Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 41 - 47)

3. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa

- Dùng đồng hồ đo điện áp bật thang đo điện áp một chiều DCV-50. Kiểm tra điện áp giữa hai cực ‘+’ và’-‘ ắc quy, khi đề nếu không có sự sụt áp (đo kín mạch).

- Kiểm tra điện áp giữa ở đầu cuộn hút - giữ khi đề, thấy sụt áp lớn. Có thể đấu

tắt cực, nếu máy đề hoạt động chứng tỏ khoá điện bị hỏng, cần tháo khoá điện sửa

chữa hoặc thay thế khoá mới.

- Kiểm tra sự thông của công tắc khi tay số ở vị trí số ‘0’ (N) hoặc vị trí đỗ (P).

- Kiểm tra điện áp ở dầu cuộn hút - giữ khi đề, thấy không có điện áp hoặc điện

áp quá nhỏ.

- Đo điện áp trước và trong khi đề ở hai cực ‘+’ và ‘-‘ắc quy. Trước khi đề điên áp từ 11-12V, trong khi đề điện áp xuống dưới 8 V là ắc quy yếu, nếu nhỏ quá 5V là

ắc quy bị hỏng. Kiểm tra dung dịch điện phân, khắc phục bằng cách nạp lại bình ắc

quy hoặc thay thế ắc quy mới.

- Đo độ sụt áp khi đề để xác định : Đo điện áp ở cức ‘+’ và ‘+’ ắc quy khi đề,

Cho que ‘+’ đồng hồ vào cực ‘+’, que ‘-‘đồng hồ vào thân động cơ. Nếu sụt áp

lớn chứng tỏ mối nối từ cực ‘-‘ắc quy tới thân động cơ tiếp xúc kém.

Chốt que ‘-‘ đồng hồ vào cực ‘-‘ắc quy, que’+’ đồng hồ vào cọc tiếp điểm của

rơ le gài nối thông với ‘+’ ắc quy. Nếu sự sụt áp lớn chứng tỏ mối nối từ cực ‘+’ ắc

quy tới rơ le gài tiếp xúc kém.

Có thể thay thế bằng một dây cáp tốt để xác định.

Khắc phục bằng cách tháo đầu cọc đầu dây dẫn ra làm sạch và kẹp chặt mối nối

dây cáp với đầu nối lại.

- Do máy khởi động kiểm tra bằng cách đo điện áp ở hai cực ắc quy khi đề. Nếu điện áp từ 12V giảm xuống 8-10V lẽ ra với điện áp này khi đề máy phải quay. Vậy kết

luận máy khởi độgn bị bó kẹt.

Đo điện áp ở hai cực ắc quy khi đề (các bước trên đã kiểm tra không vấn đề gì). Nếu không thấy sụt áp hoặc sụt áp chỉ khoảng 0,5V thì chúng ta có thể kết luận máy

khởi động không cho dòng điện lớn đi qua, thông thường bị cháy xém các tiếp điểm

của rơ le gài và chổi than cổ góp. Cần tháo máy khởi động ra kiểm tra sửa chữa.

* Kiểm tra rô-to :

Dùng đồng hồ vạn năng bật nấc thang đo x1Ω, lần lượt đặt hai que đo vào hai phiến góp liên tiếp kề nhau.

Yêu cầu giữa các phiến góp phải có sự

thông mạch. Nếu có hiện tượng không thông mạh

bất kỳ giữa hai phién góp thì phải thay rô-to.

Hình 2.18. Kiểm tra rô tô.

- Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây rô-to hình 2.19 :

Dùng đồng hồ vạn năng bật năng thang x1KΩ. một que đặt vào thân rô-to một que đặt vào phiến góp, yêu cầu không có sự thông mạch.

Hình 2.19. Kiểm tra sự cách điện cuộn dây rô-to.

* Kiểm tra cổ góp : - Kiểm tra bề mặt cổ góp:

Nếu bề mặt bẩn, cháy sém nhẹ dùng gấy nhãm mịn đánh bóng lại, nếu bị rộ thì phải tiện láng lại.

- Cách kiểm tra độ méo của cổ góp hình 2.20.

Hình 2.20. Kiểm tra độ méo của cổ góp bằng đồng hồ so.

+ Đặt rô-to máy khởi động lên giá đỡ chữ V.

+ Giá đồng hồ so, xoay rô-to và quan sát. Độ méo lớn nhất cho phép là 0,5mm nếu độ mòn méo lớn hơn quy định cho phép thì phải sửa chữa lại cổ góp trên máy tiện,

rồi dùng giấy nhám P600 xoa bóng ngay trên máy tiện.

- Cách kiểm tra đường kính cổ góp.

Hình 2.21. Kiểm tra đường kính cổ góp bằng thước cặp.

- Kiểm tra các rãnh giữa các phiến góp:

Hình 2.22. Kiểm tra độ sâu của các rãnh giữa các phiến góp.

+ Độ sâu tiêu chuẩn: 0,6-0,7mm. + Độ sâu tối thiểu tiêu chuẩn: 0,2mm

Nếu nhỏ hơn độ sâu tối thiểu thì phải cưa sâu xuốngđến độ sâu tiêu chuẩn.

- Cách kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây stato.

Bật đồng hồ vạn năng bật nấc 1Ω, đặt một que vào đầu cuộn dây một que vào cuối cuộn nếu không thấy kim chỉ thì phải thay thế cuộn dậy.

Hình 2.23. Kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây stato.

- Cách kiểm tra sự cách mát của cuộn dây hình 2.24. + Dùng đồng hồ vạn nằn bật nấc x1KΩ.

+ Đặt một que đo vào đầu cuộn dây, một que đo đặt vào thân stato (mát).

Hình 2.24. Kiểm tra sự cách mát của cuộn dây.

* Nếu không có sự thông mạch là tốt nhất.

- Độ cách điện cho phép:

+ Đối với mấy đề 12V: Rcđ≥ 12KΩ.

+ Đối với máy đề 24V: Rcđ≥24KΩ.

- Nếu Rcđ khoảng một vài KΩ thì sấy lại stato, còn chạm lớn hơn thì thay thế.

Chú ý: Đối với stato mà quấn dây đồng dẹt có tiết diện lớn, phải quấn theo

phương pháp định hình, do vậy nếu bong lớp cách điện không được rỡ dây ra. Chỉ được lót vải cách điện theo từng lớp.

- Kiểm tra chiều dài chổi than.

+ Dùng thước cặp kiểm tra chiều dài chổi than máy đề xe ôtô TOYOTA.

- Dùng cho động cơ xăng: 2R, 2R-E, 3S-FE,... Kích thước tiêu chuẩn loại: 1KW là 13,5mm.

- Dùng cho động cơ diesel: 3B, 11B, 14B.

Kích thước tiêu chuẩn là 20,5mm: Kích thước tối thiểu là 13mm. - Kiểm tra bề mặt tiếp xúc của chổi than.

Bề mặt tiếp xúc của chổi than với cổ góp mà không bị cháy xém không bị sứt thì dùng giấy nhám mịn P-600 đặt ngửa lên cổ góp đánh bóng theo cung của cổ góp.

- Kiểm tra sự di trượt của chổi than với cổ góp.

Yêu cầu chỏi than phải di trượt trong giá đỡ của nó, nếu bị kẹt phải tháo ra dùng giấy nhám mịn để trên mặt kính mài phẳng.

- Kiểm tra độ cách điện của giá đỡ chổi than.

+ Dùng đồng hồ vạn năng bật nắc x1KΩ.

+ Đặt một qưue đo vào giá chổi than cực ‘+’, một que đo vào giá đỡ chổi than cực ‘-‘.

Yêu cầu không có sự thông mạch.

Hình 2.25. Kiểm tra độ cáh điện của giá đỡ chổi than.

* Kiểm tra cụm tiết hợp một chiều (hình 2.26).

- Xoay bánh răng theo chiều kim đồng hồ thì phải quay rtơn.

- Xoay bánh răng ngược kim đồng hồ thì bó cứng.

Nếu không đảm bảo yêu cầu trên thì phải thay cụm tiết hợp một chiều.

- Kiểm tra vòng bi : Dùng tay xoay vòng bi và tác dụng vào một lực do trục. Nếu

cảm thấy có độ rơ hoặc có lực cản (kẹt) phải thay vòng bi (hình 2.27). - Kiểm tra bạc :

+ Cho các ổ bạc vào các vị trí tương ứng của trục.

+ Nếu lắc có độ rơ lớn thì thay bạc mới.

* Kiểm tra rơ-le gài.

- Cách kiểm tra sự thông mạch cuộn hút của rơ-le gài. Yêu cầu phải có sự thông

mạch. Bật nấc thang đồng hồ vạn năngở 1Ω.

Hình 2.28. Kiểm tra sự thông mạch cuộn hút rơ-le gài.

- Kiểm tra sự thông mạch của cuộn giữ rơ-le gài (hình 2.29) : + Dùng đồng hồ bật nắc x1Ω.

+ Đặt một que đo vào đầu cuộn dây (cực 50), một que đo đặt vào vỏ rơ-le (mát). Yêu cầu phải có sự thông mạch. Nếu không thông mạch, kiểm tra lại mối hàn hoặc quấn lại cuộn dây.

Hình 2.29. Kiểm tra sự thông mạch của cuộn giữ rơ-le.

-Kiểm tra tiếp điểm của rơ-le gài.

Nếu tiếp điểm động mòn, cháy xém nhẹ thì đặt giấy nhám mịn P400 trên mặt

kính mài phẳng hoặc lật 1800, nếu mòn lớn hàn đắp rồi mài phẳng. Hai cọc tiếp điểm

cháy xém mài phẳng, khi lắp yêu cầu hai mặt phải nằm trên một mặt phẳng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)