Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 50)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Trong luận văn, phương pháp này được dùng để xử lý và phân tích các số liệu để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các biểu đồ mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua biểu đồ, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ đề thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích, tạo ra được nền tảng để phân tích số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.

39

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích, tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau.

Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Do đó các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh.

Phương pháp phân tổ thống kê: Đối với thông tin thứ cấp, sử dụng phương pháp phân tổ để tổng hợp. Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin để có thể dễ dàng tổng hợp thông tin theo hướng phân tích của luận văn. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ... Đối với thông tin sơ cấp: Các bảng hỏi và số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp trên chương trình Exel, trên cơ sở tổng hợp số liệu, phân tích theo các tiêu chí đề ra, lập bảng để đánh giá và phân tích (nếu có).

Phương pháp biểu đồ: Biểu đồ giúp việc so sánh trở nên trực quan và sinh động hơn. Biểu đồ áp dụng trong việc so sánh tỉ lệ khách hàng đã sử dụng, chưa sử dụng hay mới sử dụng một phần.

Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một địa phương, phân tích các đề xuất hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp hay của một địa phương. Và trên thực tế, việc

40

vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu ... đang ngày càng được nhiều người nghiên cứu lựa chọn. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những nguy cơ mà trong việc quản lý kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 50)