Tổ chức bộ máy quản lý đất đai của tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 54 - 55)

5. Kết cấu luận văn

3.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai của tỉnh Lai Châu

Tổ chức bộ máy quản lý đất đai của tỉnh Lai Châu gồm 3 cấp: Cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường, cấp huyện là phòng Tài nguyên và Môi trường và cấp xã là cán bộ địa chính.

- Theo Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của UBND tỉnh với chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Đến nay Sở có 6 phòng và 6 đơn vị trực thuộc gồm: Phòng Quản lý đất đai; phòng Đo đạc bản đồ, viễn thám; phòng Khoáng sản - nước; phòng Tổng hợp - kế hoạch tài chính; phòng Hành chính - tổ chức; Thanh tra Sở; Chi cục Bảo vệ môi trường; Trung tâm Kỹ thuật TNMT; Trung tâm Quan trắc môi trường; Trung tâm Phát triển quỹ đất; Trung tâm Công nghệ thông tin TNMT và Văn phòng Đăng ký đất đai. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức là 114 người (trình độ thạc sỹ 5 người, đại học 78 người, cao đẳng 10 người, trung cấp và nhân viên kỹ thuật là 21người); trong đó có 58,87% là cán bộ chuyên ngành đất đai (công chức quản lý nhà nước 15 người, viên chức sự nghiệp 43 người).

Bảng 3.3. Trình độ cán bộ, CCVC ngành TNMT Lai Châu năm 2015

Đơn vị tính: Người Cấp quản lý Tổng số Trình độ chuyên môn Thạc Đại học Cao đẳng Trung cấp Nhân viên Toàn ngành 431 5 231 53 133 9 1. Cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và MT) 114 5 78 10 15 6 - Công chức quản lý 41 4 32 2 1 2 -Viên chức 73 1 46 8 14 4 2. Cấp huyện 131 93 19 18 1

- Phòng Tài nguyên và Môi trường 79 58 9 11 1

- Văn phòng Đăng ký đất đai 19 13 3 3

- Trung tâm phát triển quỹ đất 52 35 10 7

3. Cấp xã 186 60 24 100 2

(Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức và cán bộ năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường)

vụ tham mưu giúp UBND huyện, thành phố quản lý nhà nước về các lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn. Đến nay tổng số có cán bộ, CCVC 79 (bình quân gần 8 người/phòng), trong đó: đại học 57 người, cao đẳng 9 người, trung cấp và sơ cấp là 12 người. Các phòng Tài nguyên và Môi trường đều có Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp, thực hiện nhiệm vụ đăng ký, cấp GCN, quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, các giao dịch về đất đai của hộ gia đình cá nhân trên địa bàn, với tổng số 19 viên chức.

Ngoài ra ở cấp huyện có Trung tâm Phát triển quỹ đất, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND các huyện,thành phố, với chức năng giúp UBND thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo và quản lý quỹ đất, tổng số có 52 viên chức (trình độ đại học 35 người, cao đẳng 10 người, trung cấp và nhân viên kỹ thuật là 7 người); bình quân 6,5 người/trung tâm.

- Đến nay mỗi xã, phường, thị trấn đều có từ 1- 3 cán bộ địa chính xã; toàn tỉnh có 186 cán bộ địa chính xã; trình độ đại học 60 người, cao đẳng 24 người, trung cấp, sơ cấp là 108 người.

Như vậy, tổ chức bộ máy quản lý của ngành đã được kiện toàn từ tỉnh đến cấp xã, đặc biệt là cán bộ quản lý đất đai cơ bản đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên do địa bàn rộng, lực lượng cán bộ còn thiếu, đa số là trẻ tuổi dưới 30 tuổi, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, do vậy trong vẫn để xảy ra những vấn đề về tranh chấp đất đai, vi phạm trong sử dụng đất đai ở một số địa phương chưa giải quyết được dứt điểm gây bức xúc trong nhân dân. Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện đã được thành lập, nhưng thiếu biên chế (còn Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn chưa bố trí biên chế) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, chỉnh lý biến động đất đai, quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 54 - 55)