5. Kết cấu luận văn
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
3.4.2.1. Những tồn tại trong việc sử dụng đất
- Diện tích đất chưa sử dụng còn 352.175,06 ha, chiếm 38,84% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, chưa có kế hoạch và biện pháp tích cực để khai thác, sử dụng.
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, nhưng hệ số sử dụng đất chưa cao, hầu hết diện tích đất chỉ trồng cấy một vụ; chỉ có 6.884,67 ha đất trồng cấy 2 vụ lúa trở lên. Tỷ trọng diện tích đất chuyên dùng ít; nhất là đất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (năm 2015 chỉ có 775,24 ha, chiếm 2,37% diện tích đất phi nông nghiệp toàn tỉnh).
- Việc sử dụng đất đi đôi với bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức; người dân tự khai hoang trên đất lâm nghiệp làm nương rẫy còn phổ biến; hiện tượng phá rừng vẫn còn xảy ra; dùng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tràn lan trong sản xuất nông nghiệp; đặc biệt việc triển khai trồng rừng thay thế của các công trình thủy điện chưa thực hiện được nhiều.
3.4.2.2. Những tồn tại trong việc quản lý đất đai
- Việc ban hành các văn bản của tỉnh còn chậm so với thời điểm Luật Đất đai có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của các Bộ ngành còn chưa thống nhất; một số thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành đã phải chỉnh sửa và có một số nội dung bất cập chưa phù hợp với thực tế của địa phương như: Chưa quy định cụ thể về quy trình, thời gian thực hiện cấp giấy chứng nhận đồng loạt theo đo đạc bản đồ địa chính; quy định về thu tiền tiền sử dụng đất đối hộ gia đình cá nhân giao trái thẩm quyền; chưa quy định rõ về thu phí đo đạc và bản đồ; việc xác định tài sản trên đất như tài sản là công trình xây dựng, cây lâu năm, rừng sản xuất, chưa có sự thống nhất giữa các Bộ, ngành Trung ương.
- Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai tuy đã được quan tâm, nhưng sự phối hợp trong công tác tuyên truyền giữa các cấp, các ngành còn hạn chế, chưa có hình thức tuyên truyền phù hợp, đặc biệt đối với người dân đồng bào dân tộc, trình độ hạn chế.
- Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, chồng chéo. Nhiều dự án đầu tư không tuân thủ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành; kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải bổ sung, điều chỉnh các dự án mới phát sinh trên địa bàn.
- Công tác đo đạc bản đồ địa chính đã thực hiện khối lượng rất lớn, nhưng tình hình biến động đất đai xảy ra với tốc độ nhanh trên phạm vi rộng, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động vẫn không cập nhất được hết, nhiều thửa đất đã được chia tách, hợp thửa, chuyển mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất ngoài thực địa nhưng trên BĐĐC vẫn chưa chỉnh lý, nhiều địa phương vẫn còn tình trạng lấn chiếm đất công nhưng vẫn chưa được đo đạc chỉnh lý gây khó khăn cho công tác cấp GCNQSDĐ.
- Diện tích đo đạc theo bản đồ địa chính chênh lệch với số liệu bàn giao cho các hộ tái định cư, cấp đất cho cán bộ công nhân, viên chức do một số hộ dân xây dựng lấn chiếm hoặc xây không hết đất, do đo đạc bằng thước dây có sự sai lệch, Hội đồng xét cấp giấy cấp xã cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể để xử lý nên thời gian kéo dài. Việc mua bán chuyển nhượng đất không thông qua chính quyền địa phương, một số hộ dân tự lấn chiếm đất đai ven đường giao thông, đất
nông nghiệp sang đất ở đô thị nên việc xác định chủ sử dụng đất, nguồn gốc đất gặp khó khăn, ảnh hưởng đến công tác xét duyệt, cấp giấy chứng nhận. Trang bị cơ sở vật chất để quản lý cơ sở dữ liệu số ở 3 cấp chưa được đầu tư; đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm.
- Công tác cấp GCNQSDĐ đã được đẩy nhanh tiến độ nhưng số lượng thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận còn nhiều, đặc biệt là đất ở thuộc các dự án giao đất tái định cư các công trình thủy điện, đất giao trái thẩm quyền, lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất. Thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã gắn với nông thôn mới, không chi tiết đến từng thửa đất và chưa quy hoạch cụm dân cư nông thôn nên gây khó khăn cho công tác xét cấp Giấy chứng nhận tại một số xã. Đất xâm canh xâm cư, người dân không chịu đi chỉ ranh giới và yêu cầu cấp giấy chứng nhận trên địa bàn đang sinh sống.
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm, kéo dài, do người dân chưa đồng ý với mức giá đền bù về đất, tài sản trên đất; do địa hình đồi núi dốc, việc cải tạo mặt bằng bố trí đất tái định cư, bố trí đất sản xuất ở nơi ở mới gặp khó khăn. Nhiều dự án chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất nhưng đã triển khai, khi giải quyết, xử lý vướng mắc không có hồ sơ.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai vẫn mang tính hình thức, nhiều địa phương vẫn để tình trạng vi phạm đất đai xảy ra như: Lấn, chiếm đất công, tự ý chuyển mục đích sử dụng, tự ý chuyển quyền sử dụng đất… Tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp về bồi thường tái định cư các công trình thủy điện vẫn còn sảy ra.