5. Kết cấu luận văn
3.3.2. Yếu tố chủ quan
- Hệ thống văn bản của nhà nước, của tỉnh đã cơ bản đầy đủ, tuy nhiên còn chưa cụ thể, phù hợp với địa phương như: trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận cho người dân, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, chính sách bồi thường tái định cư; cần phải nghiên cứu xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách trên địa bàn tỉnh.
- Là tỉnh nghèo, doanh nghiệp đầu tư sản xuất trên địa bàn ít, quy mô nhỏ, cần có cơ chế chính sách thu hút đầu tư, trong đó có chính sách miễn giảm tiền thuê đất; hỗ trợ xây dựng mặt bằng, hỗ trợ sản xuất, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp mà hiện nay tỉnh Lai Châu đang tập trung khuyến khích đầu tư.
- Việc điều tra, khảo sát đánh giá đất (cả về số lượng, chất lượng) chưa được quan tâm thực hiện, mới tập trung đo đạc bản đồ địa chính để cấp giấy chứng nhận và thu hồi đất nên chưa có số liệu đất đai đầy đủ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp còn thiếu đồng bộ, chất lượng chưa cao, trong qua trình thực hiện các cấp, các ngành thực hiện chưa nghiêm, sử dụng đất sai quy hoạch, không đúng mục đích, gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng môi trường; vì vậy cần coi trọng, nâng cao chất lượng quy hoạch sử sụng đất và xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm để làm cơ sở cho các cấp, các ngành thực hiện. Có chế tài xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Giá đất và tài chính về đất đai có vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, đấu giá đất, tăng nguồn thu từ đất cho ngân sách tỉnh.
- Bộ máy quản lý về đất đai đã được kiện toàn cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhưng hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai, trung tâm phát triển quỹ đất ảnh hưởng lớn đến thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận,cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính các cấp và chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn tỉnh.
- Năng lực môn chuyên, trình độ quản lý, vận dụng thực tiễn của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý đất đai còn hạn chế; việc cải cách thủ tục hành chính về đất đai chưa chuyển biến rõ nét ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.
- Trên địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc, chủ yếu là làm nương rẫy luân canh, phương thức sản xuất lạc hậu, gây sót mòn đất, ảnh hưởng đến chất lượng đất, cần chính sách hỗ trợ để người dân sống được từ quản lý rừng, thâm canh tăng vụ, sản xuất lúa nước, nương có bờ, cố định; hạn chế thấp nhất việc người dân nương rẫy luân canh.
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015