Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 69)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước được hoàn thiện, phù hợp với thực tế, điều tiết một cách hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt đối với các dự án, công trình trọng điểm. Các chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ đã được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định, Thông

tư quy định có lợi cho người bị mất đất (như xác định giá đất cụ thể tại thời điểm bồi thường, mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp từ 3-5 lần giá bồi thường, hỗ trợ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, bố trí tái định cư...).

Với mục tiêu của tỉnh là tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng để kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở hết sức quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện; các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư của tỉnh được ban hành kịp thời theo hướng có lợi cho người bị thu hồi đất; có chính sách bồi thường, hỗ trợ riêng cho các dự án công trình thủy điện, thủy lợi. Kiện toàn, bổ sung lực lượng, giao trách nhiệm cho Trung tâm Phát triển quỹ đất các huyện, thành phố là cơ quan thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tất cả các dự án trên địa bàn.

Việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo đúng quy trình: trước khi thu hồi đất, chủ đầu tư dự án, Trung tâm Phát triển quỹ đất và các xã, phường đều tổ chức họp dân thực hiện công khai quy hoạch, thông báo cho người dân bị thu hồi đất về lý do, kế hoạch thu hồi, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư theo quy định; tổ chức đo đạc, kiểm đếm, lên phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được gửi đến từng hộ dân tham gia trước khi hoàn chỉnh gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định trước khi phê duyệt. Kết quả trong những năm qua, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng diễn ra tương đối thuận lợi, hoàn thành công tác bồi thường hàng trăm dự án (riêng các thủy điện Lai Châu, Sơn La, Huổi Quảng, Bản Chát đã thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 9.865 hộ dân với trên 4 vạn nhân khẩu). Vấn đề bố trí tái định cư, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho nhân dân bị thu hồi đất được quan tâm; công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính công khai, dân chủ theo quy định, đã hạn chế được nhiều khiếu kiện, bức xúc trong nhân dân.

Tuy nhiên, tại một số dự án, vấn đề thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân như: Chế độ chính sách của nhà nước về

bồi thường hỗ trợ và tái định cư thay đổi, bất cập giữa các dự án; về định giá đất giữa đầu đi và đầu đến còn bất cập; mức giá bồi thường về đất và tài sản vẫn còn thấp; giải quyết vấn đề giá trị bồi thường còn chưa hợp lý và thống nhất, bố trí đất tái định cư còn chậm, thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài, chưa dứt điểm, làm chậm tiến độ đầu tư đưa dự án vào sử dụng. Mặt khác do trên địa bàn thực hiện nhiều dự án tái định cư lớn, khi bồi thường người dân nhận tiền, một số điểm tái định cư không bố trí đất sản xuất; khi người dân hết thời gian hỗ trợ gạo thì không có đất sản xuất, thiếu đói gây ra các tệ nạn xã hội. Đặc biệt một số nơi do việc xác lập hồ sơ ban đầu để bồi thường không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến khiếu kiện đông người của dân tái định cư một số xã có thủy điện Huổi Quảng, Bản Chát và khiếu kiện đơn lẻ ở một số dự án khác.

3.2.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3.2.5.1. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính

Trước năm 2008, tỉnh Lai Châu mới chỉ có một số xã của huyện Tam Đường đo đạc bản đồ địa chính hệ tọa độ HN72. Từ năm 2008, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, xây dựng dự án tổng thể lập hồ sơ địa chính toàn tỉnh được Tổng cục Quản lý đất đai thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2059/QĐ-UBND ngày 15/12/2008, với tổng dự toán kinh phí là 181.091 triệu đồng (trong đó Ngân sách Trung ương hỗ trợ 80%; địa phương 20%). Năm 2013 thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 yêu cầu tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 30- NQ/QH13 của Quốc hội khóa XIII, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh dự án tổng thể theo Quyết định số 803/QĐ- UBND ngày 29/7/2013; trong đó thực hiện đo đạc thủ công để thành lập bản đồ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhân ở các huyện chưa có điều kiện đo đạc bản đồ địa chính chính quy (huyện Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Tân Uyên và đo bổ sung huyện Tam Đường).

Ngoài ra, từ năm 2010, trên địa bàn các huyện đã thực hiện đo đạc đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hàng ngàn hộ đồng bào tái định cư các công trình thủy điện lớn như: Thủy điện Sơn la, thủy điện Lai Châu, thủy điện Huổi Quảng, Bản Chát. Đồng thời tiến hành đo đạc thủ công đất phát triển cao su cho trên vạn hộ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đáp ứng cho người dân ký hợp đồng góp đất với các công ty cao su trên địa bàn tỉnh.

Lũy kế đến nay, toàn tỉnh đã đo đạc bản đồ địa chính được 105.288,21 ha bằng 11,61% diện tích tự nhiên (Đo đạc địa chính chính quy là 78.108,3 ha; đo đạc thủ công là 27.179,91 ha), Cụ thể diện tích đo đạc bản đồ địa chính như sau:

Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả đo đạc bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính Đơn vị tính: ha Đơn vị hành chính Tổng diện tích đo đạc Đến Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số 105.288,21 9.237,05 42.679,58 00 50.442,77 1.356,24 1.572,57 Thành phố Lai Châu 3.528,60 3.528,60

Huyện Tam Đường 13.430,66 8.740,85 4.689,81

Huyện Mường Tè 5.641,93 406,20 4.776,94 368,79 Huyện Sìn Hồ 36.163,71 28.600,79 7.562,92

Huyện Phong Thổ 21.763,31 20.775,86 987,45

Huyện Than Uyên 9.668,51 6.851,71 1.550,50 1.266,30 Huyện Tân Uyên 7.900,77 1.472,84 6.121,66 306,27 Huyện Nậm Nhùn 7.190,72 2.225,64 4.965,08

(Nguồn: Báo cáo kết quả đo đạc bản đồ địa chính của Phòng Đo đạc,bản đồ viễn thám - Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp)

Đến nay 100% số xã, phường, thị trấn đã được đo đạc bản đồ địa chính theo tọa độ đối với đất sản xuất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng; cơ bản đã đáp ứng yêu cầu về quản lý đất đai ở các cấp, nhất là phục vụ cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên do chưa đo đạc hết ranh giới tự nhiên của từng xã, đất lâm nghiệp và đất chưa

sử dụng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên nên công tác quản lý đất đai cũng còn gặp khó khăn.

3.2.5.2. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 về Kế hoạch cấp giấy chứng nhận năm 2013; Kế hoạch số 1197/KH-UBND ngày 10/9/2013 về đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Quyết định số 1011/QĐ-UBND ngày 20/9/2013 về tạm ứng ngân sách tỉnh năm 2013 để thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Công văn số 461/UBND-TN ngày 07/4/2014 về ưu tiên đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết của Quốc hội.

Năm 2013, toàn tỉnh đã cấp được 107.880 giấy chứng nhận, với diện tích là 375.310,94 ha, gấp 1,4 lần tổng diện tích đất đã cấp từ năm 2012 trở về trước; diện tích được cấp giấy chứng nhận đến ngày 31/12/2013 là 642.536,18 ha, nâng tỷ lệ cấp giấy chứng nhận toàn tỉnh từ 58,3% cuối năm 2012 lên 88,93%, tăng 30,63%, vượt 7,93% so với chỉ tiêu của tỉnh giao; 8/8 huyện, thành phố đạt tỷ lệ cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII; đã có 4/6 loại đất đạt trên 85%; còn 2 loại đất chưa đạt theo Nghị quyết của Quốc hội (đất ở nông thôn đạt 83,88%; đất ở đô thị đạt 71,63% diện tích cần cấp).

Năm 2014, 2015, tỉnh tập trung hoàn thiện hồ sơ địa chính, in và tổ chức trao giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân và cấp được 33.349 giấy chứng nhận, diện tích 14.444,73 ha. Lũy kế đến ngày 31/12/2015 toàn tỉnh đã cấp được 214.808 giấy chứng nhận, với diện tích 672.398,80 ha, đạt tỷ lệ cấp giấy chứng nhận toàn tỉnh 91,33%. Trong đó, tỉ lệ cấp GCNQSDĐ với đất sản xuất nông nghiệp là 91,42%, đất lâm nghiệp 91,31%, đất nuôi trồng thủy sản 89,29%, đất ở nông thông 90,19%, đất ở tại đô thị 89,69% và đất chuyên dùng 94,06%.

Hình 3.3. Đồ thị Kết quả cấp GCNQSDĐ tỉnh Lai Châu đến năm 2015

Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đất đô thị tại một số huyện còn thấp là do các đơn vị tư vấn chưa có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và bố trí lực lượng chuyên môn còn ít kinh nghiệm trong công tác cấp giấy chứng nhận; phong tục tập quán của đồng bào dân tộc sản xuất nương rẫy luân canh nên có nhiều điểm tranh chấp địa giới hành chính, tranh chấp đất đai, xâm canh xâm cư.

3.2.6. Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai là một trong nội dung quan trọng trong công tác quản lý đất đai; bao gồm quản lý giá đất và quản lý các nguồn thu từ đất, góp phần ổn định thị trường bất động sản, tăng nguồn thu ngân sách địa phương.

3.2.6.1. Công tác xây dựng giá đất

Sở Tài nguyên và Môi trường đã cùng với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh quy định về phương pháp xác định giá, khung giá các loại đất theo từng vị trí đất. Từ năm 2011-2014, hàng năm Sở đã thực hiện xây dựng bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định (sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua); riêng bảng giá đất xây dựng năm 2014 áp dụng cho 5 năm 2015-2019. Bảng giá đất được xây dựng trên cơ sở bảng giá đất năm trước, tiến hành rà soát tất cả các mức giá đất ở các vị trí, thu thập, điều tra giá cả chuyển

nhượng đất trên thị trường, điều chỉnh lại các mức giá không còn phù hợp, bổ sung giá đất tại các khu vực mới được đầu tư xây dựng. Bảng giá các loại đất của tỉnh được ban hành kịp thời để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; tính thuế sử dụng đất; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tính tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho nhà nước. Tuy nhiên bảng giá đất được xây dựng từ nhiều năm trước, việc rà soát, thu thập, phân tích số liệu hàng năm thiếu toàn diện, chịu sự chi phối của Nhà nước xây dựng bảng giá đất để làm cơ sở bồi thường đất và có tác động “ảo” của thị trường bất động sản đã làm cho nhiều mức giá đất thấp hơn nhiều so với thị trường; tạo ra những bất hợp lý trong việc xác định nghĩa vụ tài chính khi giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất...

Để thực hiện thống nhất xác định giá cụ thể, hệ số điều chính giá đất làm căn cứ thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá khởi điểm đấu giá đất, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đã được Sở hướng dẫn cụ thể. Việc xác định giá cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất (Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện) cùng với phương án bồi thường. Sở Tài chính có trách nhiệm xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm và xác định giá đất cụ thể đối với thửa đất, khu đất có giá trị dưới 10 tỷ đồng; Sở Tài nguyên và Môi trường xác định giá đất cụ thể đối với thửa đất, khu đất có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên. Trong công tác xác định giá đất cụ thể, các sở, ngành, UBND các huyện đã phối hợp, cung cấp thông tin, hồ sơ thửa đất để thực hiện.

3.2.6.2. Công tác quản lý các nguồn thu ngân sách từ đất đai

Theo Luật Đất đai năm 2013, các quy định đã thể hiện quan điểm mở rộng việc sử dụng đất cho các đối tượng và nhà đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài tiếp cận đất đai dễ dàng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư thuận lợi. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư thông qua quy định các điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư, ký quỹ sử dụng đất. Bên cạnh đó, những quy định về cơ chế tài chính đất đai vừa bảo đảm tính công khai, minh bạch, vừa tăng cường việc sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt, tăng cường sự chủ động của Nhà nước điều tiết nguồn cung về đất đai ra thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khai thác các nguồn thu từ đất đai theo cơ chế thị trường một cách hiệu quả lâu dài, bền vững và phát huy nguồn lực từ đất đai phục vụ cả phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh Lai Châu đã xây dựng quy chế đấu giá quyền sử dụng đất; xác định rõ về trình tự, thủ tục đấu giá đất phù hợp với điều kiện. Trong những năm qua việc đấu giá đất mới tập trung ở khu vực đô thị, khu phát triển dân cư tập trung như: Thành phố Lai Châu, thị trấn Tam Đường, thị trấn Tân Uyên, khu tái định cư xã Nậm Tăm huyện Sìn Hồ... để đấu giá tạo nguồn thu cho ngân sách. Các cuộc đấu giá đều được tổ chức công khai, minh bạch, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Các hình thức đấu giá được vận dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể nên phát huy tác dụng của việc đấu giá, hạn chế tối đa tình trạng thông đồng, “bắt tay, thống nhất ngầm” .

Ngoài thu tiền sử dụng đất từ đấu giá đất, còn thu do giao đất, cấp đất cho cán bộ chuyển công tác từ chia tách tỉnh, huyện, cho các hộ tái định cư; tiền thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, ngoài ra còn có lệ phí trước bạ. Kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến sử dụng đất tỉnh đến hết năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)