ rồi lắp vào,sau đó lắp khoá hãm. - Vòng bi tựa: Rửa sạch mở cũ, tra mở mới.

- Các tiếp điểm: Quan sát bề mặt tiếp điểm nếu nứ vở hoặc quá mòn thì phải thay.

Nếu bẩn hoặc rỗ bề mặt thì dùng giấy nhám đặt trên bàn phẳng để đánh sạch vết rỗ.

Lần lượt làm từng tiếp điểm một, sau đó lắp thử để kiểm tra tình trạng tiếp xúc. Yêu cầu diện tích tiếp xúc phải lớn hơn 70% bề mặt tiếp điểm. Nếu bị tiếp xúc lệch thì dùng kìm nắn cần tiếp điểm động. Đế nhựa ở cần tiếp điểm do trượt trên quả đào nên

thường xuyên bị mòn, kiểm tra nếu thấy quá mòn thì phải thay cả tiếp điểm.

- Nắp chia điện: Kiểm tra xem có hiện tượng bị nứt vỡ thì phải thay. Các cực bên nếu cháy rỗ thì đánh sạch bằng giấy nhám mịn, sau dó dùng xăng rửa lại. Cực than và lò xo yêu cầu không bị kẹt, độ đàn hồi của lò xo còn tốt. Nếu cực than quá mòn không nhô ra khỏi ổ đặt thì phải thay cực mới.

- Con quay chia điện: Nếu bị nứt, vở phải thay mới. Đầu chổi quét bị cháy rỗ thì phải dùng giấy nhám mịn đánh sạch.

- Tra mỡ bôi trơn vào nắp chứa mỡ cho trục đen-cô và bạc: Làm sạch mỡ cũ, cho

mỡ mới gần đầy rồi vặn nắp vào 4 -5 vòng ren.

- Tra dầu bôi trơn vào tấm dạ để bôi trơn cho quả đào bằng dầu động cơ M-10B. Chỉ nhỏ vào 2-3 giọt tránh làm bẩn tiếp điểm.

4.2. Bảo dưỡng.

+ Tháo và kiểm tra chi tiết: làm sạch các chi tiết, vô mỡ trục, bạc.

Trước khi tháo bộ chia điện phải kiểm tra xem xét bên ngoài và nhận biết các vị

trí lắp ghépđể trành nhầm lẫn khi tiến hành lắp.

Tháo bộ chia điện ta tiến hành theo các bước như ở quy trình tháo lắp ở phần

trên (4.1. Quy trình tháo lắp).

Sau khi tháo các chi tiết của bộ chia điện ra tiến hành làm vệ sinh sạch sẽ các

chi tiết bằng cách dùng xăng rửa sạch các chi tiết được làm bằng kim loại sau đó lau khô tiếp theo dùng giấy nhám loại mịn để đánh sạch.

Vô mỡ trục và bạc cho bộ chia điện ta cho vào một lượng mỡ phù hợp với

khoang chứa mỡ và ở trục của bộ chia điện, chú ý không nên cho lượng mỡ dày lên trục của bộ chia điện mà chỉ cho một lượng mỏng bội lên trục cũng nhưở bạc.

+ Lắp và điều chỉnh cân lửa.

Lắp bộ chia điện lên động cơ ta phải siết chặt các bulông và phải lắp đúng vị trí đã đánh dấu trước khi lắp để đảm bảo cung cấp tia lửa cung cấp tới các bugi đúng thời điểm, nếu lắp và đặt lửa không đúng tầm thì động cơ sẽ không làm việc hoặc làm việc

mà công suất không đủ.

4.3. Sửa chữa:

+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Thân, vỏ, trục, cam cắt điện, mâm lửa, tiếp điểm. - Tháo bộ chia điện ta tiến hành tháo theo đúng quy trình.

- Kiểm tra dùng mắt thường ta có thể kiểm tra được các chi tiết như thân, vỏ,

trục, cam cắt điện, mâm lửa và tiếp điểm. Nếu các chi tiết có hiện tượng hư hỏng thì phải sửa chữa hoặc thay thế mới. Đối với vỏ nếu bị nứt thì phải hàn lại hoặc thay mới.

Đối với trục nếu bị cong vênh thì phải nắn lại và tra dầu mở vào, khe hở giửa trục và bạc lót lớn hơn 0,07mm thì phải thay bạc mới. Trục của bộ chia điện nếu lớn hơn 0,03mm thì phải nắn lại. Cam cắt điện (con quay chia điện) nếu bị cháy rộ thì phải

dùng giấy nhám mịn đánh sạch nếu bị cong thì nắn lại ccòn nếu bị nứt hoặc vỡ thì nên thay mới. Các tiếp điểm phải được vệ sinh sạch sẽ để tăng diện tích tiếp xúc đảm bảo

dẫn được điện được tốt và dứt khoát không để phát ra tia lửa làm ảnh hưởng đến các

chi tiết xung quanh.

+ Sửa chữa: Vỏ, trục, tiếp điểm.

- Vỏ của bộ chia điện phần được làm bằng kim loại nếu bị han rỉ nhẹ thì dùng giáy nhám mịn đánh sạch, nếu bị nặng thì phải tháo ra hàn đắp rồi gia công lại nếu bị

hỏng nặng thì thay thế. Còn phần nắp thường làm bằng nhựa nên dễ vị vỡ nếu ta đánh rơi. Nếu phần nắp bị sứt hoặc vỡ thì phải thay thế nắp mới hoặc dùng keo để gắn lại

nếu vở không lớn nhưng dùng keo để gắn thì chất lượng không đảm bảo dễ gây ra sự

cố trong quá trình làm việc.

- Trục bị kẹt thì tháo ra tìm hiểu nguyên nhân nếu bị cong vênh thì nắn lại, nếu

bị han rỉ thì rửa sạch bằng dầu hoặc xăng rồi tra dầu mở vào.

- Các tiếp điểm nếu bị cháy rộ thì dùng giấy nhám đánh sạch, nếu bị cong lệch

thì nắn lại, nếu bị mòn quá giới hạn hay thấp hơn 0,5mm thì phải thay mới tiếp điểm.

+ Lắp và điều chỉnh cân lửa.

Lắp bộ chia điện lên động cơ ta phải siết chặt các bulông và phải lắp đúng vị trí đã đánh dấu trước khi lắp để đảm bảo cung cấp tia lửa cung cấp tới các bugi đúng thời điểm, nếu lắp và đặt lửa không đúng tầm thì động cơ sẽ không làm việc hoặc làm việc

mà công suất không đủ.

Sau khi sửa chưa tiến hành lắp ghép và điều chỉnh lại khe hở tiếp điểm cho phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của bộ chia điện đó. Khe hở tiếp điểm thông thường là 0,35-0,45mm.

Bài 11. SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG CƠ CẤU ĐÁNH LỬA SỚM BẰNG LY TÂM

Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ cấu đánh lửa sớm.

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâm .

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâm đúng yêu cầu kỹ thuật.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)