Tăng cường công tác tuyên truyền BHYT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 111 - 114)

5. Bố cục của luận văn

4.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền BHYT

Một giải pháp rất quan trọng là cần phải gắn chặt quyền lợi, giải quyết tốt các chế độ cho người tham gia với nghĩa vụ phải đóng góp. Để làm được điều này phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích chế độ cho người lao động và chủ sử dụng lao động hiểu được việc tham gia BHYT có rất nhiều ý nghĩa. Cần có chính sách động viên, khen thưởng đối với những đơn vị thực hiện đóng góp đầy đủ, kịp thời để họ phát huy và tăng lãi phạt chậm đóng đối với các đơn vị còn nợ tiền BHYT.

Xác định rõ việc triển khai công tác truyền thông Luật BHYT, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung và một số văn bản liên quan sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc tham gia BHYT. Qua đó tạo sự thống nhất cao ở các cấp, các ngành; tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc triển khai và thực thi Luật BHYT.

Xây dựng công tác truyền thông cần phải phối hợp với Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - Xã hội trong tỉnh để phối hợp vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHYT. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông và chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến các nội dung mới của Luật BHYT sửa đổi thông qua nhiều hình thức: Hội nghị phổ biến, tập huấn, phóng sự, tọa đàm, đối thoại, trả lời đường dây nóng,…Tập trung vào các nội dung, kết quả triển khai thực hiện Nghị Quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHYT giai đoạn 2012- 2020; kết quả triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ về thực hiện lộ trình

102

tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020.

Tuyên truyền làm cho người dân hiểu được sự thiết thực, tính nhân văn, nhân đạo của chính sách BHYT nhằm ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Phản ánh các hoạt động và những đổi mới của BHXH Việt Nam trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Phát hiện và phản ánh những khó khăn, bất cập trong công tác KCB, quản lý kinh phí BHYT. Đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa chủ trương thực hiện BHYT toàn dân. Khắc phục bằng được hạn chế, yếu kém, nhất là hạn chế về nhận thức, trách nhiệm ở một số nơi quán triệt chưa tốt, chưa ban hành Kế hoạch, tỷ lệ đạt còn thấp trong thực hiện chủ trương. Quyết liệt hơn để thực hiện cho được các mục tiêu, chỉ tiêu mà Trung ương đã đề ra, trong đó có phấn đấu đến hết năm 2020 hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân. Muốn vậy, trước hết phải đề cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền: Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHYT cần thường xuyên triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHYT tới các cấp, các ngành, các tổ chức, đông đảo người lao động và nhân dân.

Công tác tuyên truyền chính sách BHYT cần được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng: Tập huấn, tư vấn, đối thoại cho các nhóm đối tượng trực tiếp tại cơ sở, thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích, băng rôn…; với những nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Qua đó giúp nhân dân và người lao động nâng cao nhận thức về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác BHYT trong tình hình mới và mục tiêu BHYT toàn dân. Từ đó thuyết phục, vận động nhân dân

103

nêu cao ý thức, trách nhiệm; chủ động, tích cực tham gia BHYT.

4.2.7. Hoàn thiện công tác xây dựng, chấp hành dự toán, quyết toán, thanh tra công tác quản lý kinh phí khám chữa bệnh BHYT

Để quản lý tốt kinh phí KCB BHYT thì tất cả các khâu từ xây dựng, lập dự toán, thực hiện đến quyết toán và thanh kiểm tra đều phải được thực hiện thường xuyên, bám sát với các quy định, quy trình, các văn bản pháp luật và văn bản hướng dẫn có liên quan. Để hoàn thiện các công tác trên đòi hỏi sự phối hợp chắt chẽ giữa các bộ phận, các bên liên quan.

Cần nghiên cứu, xây dựng ban hành chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT thay thế cho chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra đã ban hành trước đó của Bộ Y tế để đáp ứng với yêu cầu và phù hợp với tình hình thực tiễn. Cùng với đó, Vụ BHYT cần xây dựng cơ chế tài chính vận hành hệ thống thông tin quản lý khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tăng cường đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên y tế, tập trung gửi dữ liệu điện tử để thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT.

Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý công việc đạt hiệu quả cao; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi người tham gia... Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành BHXH, BHYT; kiên quyết phối hợp xử lý, chấn chỉnh các cá nhân, đơn vị vi phạm chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử đối với cá nhân; triển khai ứng dụng VssID-BHXH số trên nền tảng thiết bị di động. Đặc biệt, cần tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với công chức, viên chức trong thực thi công vụ; nâng cao ý thức văn hóa công sở trong giao tiếp, ứng xử với các tổ chức, cá nhân đến giao dịch làm việc, bảo đảm giải quyết đúng

104

và kịp thời các chế độ cho người tham gia và thụ hưởng… từ đó hoàn thiện công tác quản lý kinh phí KCB BHYT tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 111 - 114)