1.2 .4Kết thúc kiểm toán
1.2.4.6 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên và Công ty kiểm toán sẽ phải lập và phát hành cho Quý đơn vị Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính kết thúc kỳ/năm.
Thư quản lý (nếu có): Khi kết thúc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính kỳ/năm, Công ty kiểm toán sẽ phát hành thư quản lý (nếu có) nhằm đề xuất cho đơn vị được kiểm toán hoàn thiện hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và khắc phục những điểm yếu mà kiểm toán viên và Công ty kiểm toán nhận thấy trong quá trình kiểm toán.
• Phát hành Báo cáo Kiểm toán
Phát hành Báo cáo kiểm toán đã được lập và trình bày về hình thức và nội dung theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính được xác định là báo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về trình bày hợp lý, được coi là kết quả cuối cùng của công việc kiểm toán báo cáo tài chính.
Báo cáo kiểm toán phải được lập bằng văn bản hoặc bản mềm, ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán theo từng năm (số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của doanh nghiệp hoặc chi nhánh). Báo cáo kiểm toán phải có tiêu đề chỉ rõ đó là Báo cáo kiểm toán độc lập
Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký, gồm chữ ký của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký của thành viên Ban Giám đốc là người đại diện theo pháp luật phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán. Dưới mỗi chữ ký nói trên phải ghi rõ họ và tên, số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán (Giấy Chứng nhận Đăng ký Hành nghề Kiểm toán). Trên chữ ký của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải đóng dấu của doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán) phát hành báo cáo kiểm toán
hàng
Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể phát hành thư quản lý trong các trường hợp sau:
- Việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán mà giới hạn này có nguyên nhân khách quan từ đơn vị được kiểm toán;
- Việc đơn vị được kiểm toán không đồng ý điều chỉnh các sai sót trọng yếu trong báo cáo theo đề nghị của doanh nghiệp kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược trong báo cáo kiểm toán;
- Những hành vi không tuân thủ pháp luật liên quan quá trình thực hiện hoặc đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính có thể gây sai sót trọng yếu.
hàng
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẠI VIỆT (VINAUDIT) THỰC HIỆN