Thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu 620 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và định giá đại việt (vinaudit) thực hiện (Trang 40 - 41)

Việc áp dụng thủ tục phân tích tổng quát sẽ giúp cho KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán khác. Quy trình phân tích được thực hiện như một thủ nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC.

Khi áp dụng thủ tục phân tích, KTV cần phải xem xét các yếu tố sau:

+ Mục tiêu của phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được;

+ Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hóa thông tin (Ví dụ: Quy trình phân

tích áp dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vị thành viên sẽ hiệu quả hơn là chỉ áp dụng đối với thông tin tổng hợp của các đơn vị...);

+ Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính;

+ Độ tin cậy của các thông tin (Ví dụ: Sự đúng đắn của các kế hoạch hoặc dự

toán);

+ Tính thích đáng của các thông tin (Ví dụ: Kế hoạch được thiết lập có tính khả

hàng

+ Nguồn gốc thông tin (Ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin cậy cao

hơn thông tin do đơn vị cung cấp...);

+ Khả năng so sánh của thông tin (Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có thể so

sánh với thông tin của đơn vị khác trong cùng ngành...);

+ Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biết về

tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề nảy sinh đã dẫn đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ trước.

Trong quá trình phân tích tổng quát khoản mục TSCĐ, KTV áp dụng các thủ tục phân tích cụ thể sau: Thực hiện các phân tích xu hướng (phân tích về lượng trên cùng một chỉ tiêu). Trên cơ sở các số liệu của từng thông tin tài chính, KTV thường so sánh giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ với kỳ trước, so sánh giá trị còn lại của TSCĐ với các kỳ trước; so sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐ (hoặc từng loại TSCĐ) với các kỳ trước; lập bảng kê tăng giảm từng loại TSCĐ với các kỳ trước.

Phương pháp này giúp KTV thấy được chiều hướng biến động của từng chỉ tiêu, phát hiện các biến động bất thường, biến động lớn sẽ là các trọng tâm cần tiếp tục điều tra làm rõ.

Thực hiện thủ tục phân tích tỷ suất, bằng cách thiết lập các tỷ suất tài chính dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Ví dụ như so sánh tỷ lệ khấu hao bình quan của kỳ này với kỳ trước; so sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ với các kỳ trước; so sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ hoặc so sánh tổng chi phí sửa chữa lớn với các năm trước...

Phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan để làm rõ mối liên hệ và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các thông tin TSCĐ. Ví dụ như đặc thù về ngành nghề, lĩnh vực SXKD có ảnh hưởng thế nào tới TSCĐ.

Một phần của tài liệu 620 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và định giá đại việt (vinaudit) thực hiện (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w