Báo cáo kiểm toán và thư quản lý bản thảo

Một phần của tài liệu 620 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và định giá đại việt (vinaudit) thực hiện (Trang 46)

1.2 .4Kết thúc kiểm toán

1.2.4.4 Báo cáo kiểm toán và thư quản lý bản thảo

Trên cơ sở kết quả tổng hợp tình hình, số liệu kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán lập dự thảo Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán dự thảo phải bảo đảm các yêu cầu chung quy định tại Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước và theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Báo cáo kiểm toán thường gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Thông tin về đơn vị được kiểm toán; trong đó có nội dung về "Trách nhiệm

của đơn vị được kiểm toán".

+ Khái quát về cuộc kiểm toán; cơ sở lập báo cáo kiểm toán, căn cứ hình thành ý

hàng

toán viên; nêu rõ rằng công việc kiểm toán đã được tiến hành theo các chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

+ Ý kiến kiểm toán; các vấn đề cần nhấn mạnh và các vấn đề khác (nếu có).

+ Các kết luận, kiến nghị và các nội dung khác (nếu có).

+ Các thuyết minh, phụ biểu (nếu có).

+ Các nội dung theo thể thức văn bản: chữ ký, đóng dấu, ngày ký báo cáo kiểm

toán thực hiện theo quy định.

Trường hợp không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận về nội dung kiểm toán và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán, thì nhóm kiểm toán phải đề xuất tiến hành bổ sung một số thủ tục kiểm toán tiếp theo, hoặc lựa chọn việc đưa ra ý kiến kiểm toán thích hợp về nội dung kiểm toán đó. Đồng thời kèm theo thư quản lý mang tính chất tư vấn cho đơn vị phù hợp. Hai bên Công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán sẽ cùng thống nhất các nội dung để tiến tới phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức.

1.2.4.5 Soát xét, kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán

Soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán: Là quy trình được thiết kế và thực hiện tại ngày hoặc trước ngày lập báo cáo kiểm toán, nhằm đưa ra sự đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng của nhóm kiểm toán và các kết luận nhóm kiểm toán đưa ra để hình thành ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán. Việc soát xét kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán chỉ áp dụng cho các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết hoặc các cuộc kiểm toán khác (nếu có) mà doanh nghiệp kiểm toán cho rằng việc soát xét kiểm soát chất lượng kiểm toán là cần thiết; khi đó thành viên Ban Giám đốc công ty kiểm toán phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải:

- Đảm bảo rằng người soát xét việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán phải được bổ nhiệm

- Thảo luận với người soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán về các vấn đề trọng yếu phát sinh trong suốt cuộc kiểm toán

- Không để ngày lập báo cáo kiểm toán trước khi hoàn hoàn thành công việc soát xét kiểm soát chất lượng kiểm toán

hàng

- Đồng thời, người soát xét việc kiểm soát chất lượng phải thực hiện đánh giá khách

quan về các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm kiểm toán để có thể hình thành báo cáo kiểm toán. Đánh giá dựa trên:

+ Thảo luận với thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán về

các vấn đề trọng yếu

+ Soát xét báo cáo tài chính và dự thảo báo cáo kiểm toán

+ Soát xét tài liệu, hồ sơ kiểm toán được lựa chọn liên quan đến các xét đoán

quan trọng và các kết luận của nhóm kiểm toán

+ Đánh giá các kết luận đưa ra để hình thành báo cáo kiểm toán và xem xét tính

hợp lý của dự thảo báo cáo kiểm toán

+ Đánh giá của nhóm kiểm toán về tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán liên

quan đến cuộc kiểm toán

+ Liệu nhóm kiểm toán đã tham khảo ý kiến tư vấn cần thiết về các vấn đề còn

khác biệt về quan điểm, các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi và các kết luận thu được từ việc tham khảo ý kiến tư vấn hay chưa

+ Tài liệu, hồ sơ kiểm toán được lựa chọn để soát xét có phản ánh các công việc

đã thực hiện liên quan đến các xét đoán quan trọng và có hỗ trợ cho các kết luận của nhóm kiểm toán đưa ra hay không

Nếu có phát sinh các vấn đề còn khác biệt về quan điểm trong nội bộ nhóm kiểm toán với bên tư vấn hoặc giữa thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán với người soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán phải xử lý và giải quyết những vấn đề khác biệt về quan điểm dựa trên các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán

Việc soát xét các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên cần được thực hiện một chặt chẽ. Cơ chế kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán cần được xây dựng dựa theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 - Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải xem xét kết quả quy trình giám sát của doanh nghiệp kiểm toán theo quy định hiện hành của doanh nghiệp kiểm toán hoặc công ty mạng lưới, và đánh giá xem các khiếm khuyết trong các quy định đó có thể ảnh

hàng

hưởng đến cuộc kiểm toán hay không. Đây chính là một trong số những nhân tố đảm bảo cho thành công của cuộc kiểm toán.

1.2.4.6 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên và Công ty kiểm toán sẽ phải lập và phát hành cho Quý đơn vị Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính kết thúc kỳ/năm.

Thư quản lý (nếu có): Khi kết thúc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính kỳ/năm, Công ty kiểm toán sẽ phát hành thư quản lý (nếu có) nhằm đề xuất cho đơn vị được kiểm toán hoàn thiện hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và khắc phục những điểm yếu mà kiểm toán viên và Công ty kiểm toán nhận thấy trong quá trình kiểm toán.

• Phát hành Báo cáo Kiểm toán

Phát hành Báo cáo kiểm toán đã được lập và trình bày về hình thức và nội dung theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính được xác định là báo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về trình bày hợp lý, được coi là kết quả cuối cùng của công việc kiểm toán báo cáo tài chính.

Báo cáo kiểm toán phải được lập bằng văn bản hoặc bản mềm, ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán theo từng năm (số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của doanh nghiệp hoặc chi nhánh). Báo cáo kiểm toán phải có tiêu đề chỉ rõ đó là Báo cáo kiểm toán độc lập

Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký, gồm chữ ký của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký của thành viên Ban Giám đốc là người đại diện theo pháp luật phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán. Dưới mỗi chữ ký nói trên phải ghi rõ họ và tên, số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán (Giấy Chứng nhận Đăng ký Hành nghề Kiểm toán). Trên chữ ký của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải đóng dấu của doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán) phát hành báo cáo kiểm toán

hàng

Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể phát hành thư quản lý trong các trường hợp sau:

- Việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán mà giới hạn này có nguyên nhân khách quan từ đơn vị được kiểm toán;

- Việc đơn vị được kiểm toán không đồng ý điều chỉnh các sai sót trọng yếu trong báo cáo theo đề nghị của doanh nghiệp kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược trong báo cáo kiểm toán;

- Những hành vi không tuân thủ pháp luật liên quan quá trình thực hiện hoặc đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính có thể gây sai sót trọng yếu.

hàng

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẠI VIỆT (VINAUDIT) THỰC HIỆN

2.1 Khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt (VinAudit)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt (VinAudit), có tên tiếng Anh là DaiViet Valuation and Auditing Company Limited. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18 tháng 5 năm 2018 theo Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế là 0108281324, với vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000 VND (Năm tỷ đồng).

Có trụ sở chính tại địa chỉ: Số 9, ngách 71/121, phố Tân Ảp, phường Phúc Xá, Q.Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: (024).666.40423. Website: www.vinaudit.vn .

Văn phòng giao dịch tại P1206 sảnh A tòa nhà Bắc Hà C37 T1 Tố Hữu, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Người đại diện trước pháp luật là Bà Bùi Thị Tĩnh - Chủ tịch HĐTV và Ông Trần Hữu Văn - Tổng Giám đốc.

Được thành lập bởi những KTV có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết và giàu kinh nghiệm, nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, chuyên nghiệp nhất theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho khách hàng, cung cấp thông tin chính xác cho công tác quản lý và điều hành sản xuất. Với phương châm đặt uy tín của Công ty và chất lượng dịch vụ khách hàng lên trên hết đúng với khẩu hiệu: “UY TÍN HÀNG ĐẦU, CHẢT LƯỢNG ĐỈNH CAO”, mọi hoạt động đều tuân thủ nguyên tắc: bảo mật, độc lập, chính trực, khách quan, tuân thủ pháp luật và phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như Quốc tế.

Dù mới đi vào hoạt động được 3 năm, công ty tuy còn non trẻ nhưng vẫn có tập khách hàng nhất định, khách hàng đa dạng và phong phú, trải rộng khắp cả nước. Trải qua quá trình hoạt động không quá dài, VINAUDIT không ngừng hoàn thiện chương trình kiểm

hàng

toán, chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp, mở rộng quy mô hoạt động. Trong tương lai, với uy tín và chất lượng không ngừng gia tăng, khách hàng của VINAUDIT không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực như hiện nay mà còn sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa sang các lĩnh vực kinh doanh khác, đặc biệt là liên kết quốc tế.

2.1.2 Chức năng và ngành nghề kinh doanh

Với đội ngũ Kiểm toán viên và Thẩm định viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm toán - Tư vấn tài chính kế toán - Thẩm định giá, VINAUDIT mong muốn góp phần nhỏ vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước có một hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn thiện cũng như tình hình tài chính ngày càng minh bạch và vững chắc hơn. Các doanh nghiệp có dịch vụ Kiểm toán song hành sẽ ngày càng ổn định, phát triển lớn mạnh và có nhiều thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh hơn.

Các dịch vụ hiện đang được cung cấp:

- Kiểm toán Báo cáo tài chính và các dịch vụ liên quan như soát xét BCTC, Tư vấn lập Báo cáo quyết toán vốn Đầu tư hoàn thành, Kiểm tra các thông tin tài chính,...

- Tư vấn tài chính; Tư vấn về quản lý và sử dụng vốn; Tư vấn lập các hợp đồng quan trọng;

- Định giá tài sản khi công ty tham gia mua, bán tài sản có giá trị lớn, trọng yếu; hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán và xử lý các tranh chấp tài chính;

- Đại lý thuế và tư vấn thuế; Thực hiện hoàn thuế GTGT; Quyết toán thuế TNCN; Tư vấn về các loại thuế khác như: thu nhập cá nhân không thường xuyên, thu nhập cá nhân khấu trừ tại nguồn; thuế nhà thầu; thuế tiêu thụ đặc biệt;

- Dịch vụ kế toán: Rà soát chứng từ kế toán, Tư vấn về tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ để hạch toán; Rà soát số liệu kế toán, tư vấn hạch toán điều chỉnh các nghiệp vụ kinh tế quan trọng nhằm giúp Công ty có được số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý;

- Dịch vụ đào tạo: Tổ chức các chương trình đào tạo và cập nhật kiến thức như các chuyên đề về Kế toán, Thuế, Quản trị kinh doanh, Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, Hợp nhất báo cáo,... cho sinh viên các trường Đại học/ Cao đẳng.

hàng

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình chức năng, phân chia theo các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực riêng độc lập nhưng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hướng tới kế hoạch chung, mục tiêu chung của Công ty.

Mô hình hiện tại của công ty: Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc, Ban soát xét chất lượng kết quả làm việc. Trong đó Ban Giám đốc giữ vai trò điều khiển các phòng ban chuyên biệt

Hội đồng thành viên

Ban Giám đốc

Phòng Kiểm toán

BCTC Phòng Kiểm toánXDCB Phòng Kế toán tàichính Phòng Hành chínhnhân sự Phòng tư vấn Thuếvà tư vấn Luật Phòng Đào tạo,huấn luyện Phòng Quan hệCông chúng

Ban soát xét

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt

(Nguồn: Hồ sơ năng lực 2020 - Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt)

Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về các chức năng riêng:

• Các thành viên trong HĐTV bao gồm Chủ tịch HĐTV, các phó Chủ tịch và Ban giám

đốc công ty có có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, chỉ đạo thực hiện, lựa chọn thay đổi cơ cấu tổ chức công ty. Các thành viên trong HĐTV đều có thể đại diện ký phát hành báo cáo kiểm toán.

hàng

• Phòng dịch vụ Ke toán - Thuế: gồm phòng kế toán tài chính và phòng tư vấn Thuế, tư vấn Luật. Có tổ chức khá giống với phòng dịch vụ Kiểm toán, có một trưởng phòng và các thành viên xử lý công tác kế toán cho các đơn vị khách hàng sử dụng dịch vụ kế toán.

• Phòng Hành chính nhân sự kiểm soát mặt nhân sự của Công ty

• Phòng đào tạo, huấn luyện cho đối tượng sinh viên thực tập, học việc, nâng cao năng lực chuyên môn

• Phòng Quan hệ công chúng có chức năng làm marketing cho Công ty trên thị trường, tìm kiếm và mở rộng quan hệ với các khách hàng.

• Ban soát xét là phòng kiểm soát chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán, hoạt động độc lập trong công ty, bao gồm những thành viên có năng lực chuyên môn cao, đảm bảo đánh giá khách quan chất lượng kiểm toán.

2.2 Thực trạng kiểm toán BCTC chung do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giáĐại Việt thực hiện Đại Việt thực hiện

Kiểm toán TSCĐ là một phần hành không thể thiếu trong mỗi cuộc kiểm toán BCTC, do đó quá trình thực hiện phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định kiểm toán chung. Chương trình kiểm toán mẫu được áp dụng cho hầu hết các đơn vị doanh nghiệp hiện nay, bất kể lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, loại hình sở hữu,... Tuy nhiên, kiểm toán viên trong quá trình áp dụng khung kiểm toán mẫu phải có sự linh động sao cho phù hợp với từng đặc thù riêng của công ty khách hàng. Đối với Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt, việc vận dụng theo chương trình kiểm toán mẫu là bắt buộc, đồng thời công ty vẫn có sự thay đổi tùy theo quy mô, đặc điểm của đơn vị khách hàng một cách phù hợp và có hiệu quả.

Trong quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá đang áp dụng với

Một phần của tài liệu 620 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và định giá đại việt (vinaudit) thực hiện (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w