• Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC đó là xác nhận mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán, mục tiêu của kiểm toán TSCĐ là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan.
• Mục tiêu cụ thể:
- Đối với các nghiệp vụ về TSCĐ:
+ Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát sinh
hàng
+ Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định đúng nguyên tắc và chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và được tính toán đúng đắn không có sai sót.
+ Phân loại và hạch toán đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều
được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán.
+ Phân loại và hạch toán đúng đắn: các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều
được phân loại đúng đắn theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp, các nghiệp vụ được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán.
+ Phân loại và hạch toán đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán
đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích... - Đối với số dư các tài khoản TSCĐ
+ Sự hiện hữu: Tất cả các TSCĐ được trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế
tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên báo cáo phải khớp với số liệu kiểm kê của doanh nghiệp.
+ Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, đối với các TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng thuê đã ký.
+ Sự đánh giá: số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng các quy định
của chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định cụ thể của doanh nghiệp
+ Tính toán: Việc xác định, tính toán số dư TSCĐ là đúng đắn, không có sai sót
+ Phân loại và hạch toán đầy đủ: Toàn bộ số dư TSCĐ cuối kỳ được trình bày
đầy đủ trên các BCTC và không có sai sót
+ Phân loại và hạch toán đúng đắn: Toàn bộ TSCĐ được phân loại đúng đắn để
trình bày trên báo cáo tài chính.
+ Tổng hợp và cộng dồn: Số liệu lũy kế tính được trên sổ chi tiết TSCĐ được
xác định đúng đắn. Vì vậy, kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang sổ kế toán tổng hợp và sổ cái không có sai sót.
+ Trình bày và báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên BCTC được xác
hàng
• Căn cứ kiểm toán
Để có thể tiến hành kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét về các thông tin tài chính có liên quan đến khoản mục TSCĐ trên BCTC, KTV phải dựa vào các tài liệu sau:
+ Báo cáo tài chính: chỉ tiêu 211- Nguyên giá TSCĐ, chỉ tiêu 212 hao mòn lũy
kế. ...trên bảng cân đối kế toán; các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: Báo cáo tăng, giảm TSCĐ, báo cáo sửa chữa, báo cáo chi phí, báo cáo thanh toán, biên bản bàn giao TSCĐ, Bảng phân bổ khấu hao.
+ Số kế toán: Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan
như: Sổ chi tiết TSCĐ, số cái và sổ tổng hợp các tài khoản liên quan.
+ Chứng từ kế toán: Hóa đơn GTGT mua vào TSCĐ, các chứng từ liên quan đến
việc nhập khẩu tài sản cố định, các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán có liên quan như: Phiếu chi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ..
+ Các tài liệu khác là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán, sửa
chữa tài sản cố định như: Hợp đồng mua sắm, bản thanh lý hợp đồng, các quyết định đầu tư..
+ Các nội quy, quy chế kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm,
quản lý, sử dụng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
+ Các tài liệu khác liên quan đến quy định, quy trình kiểm soát nội bộ.
+ Các nguồn tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị sẽ là căn cứ để
KTV đánh giá mức độ hiệu lực hiệu quả của hệ thống KSNB. Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã trình bày trên BCTC được kiểm toán.