.2 Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt

Một phần của tài liệu 620 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và định giá đại việt (vinaudit) thực hiện (Trang 58 - 79)

(Nguồn: Phòng Kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt)

Toàn bộ quy trình kiểm toán BCTC đều nằm trong khuôn khổ tuân thủ và phù hợp với các chuân mực kiểm toán Việt Nam, xác định, đánh giá và xử lý rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ba giai đoạn chính hoàn thiện một cuộc kiểm toán BCTC gồm

hàng

việc trong phần Thực hiện kiểm toán và tổng hợp kết quả kiểm toán trong phần Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo. Các công việc, thủ tục, phương pháp như những mắt xích nhỏ của một dây chuyền lớn, góp phần vận hành cuộc kiểm toán một cách trơn chu, hoàn chính và nhất quán. Mỗi một kiểm toán viên khi thực hiện các công việc được giao luôn đảm bảo năng lực chuyên môn vững chắc, giữ thái độ hoài nghi nghề nghiệp, có chuẩn mực đạo đức, góp phần chuyên nghiệp hóa và tối ưu hiệu quả của cuộc kiểm toán.

2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ do Công ty TNHH Kiểm toán và Địnhgiá Đại Việt thực hiện giá Đại Việt thực hiện

Quy trình kiểm toán TSCĐ của VinAudit về cơ bản được áp dụng thực hiện chung và khá đồng nhất với tất cả các khách hàng của công ty như phần trình bày trên. Tuy nhiên vẫn có sự linh hoạt nhất định đối với từng công ty khách hàng khác nhau do thực tế tình hình sản xuất, kinh doanh của mỗi một đơn vị là khác biệt. Điều này hướng đến sự phù hợp nhất giữa quy trình kiểm toán với đặc điểm mỗi công ty khách hàng, nhờ đó thuận lợi hơn trong công việc Kiểm toán tiếp theo.

2.3.1 Mục tiêu, căn cứ kiểm toán

Đây được coi là giai đoạn đầu tiên của một quy trình kiểm toán, kiểm toán viên cùng doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán phải tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Xác định mục tiêu chính của kiểm toán BCTC là làm tăng thêm độ tin cậy của người sử dụng đối với BCTC. Thông qua các ý kiến kiểm toán được kiểm toán viên, có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đưa ra về tính trung thực, phù hợp của các thông tin tài chính xét trên các khía cạnh trọng yếu mà những người sử dụng hiểu biết rõ hơn về doanh nghiệp để đưa ra những quyết định tiếp theo. Song song, doanh nghiệp cũng hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của mình và có thể thay đổi kịp thời, linh hoạt, phù hợp với xu thế chung.

2.3.2 Lập kế hoạch kiểm toán

2.3.2.1 Xem xét và đánh giá rủi ro của khách hàng

Trường hợp phát sinh hợp đồng kiểm toán với khách hàng mới, Công ty yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin liên quan đến nghĩa vụ pháp lý của khách hàng như:

hàng

“Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp”; “Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh Doanh”; “Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư” và những giấy tờ điều chỉnh khác (nếu có). Cụ thể trong quá trình kiểm toán TSCĐ thì cần Công ty khách hàng cung cấp các chứng từ pháp lý, sổ sách như Biên bản góp vốn hoặc các chứng từ liên quan đến việc góp vốn bằng TSCĐ. Ngoài ra, công ty còn phải tự thu thập tìm hiểu các thông tin về tình hình kinh tế của doanh nghiệp để so sánh xem có khớp với các thông tin mà khách hàng cung cấp không, ví dụ về các sản phẩm, dịch vụ chính, các ngân hàng có phát sinh giao dịch (vay hoặc hỗ trợ vốn), vị thế trong ngành của khách hàng, các thông tin tài chính trên BCTC và Báo cáo kiểm toán ít nhất 3 năm trước và các thông tin liên quan, phục vụ cho việc đưa ra quyết định chấp nhận khách hàng hay không. Qua đó đánh giá được mức độ rủi ro của hợp đồng và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Trường hợp khách hàng đã phát sinh hợp đồng kiểm toán những năm trước muốn tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán trong năm nay, Công ty xem xét lại hồ sơ và chú ý xem xét các thông tin thay đổi so với năm trước (nếu có), cùng các vấn đề tồn đọng đã được lưu ý từ cuộc kiểm toán trước. Đánh giá khách quan về các điều kiện và nguồn lực cần thiết, mức độ rủi ro để tiếp tục duy trì quan hệ khách hàng, tiến tới ký kết hợp đồng.

2.3.2.2 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

Sau khi đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng và có quyết định chấp nhận khách hàng. Công ty tiến hành lập Hợp đồng kiểm toán và gửi cho Công ty được kiểm toán, hợp đồng được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Đồng thời lựa chọn nhóm kiểm toán tùy thuộc vào quy mô cũng như tính chất của khách hàng kiểm toán và gửi thư hẹn tới khách hàng.

Để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành có hiệu quả, nhóm kiểm toán có 01 nhóm trưởng và thêm khoảng 2-4 trợ lý kiểm toán. Nhóm trưởng là người dày dặn kinh nghiệm, chịu trách nhiệm chính của cuộc kiểm toán, có vai trò chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán, phân chia và soát xét công việc của từng thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm kiểm toán đảm bảo năng lực chuyên môn cần thiết và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hỗ trợ trưởng nhóm xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời.

hàng

2.3.2.3 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Mỗi một công ty là khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt, không phân biệt doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn, doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước hay liên doanh nước ngoài, đều được tiếp nhận quy trình kiểm toán do Đại Việt đưa ra. Những thông tin của đơn vị do đơn vị tự cung cấp hoặc Đại Việt thu thập được từ các nguồn khác nhau như internet, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Báo cáo kiểm toán từ các năm trước,... giúp Đại Việt nhận định khả năng ký hoặc tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán, ngoài ra còn có những nhận định ban đầu về rủi ro ngành hoạt động của đơn vị được kiểm toán và mức trọng yếu đi kèm.

Khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt trải dài các ngành nghề như gia công may mặc, gia công lắp đặt máy móc, xuất nhập khẩu, giáo dục, công nghệ, khách sạn,... Với mỗi ngành nghề, kiểm toán viên đều trang bị cho mình những kiến thức thực tế về đặc điểm và quy trình vận hành của từng lĩnh vực liên quan. Việc tìm hiểu thị trường vĩ mô thế giới rồi thu hẹp lại thị trường trong nước, trong tỉnh/thành phố, xuống quận/huyện nơi trụ sở đơn vị khách hàng hoạt động, về cung - cầu sản phẩm, tính thiết yếu cũng như giải pháp mà đơn vị đang thực hiện sẽ hỗ trợ cho kiểm toán viên có những đánh giá về rủi ro của ngành nghề đó và ước lượng gần hơn mức trọng yếu thực tế. Ví dụ đối với các Công ty khách hàng kinh doanh theo hướng công nghệ, giáo dục trực tuyến,... TSCĐ trong đơn vị là rất ít, thậm chí không có, hầu như sẽ đi thuê từ bên ngoài, do đó TSCĐ không phải và khoản mục trọng yếu trên BCTC; ngược lại đối với các Công ty khách hàng kinh doanh theo hướng sản xuất, gia công,... thì TSCĐ là một khoản mục quan trọng, hoạt động được vận hành bởi số lượng lớn máy móc TSCĐ, việc theo dõi, quản lý, ghi chép tránh tình trạng thất lạc, thiếu TSCĐ là cần thiết, ngoài ra việc đánh giá hay định giá TSCĐ cho phù hợp cũng là phần hành chứa nhiều rủi ro, sai sót.

2.3.2.4 Tìm hiểu chính sách kế toán và môi trường kinh doanh

Việc tìm hiểu chính sách kế toán và môi trường kinh doanh là bước rất quan trọng để kiểm toán viên hiểu rõ và hiểu sâu cách hoạt động của doanh nghiệp. Càng hiểu về doanh nghiệp thì công việc kiểm toán và sát sao và dễ dàng hơn. Thông qua các văn bản, quy định

hàng

mà đơn vị khách hàng thiết kế và áp dụng, KTV đánh giá các chính sách, quy định được đưa ra có tốt hay không, có phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị hay không. Nếu chính sách tốt thì xem xét đến các nhân viên của đơn vị có đang thực hiện tốt hay không, nếu không thì đưa ra ý kiến phản ánh lại với ban giám đốc của đơn vị..

2.3.2.5 Phân tích sơ bộ BCTC

Thủ tục phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán được dựa trên các thông tin từ yếu tố tài chính và thông tin phi tài chính, được thu thập từ các chỉ tiêu của báo cáo tài chính như doanh thu, lợi nhuận, ... từ trong và ngoài doanh nghiệp như cơ cấu nhân sự, phòng ban, trình độ kinh nghiệm của ban quản lý, lĩnh vực hoạt động hay thị phần chiếm lĩnh,...

Đối với khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên sẽ phân tích xu hướng biến động theo thời gian, còn được gọi là phương pháp “phân tích ngang”, so sánh số liệu năm trước với năm nay. Kết quả cho thấy được những biến động bất thường và là cơ sở để kiểm toán viên tìm hiểu, xác định nguyên nhân. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng có thể so sánh dữ liệu của khách hàng với số liệu trung bình của ngành biến động trong năm.

Bên cạnh đó, phương pháp “phân tích dọc” cũng được kiểm toán viên áp dụng để tính toán, so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. Đối với TSCĐ, kiểm toán viên tính toán một số tỷ suất quan trọng như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư, tỷ suất sinh lời của TSC'■[)...

VinAudit luôn cố gắng tìm hiểu và phỏng vấn khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính hợp lý của các khoản mục có biến động lớn, biến động bất thường (ví dụ, các khoản mục có biến động (tăng/giảm) lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc trên 100% giá trị). Các biến động chưa thể giải thích được (nếu có) là vấn đề kiểm toán viên quan tâm khi thực hiện kiểm toán

2.3.2.6 Đánh giá chung KSNB và rủi ro

Theo chuẩn mực kiểm toán số 02 về tìm hiểu KSNB của khách hàng: “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về Hệ thống kế toán và Hệ thống KSNB của khách hàng để lập kế

hàng

hoạch và xây dựng cách tiếp cận có hiệu quả. Kiểm toán viên phải sử dụng đến xét đoán chuyên môn để đánh giá về rủi ro này xuống một mức chấp nhận được”. Do đó, mối quan hệ ngược muốn rủi ro kiểm soát thấp thì đòi hỏi hệ thống KSNB phải thật sự tốt và hoạt động có hiệu quả, ngược lại nếu KSNB ở đơn vị yếu kém thì rủi ro kiểm soát sẽ tăng lên.

Đối với khoản mục TSCĐ, VinAudit khai thác KSNB tại đơn vị theo 2 khía cạnh là:

- Quy định do Ban giám đốc đơn vị thiết kế;

- Việc áp dụng những quy định trên vào thực tiễn

Quy định do Ban giám đốc thiết kế đối với khoản mục TSCĐ sẽ được ban hành nội bộ trong đơn vị, kiểm toán viên sẽ dùng thủ tục phỏng vấn các nhân viên của đơn vị để nắm được các quy định đó, đánh giá xem các quy định đã được xây dựng có hệ thống, không bị chồng chéo, hợp lý và tuân thủ theo pháp luật không. Nếu kiểm toán viên nhận thấy quy định chưa phù hợp với tình hình ở đơn vị, nếu áp dụng sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn, thì kiểm toán viên sẽ dừng lại và trao đổi với Ban giám đốc đơn vị về vấn đề của các quy định đó. Nếu kiểm toán viên nhận thấy quy định đã phù hợp và có khả năng đạt hiệu quả cao khi đi vào hoạt động thì kiểm toán viên sẽ quan sát thực tế tại đơn vị xem các nhân viên có tuân thủ đúng theo quy định đó hay không, kiểm tra chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ xem có đúng và đủ theo quy định yêu cầu không, có thể làm một số thủ tục khác trong trường hợp cần thiết như lấy xác nhận bằng văn bản của bên thứ ba, ví dụ để chắc chắn TSCĐ đó thuộc quyền sở hữu đúng của đơn vị, kiểm toán viên có thể gửi văn bản đợi xác nhận của nhà cung cấp TSCĐ đó cho đơn vị.

Tiếp theo, kiểm toán viên đánh giá rủi ro và lên các kế hoạch thử nghiệm kiểm soát, qua đó xác định nhiều nhất có thể các gian lận xảy ra đối với khoản mục TSCĐ, đánh giá được tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại doanh nghiệp góp phần phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai sót, rủi ro đó. Khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát hoặc thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên cần lưu ý chọn lọc những câu hỏi phù hợp, rõ ràng để đặt ra với đơn vị khách hàng:

hàng

- Chu kỳ kiểm kê định kỳ tài sản được tổ chức như thế nào? Công tác quản lý

TSCĐ được quy định như thế nào?

- Công tác đối chiếu số liệu giữa thực tế kiểm kê và sổ sách kế toán? Giữa sổ cái

và sổ chi tiết?

- Có lập kế hoạch và dự toán khi mua TSCĐ không?

- Chính sách ghi nhận TSCĐ? Phương pháp tính khấu hao? Đánh giá lại TSCĐ

được thực hiện hợp lý không?

- Có thành lập hội đồng thông qua thanh lý, nhượng bán TSCĐ không?...

Để nhìn rõ hơn các loại rủi ro có thể gặp phải, kiểm toán viên dựa vào mô hình mối quan hệ các rủi ro kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu: AR = IR * CR * DR

Như đã trình bày trong chương 1 của bài luận văn, rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và rủi ro tiềm tàng. Những rủi ro sau có thể xảy ra mà kiểm toán viên cần lưu ý khi kiểm toán khoản mục TSCĐ:

- Nguyên giá TSCĐ: Giá trị ghi sổ chênh lệch với giá trị hợp lý; Đánh giá lại tài

sản không hợp lý; Kết chuyển nguồn có sai sót;...

- Khấu hao TSCĐ: Phương pháp tính khấu hao lỗi thời, không phù hợp với quy

định hiện hành; Ước tính thời gian sử dụng hữu ích không hợp lý; Tính khấu hao của TSCĐ được đánh giá lại nguyên giá hoặc mang đi thanh lý chưa đúng;...

- Sửa chữa, nâng cấp lớn TSCĐ: Việc ghi nhận nghiệp vụ sửa chữa và nâng cấp

TSCĐ có thể bị nhầm lẫn, bởi sửa chữa không làm tăng nguyên giá TSCĐ còn nâng cấp sẽ làm tăng nguyên giá TSCĐ, do đó việc ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ có thể xảy ra sai sót.

- Thanh lý TSCĐ: Tính toán giá trị còn lại của TSCĐ mang đi thanh lý, chuyển

nhượng bị sai; vẫn trích khấu hao cho TSCĐ đã hết khấu hao gây gia tăng chi phí;...

- TSCĐ thuê tài chính (đi thuê hoặc cho thuê): các nghiệp vụ phát sinh không

được phân loại đúng theo hình thức; Đơn vị cho thuê TSCĐ không có chức năng cho thuê TSCĐ theo quy định của pháp luật dẫn đến hợp đồng cho thuê tài chính vô hiệu;...

hàng

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320, “thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC...”. Dựa vào quan niệm đó, mỗi kiểm toán viên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt luôn vận dụng tối đa kinh nghiệm nghề nghiệp, năng lực chuyên môn để xác định, đánh giá mức trọng yếu của những khoản mục có khả năng chứa rủi ro lớn. Trong trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu của TSCĐ trong báo cáo tài chính sẽ được thực hiện như sau:

- Đánh giá, ước lượng ban đầu về mức trọng yếu

- Phân bổ ước lượng về tính trọng yếu cho chỉ tiêu TSCĐ

- Ước tính tổng sai phạm trong chỉ tiêu TSCĐ

- Ước tính sai số kết hợp

- So sánh các số liệu ước tính

Có thể hiểu, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) các chỉ tiêu như lợi

Một phần của tài liệu 620 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và định giá đại việt (vinaudit) thực hiện (Trang 58 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w