Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV đánh giá về mức độ rủi ro kiểm soát. Khi KTV tin rằng rủi ro kiểm soát thực tế có thể thấp hơn nhiều so với đánh giá ban đầu thì KTV phải đánh giá xem liệu một mức rủi ro thấp hơn có được chứng minh hay không. Nếu KTV tin rằng một mức rủi ro thấp hơn sẽ chứng minh thì các khảo sát về kiểm soát cần được thực hiện.
Nội dung khảo sát về KSNB đối với TSCĐ bao gồm:
+ Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB đối
với TSCĐ;
+ Khi nghiên cứu về các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến
các khía cạnh như: tính đầy đủ các quy định về kiểm soát đối với các công việc liên quan tới khoản mục TSCĐ (bao gồm: tiếp nhận, quản lý, bảo quản, tổ chức ghi sổ TSCĐ...), tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với hoạt động của đơn vị;
+ Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB: Các phương pháp thường được
hàng
chế kiểm soát, các bước kiểm soát bao gồm: Thiết lập các câu hỏi có sẵn về KSNB đối với khoản mục TSCĐ; Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình KSNB các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ;
+ Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đối
với khoản mục TSCĐ: phân công, phân nhiệm; bất kiêm nhiệm và phê chuẩn, ủy quyền;
+ Trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán đã thực hiện, KTV thực hiện các thử nghiệm khảo sát trên đối với khoản mục TSCĐ
Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát hệ thống KSNB và dựa vào kết quả đã thu thập, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ theo các mức độ cao, trung bình, thấp. Nếu hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và KTV có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB, điều chỉnh cho phép làm tăng rủi ro phát hiện và ngược lại. Trên cơ sở đó, KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kiểm toán với mức chi phí hợp lý.