CẤU TẠO BUGI VÀ KHOÁ ĐIỆN

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 153 - 155)

- Ắcquy sắt kền

2. CẤU TẠO BUGI VÀ KHOÁ ĐIỆN

2.1. Cấu tạo bugi.

Bugi gồm ba phần: - Điện cực trung tâm (cực dương).

- Thân.

- Điện cực âm (cực mát).

Đối với loại bugi liền là loại không thể tháo rời. Phần sứ cách điện AL2O3 bao

kín điện cực dương dọc chiều dài , một đầu điện cực dưới đầu kia nối với cao áp bugi.

Phần thân được làm bằng kim loại, trên thân gia công đai ốc để tháo lắp, ngoài ra còn chế tạo mặt côn để làm kín bugi với nắp máy. Đồng thời còn được gia công ren để

bắt vào nắp máy, một số bugi phần ren được bôi lớp hợp chất chống bị kẹt tạo điều

Điện cực của bugi được làm bằng hợp kim Nikel và Crom để chống ăn mòn. Các bugi kiểu này đánh lửa sai ít hơn và có khoảng nhiệt lớn hơn các bugi khác. Một số

bugi cực dương có dây mỏng Platin, một số được làm bằng lõi đồng. Thông thường

các bugi có bộ triệt hoặc điện trở bao quanh cực dương để giảm tĩnh điện hoặc chống

nhiễu sóng radio do hệ thống đánh lửa gây ra. Cực mát được gắn với phần thân và

được uốn cong vào phía trong để tạo khe hở thích hợp, có thể điều chỉnh được, khe hở

tiêu chuẩn 0,6  0,8(mm).

Hình 15.2. Hình 15.3. Bugi kiểu điện trở.

a) Bugi với cực dương có lõi đồng.

b) Bugi đỉnh Platinmum.

Nếu khe hở của bugi lớn, tia lửa sinh ra sẽ dài và nếu tiếp xúc tốt sẽ có khả năng đánh lửa tốt nhưng điện áp phải lớn. Do vậy khó đáp ứng được với hệ thống đánh lửa thường. Ngược lại khe hở bugi nhỏ, tia tạo muội than dễ nối cầu và bị di điện. Trong

quá trình làm việc chấu bugi phải có nhiệt độ ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh, 1. Đầu cực.

2. Điện cực trung tâm.

3. Các gân vỏ. 4. Sứ cáchđiện. 5. Điện trở. 6. Đai ốc. 7. Vỏ. 8. Gờ tựa. 9. Điện cực dương. 10. Điện cực âm.

1. Matít bằng thuỷ tinh dẫn điện.

2. Sứ cách điện.

3. Lõi đồng.

4. Điện cực trung tâm. 5. Đỉnh Platinmum 6. Điện cực âm.

tiêu chuẩn từ (500  9000C). Nếu nhiệt độ quá lớn sẽ gây hiện tượng cháy sớm và các cực bugi dễ bị cháy và nhanh mòn. Nếu quá nhỏ điện cực sẽ bị dầu bôi trơn bám vào

tạo muội than gây ra hiện tượng kích nổ. Khoảng nhiệt được xác định sơ bộ bằng chiều

dài của lớp cách điện phía dưới. Lớp sứ cách điện dài, khoảng nhiệt lớn, bugi nóng

ngựơc lại ta có bugi lạnh.

2.2. Cấu tạo khóa điện.

Khoá điện là công tắc đánh lửa, cũng là công tắc công suất chính vận hành bằng

chìa khoá. Xoay chìa khoá này để ngắt mạch sơ cấp và các hệ thống điện khác. Khi

chìa khoá đánh lửa được xoay đến vị trí ON, công tắc đánh lửa sẽ nối kết cuộn dây sơ

cấp với ắc quy. Xoay chìa khoá này đến vị trí START(khởi động), máy khởi động làm việc và kéo động cơ quay theo. Công tắc đánh lửa còn thực hiện nhiều công việc khác: điều khiển khoá tay lái, tín hiệu âm thanh (còi), tín hiệu, chiếu sáng, bơm xăng, đài(Radio), hệ thống điều hoà,vv.... đặc biệt là nhiệm vụ khoá vành tay lái.

Hình 15.4. Khoá điện.

1. Tấm tiếp điểm ; 2. Trống xoay ; 3. Vỏ khoá ; 4. Xy lanh ; 5. Lò xo ; 6. Nắp công tắc.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Cao đẳng (Trang 153 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)