5. Kết cấu luận văn
3.4.3. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Là tỉnh có diện tích đất tự nhiên rộng, địa hình chia cắt, nhiều đồng bào dân tộc với các phong tục tập quán khác nhau, trình độ dân trí thấp.
- Sự bất cập trong cơ chế chính sách đất đai. Các văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn chồng chéo, thiếu thống nhất, nhất quan và tính thực tiễn, như: quy định thu tiền sử dụng đất giao trái thẩm quyền, trong giao đất, cấp giấy chứng nhận, trong xây dựng giá đất...
- Quy định về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất thay đổi liên tục, văn bản sau khác xa văn bản trước (như Nghị định 84, Nghị định 69, Nghị định 43 của Chính phủ và Quyết định 02 của Thủ tướng Chính phủ).
- Là tỉnh nghèo, trên 90% ngân sách do hỗ trợ Trung ương, nên nguồn kinh phí cho công tác điều tra cơ bản đất đai, công tác đo đạc bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hạn chế. Nguồn kinh phí thực hiện cho các dự án đầu tư theo quy hoạch hạn chế dẫn tới tình trạng quy hoạch treo, kéo dài gây lãng phí cho xã hội và hạn chế khả năng khai thác nguồn lực từ đất đai, ảnh hưởng đến đờì sống của một bộ phận dân cư, nhất là những người trực tiếp nông nghiệp.
- Quá trình đô thị hóa nhanh, xây dựng nhiều công trình thủy điện lớn cấp quốc gia trên địa bàn lớn, nhu cầu đất phát triển đô thị, đất thủy điện, đất tái định cư lớn, gây áp lực, khó khăn cho công tác quản lý đất đai.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Bộ máy hành chính còn mang nặng tính hành chính, quan liêu. Cán bộ làm công tác quản lý đất đai đa số trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ, nhất là cán bộ cấp huyện, cấp xã.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực sự được coi trọng; vẫn nặng hình thức, chưa thiết thực, cụ thể đến quyền lợi, trách nhiệm của người sử dụng đất.
- Do thiếu thông tin nên nhiều trường hợp chọn nhà đầu tư không đủ năng lực, dẫn đến một số dự án rơi vào tình trạng giữ đất, trong khi việc thu hồi giấy phépđầu tư chậm trễ, thiếu cương quyết.
- Công tác thanh, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai chưa được tăng cường. Việc xử lý vi phạm sau kết luận thanh tra chưa được thực hiện nghiêm túc. Công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai còn bị xem nhẹ. Các biện pháp xử lý chưa đủ mạnh, thiếu tính răn đe, cảnh báo đối tượng vi phạm.
- Việc áp dụng quy định về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở các địa phương, địa bàn dự án thiếu thống nhất, nhất quán dẫn đến tình trạng kiến nghị, khiếu kiện của người bị thu hồi đất.
- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai chậm được triển khai, chưa đáp ứng kịp thời cung cấp thông tin đất đai cho xã hội, trong khi nhu cầu ngày càng tăng.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI