Hệ thống các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 56)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Hệ thống các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Giới thiệu về hệ thống bệnh viện

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của khu vực Việt Bắc nói riêng và Trung du miền núi Đông Bắc nói chung. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, mỗi đơn vị đều có ít nhất 1 bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh. Còn các xã thì đều có Trung tâm y tế hoặc trạm y tế của xã, phường. Ngoài ra, Thái Nguyên còn là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 bệnh viện Đa khoa TW, 9 bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện.

Theo báo cáo Thống kê của sở Y tế tỉnh Thái Nguyên năm 2019, Bệnh viện A Thái Nguyên hiện đang hoạt động với quy mô 230 giường và đang có kế hoạch nâng cấp lên thành 330 giường, trên khu đất có diện tích là 23.493m2. Tổng diện tích sàn xây dựng là 15.015m2. Bệnh viện A hiện tại luôn trong tình trạng hoạt động quá tải, số lượng phục vụ với hệ số cao gây ra nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng.

Bệnh viện C thuộc bệnh viện đa khoa hạng II hiện đang hoạt động với quy mô 600 giường, được tổ chức thành 24 khoa, phòng. Trong đó có 19 khoa và 5 phòng chức năng. Bệnh viện hiện có 436 cán bộ bác sĩ. Trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Bộ Y tế, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên. Bệnh viện C đã được trang bị thêm nhiều thiết bị máy móc tối tân, hiện đại nhất Tỉnh và khu vực phía Bắc.

Bệnh viện Gang thép đang hoạt động với quy mô 150 giường bệnh với tổng diện tích xây dựng 4.193,165 m2 ; diện tích sử dụng là 3.773,305 m2 ,

43

tổng biên chế định hình là 69 người. Trong những năm gần đây, mặc dù đã rất cố gắng chăm lo công tác phát triển y tế, nhưng Bệnh viện Gang Thép chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh ngày một cao của nhân dân trong tỉnh.

Một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Theo báo cáo Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên tháng 12/2020, các bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình, Định Hóa và Võ Nhai số lượt bệnh nhân đến khám lần lượt là 71.000; 51.000 và 38.000 lượt, đạt 85% kế hoạch năm. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, đặc biệt các công trình xử lý môi trường đã xuống cấp nghiêm trọng, chất thải phát sinh được xử lý không đạt yêu cầu.

Trong phát triển y tế chuyên sâu, với sự hỗ trợ có hiệu quả của các bệnh viện tuyến Trung ương, các bệnh viện của tỉnh như: Bệnh viện A, Bệnh viện C, Bệnh viện Gang Thép, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Y học cổ truyền... đã tích cực triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu có chất lượng cao tương đương với các bệnh viện tuyến Trung ương về một số lĩnh vực quan trọng: Tim mạch, sản khoa, nhi khoa, sơ sinh, ung bướu, chấn thương, chỉnh hình, mắt, lao, bệnh phổi, nội tiết, y học cổ truyền, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh...Nhiều kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh được triển khai thành công, đặc biệt là kết quả đạt được trong kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản (IUI, IVF) tại Bệnh viện A; hồi sức cấp cứu cấp cứu sốc phản vệ, ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp của Bệnh viện Gang Thép, phát triển kỹ thuật can thiệp tim mạch, ngoại khoa, chấn thương tại Bệnh viện C; ghép thận, can thiệp tim mạch tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Tình đến thời điểm tháng 12/2020, tổng số giường bệnh toàn tỉnh đạt hơn 6.600 giường, bình quân đạt 48,6 giường/10.000 dân. Bình quân số lượt người dân được khám chữa bệnh/năm đạt trên 2,2 lượt/người/năm. Số bác sĩ toàn tỉnh hiện có trên 1.600 người, đạt 13 bác sĩ/10.000 dân; 50% bác sĩ, dược sĩ trong các cơ sở y tế công lập có trình độ sau đại học.

44

nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế xứng tầm trung tâm y tế vùng các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. Thời gian tới, Thái Nguyên huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho y tế, khuyến khích mạnh mẽ việc xã hội hóa y tế, thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân, nâng cao năng lực phòng chống dịch, chất lượng khám, chữa bệnh, phát triển mạnh mẽ các trung tâm chuyên sâu, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện. Cùng với đó, tỉnh phát triển ngành dược và thiết bị y tế, phát triển nhân lực và khoa học - công nghệ y tế, đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế.

3.1.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ

Căn cứ vào các tiêu chí về cơ sở vật chất cũng nhu quy mô hoạt động, hệ thống y tế của tỉnh Thái Nguyên được phân cấp như sau:

Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh bao gồm: Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, Bệnh viện A, Bệnh viện C, Bệnh viện Gang Thép, Bệnh viện Lao, Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện Y học dân tộc

Bệnh viện đa khoa cấp huyện: Bệnh viện huyện Đại Từ, Bệnh viện huyện Định Hóa, Bệnh viện huyện Phú Bình, bệnh viện Mỏ Sát Trại Cau.

Trung tâm y tế: Trung tâm Y tế Phổ Yên, trung tâm y tế Phú Lương, trung tâm y tế Võ Nhai, trung tâm y tế Đồng Hỷ Bắc Thái, trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên.

Sơ đồ 3.1: Hệ thống y tế tại tỉnh Thái Nguyên

45

Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế.Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Bệnh viện tuyến tỉnh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh và các Ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp. Bệnh viện có chức năng: Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh; đào tạo y, bác sĩ; nghiên cứu khoa học về y học; chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; phòng bệnh; hợp tác quốc tế; quản lý kinh tế y tế.

Bệnh viện tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế, là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở địa bàn huyện, có chức năng và nhiệm vụ sau: cấp cứu – khám bệnh, chữa bệnh; đào tạo y, bác sĩ; nghiên cứu khoa học về y học; chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; phòng bệnh; hợp tác quốc tế; quản lý kinh tế y tế.

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế; có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm y tế dự phòng tỉnh được quy định chi tiết tại Thông tư số 51/2014/TT- BYT ngày 29/12/2014 của Bộ Y tế.

46

Trung tâm y tế huyện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trung tâm Y tế huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến tỉnh, Trung ương; chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 56)