- Ắcquy sắt kền
4. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ẮC QUY
4.1. Quy trìnhtháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy.
* Bảo dưỡng cấp 1.
Tiến hành sau 2-3 ngày xe chạy, với ắc-quy không sử dụng thì tiến hành sau 10-15 ngày. Nội dung công việc như sau:
- Làm sạch và lau khô toàn bộ bề mặt trên và xung quanh bình ắc-quy. - Quan sát bên ngoài võ bình để phát hiện các vết rạn nứt nếu có.
- Thông lại các lỗ thông hơi ở nút bình : Khi thông phải tháo từng nút ra dùng que
thông ngược từ trong ra. Làm như vậy bụi bẩn không lọt vào trong làm bẩn dung dịch
axít.
- Kiểm tra siết chặt các đai chằng đảm bảo ắc-quuy không bị xô gây nứt vỡ khi
chạy xe.
- Kiểm tra các đầu cực ăc-quy, nếu bị ôxy hoá thì đánh sạch: Dùng Cờ lê 8-12
tháo đầu dây nối cực ắc-quy làm sạch lớp ôxít bằng giẻ rồi dùng nước ấm rửa sạch.
Chú ý: Không để nước bắn vào trong bình. Nếu đầu cực bị ô xi hoá thì dùng giấy nhám đánh sạch, sau đó lắp và siết chặt.
- Kiểm tra mức dung dịch điện phân nếu thiếu đổ thêm nước cất, bằng cách:
Tháo tất cả các nút bình, dùng ống thuỷ tinh hoặc ống nhựa cho nước vào từng ngăn. Khi đầu ống chạm vào tấm bảo vệ thì dùng
ngón tay cái bịt đầu ống phía trên rồi từ từ
rút ra kiểm tra. Chiều cao của ống dung dịch
từ 10-15mm, nếu ít hơn phải đổ thêm nước
cất. Không dược dùng nước máy do các tạp
chất trong nước sẽ làm giảm tính năng và tuổi thọ ắc-quy.
- Loại bình vỏ làm bằng nhựa trong
suốt, bên ngoài võ sẽ có hai vạch, một vạch màu đỏ phía trên chỉ mức dung dịch tối da
và một vạch phía dưới chỉ mức dung dịch
tối thiểu.
Hình 4.7. Bảo dưỡng ắc-quy.
* Bảo dưỡng cấp 2:
Thực hiện khi ôtô chạy được 1000-1200 km, hoặc ắc-quy để trong kho không
Ngoài những công việc bảo dưỡng cấp 1, phải làm thêm :
- Kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phân : Dùng tỷ trọng kế để kiểm tra. Tháo toàn bộ các nút bình, đưa đầu hút tỷ trọng kế vào rồi dùng tay bóp bóng cao su để hút
dung dịch vào tỷ trọng kế, sau đó rút tỷ trọng kế ra, đặt thẳng đứng và đọc tỷ trọng
dung dịch trên bảng chia. Tỷ trọng dung dịch phải ở mức 1,2-1,25. Lần lượt kiểm tra
cho tất cả các ngăn.
Ngày nay, với những loại ắc-quy có thời gian bảo dưỡng dài người ta dùng bộ
phận báo màu để xác định ắc-quy tốt, phải nạp lại hoặc phải thay thế. Do chế tạo ắc-
quy có lượng antimoan trong xương bản cực nhỏ (lưới) hoặc lưới bản cực là hợp kim
chì canxi nên giảm hiện tượng tự phóng điện và cạn dung dịch.
Hình 4.8.Kểm tra dung dịchắc quy.
a. Kiểm tra ắc-quy có thời gian bảo dưỡng dài.
b. Đường đặc tính giữa các ắc-quy có tỷ lệ hợp chất khác nhau.
4.2. Bảo dưỡng:
+ Kiểm tra: Vỏ, nắp, đầu cực và dung dịch a xít.
- Dùng mắt quan sát bên ngoài vỏ và nắp bình xem có hiện tượng rạn nứt hay
không. Nêu bị nứt thì phải thay bình mới.
- Dùng mắt kiểm tra các đầu cực của bình nếu đầu cực bị lỏng thì phải siết chặt,
- Kiểm tra dung lượng dung dịch a xít của bình bằng cách quan sát nhìn bằng
mắt thường lượng dung dịch có đủ so với quy định hay không nếu thiếu thì phải bổ
sung thêm vao.
+ Bảo dưỡng: Làm sạch đầu cưc, vỏ, nắp, thay dung dịch và nạp điện cho ắc quy.
- Làm sạch các đầu cực bằng cách ta lau chùi sạch sẽ bằng giấy nhám.
- Bảo dưỡng vỏ và nắp bình bằng cách thường xuyên vệ sinh lau chùi sạch sẽ
không để thiết bị khác đè lên hoặc để dầu mở bám vào.
- Dung dịch a xít thiếu thì phải tiến hành bổ sung thêm không để lượng dung
dịch thiếu làm ảnh hưởng đến chất lượng của bình ảnh hưởng đến lượng điện năng cung cấp của ắc quy.
- Thường xuyên kiểm tra lượng điện của ắc quy để có biện pháp khắc phục nạp điện bổ sung cho ắc quy.
4.3. Sửa chữa:
+ Tháo và kiểm tra ắc quy: Vỏ, nắp, chùm cực, đầu cực và cầu nối.
Tháo ắc quy ra khỏi xe và tiến hành kiểm tra vỏ, nắp, chùm cực, đầu cực và cầu
nối. Bằng mắt thường người thợ hay người lái xe có thể kiểm tra một cách thuần thục.
+ Sửa chữa: Vỏ, nắp, đầu cực, cầu nối và các chùm cực.
- Nếu vỏ và nắp bình bị rạn nứt thì nên thay thế bình mới vì vỏ bình là một chi
tiết rất quan trọng nó chứa tất cả các chi tiết bên trong và đựng dung dịch a xít nên đòi hỏi độ bền của vỏ bình là rất cao không được dùng lại bình bị nứt rạn.
- Đầu cực nếu bị lỏng hay ô xi hóa thì phải sửa chữa bằng cách dùng giấy nhám
mịn đánh lại cho sạch và siết chặt các đai ốc.
- Cầu nối nêu bị lỏng hay bị cong vênh thì phải tiến hành nắn lại và siết chặt.
- Các chùm cực nếu bị ô xi hóa thì phải tiến hành súc rửa sạch sẻ và thường
xuyên lau chùi bụi bẩn bám vào.
+ Lắp ắc quy: Thay dung dịch và nạp điện cho ắc quy.
- Khi lắp ắc quy lên xe thì chú ý phải xiết chặt không để lỏng vì quá trình chuyển động nếu bị lỏng thì ắc quy sẽ bị rung giật và gây ra hư hỏng không đáng có, phải siết chặt đầu nối của dây dẫn với các đầu của bình ắc quy.
- Thay dung dịch và nạp điện cho ắc quy ta tiến hành theo quy định của nhà chế
tạo. Khi thay dung dịch cần chú ý không để dung dịch chảy ra làm hư hỏng các chi tiết
khác. Lúc nạp điện phải điều chỉnh cường độ và thời gian nạp phải phù hợp với tình trạng của bình.
BẰNG ẮC QUY
Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và hệ thống đánh lửa bằng ắc quy.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng
ắc quy.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngòai các bộ phận của hệ
thống đánh lửa bằng ắc quy đúng yêu cầu kỹ thuật..