Kiến nghị với các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 114 - 129)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3 Kiến nghị với các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Từng bước nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là nâng cao chất lượng ọ y, bác sĩ, bố trí sử dụng cán bộ một cách ổn định; thành lập bộ phận nghiên cứu, tư vấn và hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chế độ, chính sách về BHYT, tăng cường thanh tra y tế về KCB BHYT để kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế đồng thời có biện pháp khắc phục, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đảm bảo nguồn kinh phí BHYT được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Ngành Y tế cần khảo sát, đánh giá và công khai những thông tin liên quan đến

105

tình hình KCB trong phạm vi toàn quốc hàng năm như: mô hình cơ cấu bệnh tật, tình hình nâng cấp cơ sở hạ tầng bệnh viện, tổng kinh phí chi KCB tại các cơ sở y tế lớn, chỉ số bình quân KCB nội, ngoại trú, bình quân số ngày điều trị nội trú, công khai giá thuốc… để làm cơ sở hoạch định, dự báo cân đối Kinh phí BHYT.

106

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, công tác BHYT tại tỉnh Thái Nguyên thực sự là công cụ thực hiện xã hội hoá các hoạt động xã hội, từng bước giảm dần gánh nặng bao cấp của ngân sách Nhà nước, hình thành kinh phí KCB BHYT tập trung thống nhất, hoạt động độc lập với ngân sách Nhà nước. Kinh phí KCB BHYT ngoài việc thực hiện chi phí KCB theo quy định còn tham gia đầu tư vào thị trường vốn nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ, góp phần tăng trưởng nền kinh tế đất nước.

Công tác quản lý thu BHXH, BHYT tại Thái Nguyên được quan tâm chỉ đạo sát sao nên luôn hoàn thành kế hoạch cấp trên giao, thực hiện thu đúng, thu đủ, số thu năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn thu để kịp thời giải quyết các chế độ cho người tham gia. Tuy nhiên cần lập kế hoạch thu sao cho sát theo từng đối tượng trên cơ sở đó để hoạch định phát triển chiến lược mở rộng đối tượng tham gia BHYT.

Công tác chi trả chi phí KCB BHYT đảm bảo chi hợp lý, đúng người, đúng bệnh, đúng chế độ.

Một số năm gần đây Kinh phí KCB BHYT tại tỉnh Thái Nguyên bị mất cân đối (vượt quỹ) do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cùng với các định hướng của Đảng và các chính sách của Nhà nước trong năm qua BHXH tỉnh Thái Nguyên đã từng bước đạt được những kết quả quan trọng trong việc quản lý kinh phí KCB BHYT đã có kết dư trên 5,2 tỷ đồng góp phần phát triển bền vững vì sự nghiệp an sinh xã hội cho đất nước.

Qua kết quả nghiên cứu quản lý kinh phí BHYT tại các bệnh viện của BHXH tỉnh Thái Nguyên, đề tài thu được một số kết quả sau:

Một là, nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn

về kinh phí BHYT, quản lý kinh phí BHYT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kinh phí BHYT… Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về quản lý kinh phí BHYT tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đã rút ra

107

được một số bài học kinh nghiệm trong quản lý kinh phí BHYT tại BHXH tỉnh Thái Nguyên.

Hai là, nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý kinh phí BHYT của BHXH tỉnh Thái Nguyên tại các bệnh viện trên địa bàn. Về nguồn thu kinh phí BHYT tại BHXH tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây liên tục có sự gia tăng với tốc độ phát triển cao thu hút được sự đóng góp của nhiều nhóm đối tượng tham gia. Tuy nhiên, tình hình bội chi kinh phí BHYT ngày càng cao, cần phải có cơ chế, biện pháp quản lý chặt chẽ tránh tình trạng bội chi kéo dài; Công tác truyền thông về chính sách BHYT cần được quan tâm hơn nữa để người dân hiểu và từ đó chủ động tham gia, đặc biệt là đối tượng tự nguyện; Bên cạnh những kết quả đã đạt được hiện nay, BHXH tỉnh Thái Nguyên vẫn còn hạn chế trong quản lý kinh phí BHYT: Tình trạng bội chi ngày càng cao; nhân lực làm công tác giám định còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là người có chuyên môn về ngành Y, Dược nên trong những năm tiếp theo cần tuyển dụng thêm bác sỹ, dược sỹ đại học để tăng cường công tác giám định BHYT. Tốc độ sử dụng kinh phí BHYT trong những năm gần đây tại BHXH tỉnh Thái Nguyên có chiều hướng gia tăng, mức tăng này đã nhanh hơn mức thu của kinh phí BHYTnên mức chi cho KCB BHYT đã vượt kinh phí BHYT, cần có giải pháp quyết liệt để giảm tình trạng bội chi, tiến tới cân đối trong thu chi…

Ba là, Nghiên cứu có đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý kinh phí BHYT tại BHXH tỉnh Thái Nguyên thời gian tới, bao gồm:

Hoàn thiện quá trình quản lý thu, chi kinh phí BHYT; Mở rộng đối tượng tham gia BHYT;

Hoàn thiện công tác giám định chi phí KCB BHYT tại các cơ sở KCB BHYT;

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 114 - 129)