Bài học kinh nghiệm cho các bệnh viện thuộc tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho các bệnh viện thuộc tỉnh Thái Nguyên

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý kinh phí BHYT của tính Đắk Lắk và NamĐịnh có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:Thứ nhất, để quản lý hiệu quả kinh phí BHYT đều dựa trên một tổ chức quản lý BHYT chuyên nghiệp và áp dụng các mô hình quản lý phân cấp phù hợp với diện tích và dân số. Đòi hỏi cần có sự đầu tư tăng cường cho công nghệ thông tin. Cần quan tâm tới sự phân bổ quỹ công bằng để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ như nhau giữa các vùng miền. Thứ hai, để tạo lập nguồn thu kinh phí BHYT luôn ổn định, có sự tăng trưởng bền vững thì cần hướng tới: (Mở rộng mức độ bao phủ BHYT thông qua triển khai chương trình BHYT xã hội, quy định bắt buộc với toàn dân; Xác định trách nhiệm đóng góp của cá nhân và NSNN đối với kinh phí BHYT; xây dựng cơ chế thu phí một cách linh hoạt trong từng thời kỳ và phù hợp với từng loại hình đối tượng, luôn có sự hỗ trợ ngân sách trong việc đóng phí BHYT cho nhóm đối tượng chính sách và những người yếu thế trong xã hội (hộ nghèo; người cao tuổi;….). Thứ ba, trong quản lý chi quỹ thì vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát chi phí KCB. Các biện pháp hữu hiệu có thể áp dụng để kiểm soát chặt chẽ chi phí khám chữa bệnh: Xây dựng gói quyền lợi phù hợp với khả năng chi trả của quỹ, Áp dụng nhiều phương thức chi trả cho các đơn vị cung ứng dịch vụ y tế. Nhìn chung không nên lựa chọn phương thức thanh toán dựa trên số lượng dịch vụ để hạn chế lạm dụng thuốc và xét nghiệm, dịch vụ. Hướng Dẫn Quy định cùng chi trả và mức cùng chi trả tối đa; Đặc biệt cần tổ chức tốt cơ quan giám định BHYT, quản lý chặt chẽ nguồn quỹ, ngăn chặn lạm dụng, trục lợi, bảo vệ quyền lợi cho người tham gia vì sự phát triển bền vững của Kinh phí BHYT. Thứ tư, cần chỉ đạo đẩy mạnh quy chế phối hợp trong công tác để kiểm tra, giám định chi phí KCB BHYT, đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi chính xác đối tượng.

34

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1/ Thực trạng quản lý và sử dụng kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ra sao?

2/ Nhân tố nào tác động đến hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện?

3/ Công tác quản lý kinh phí KCB BHYT ở các bệnh viện trên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có những ưu điểm và hạn chế gì?

4/ Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn là hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của tất cả các Thành phố và huyện để đánh giá thực trạng quản lý kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên đề tài chỉ tiến hành khảo sát các hoạt động thu và quản lý, sử dụng kinh phí BHYT, tình hình khám chữa bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kinh phí BHYT tập trung khảo sát chủ yếu tại 3 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

35

Bảng 2.1: Chọn điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu Lý do lựa chọn

Các cơ quan BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Đây là nơi có các cán bộ quản lý BHYT trực tiếp làm việc, xử lý các công việc liên quan đến BHYT

Các Bệnh viện địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Là nơi có các y, bác sỹ làm việc, trực tiếp tiếp nhận các bệnh nhân và xử lý kinh phí KCB và là nơi có người dân trực tiếp tham gia BHYT tới KCB và sử dụng kinh phí KCB

Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2019

- Đối với số liệu thứ cấp:

Phân tích hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHYT, các số liệu thứ cấp từ các báo cáo và các nghiên cứu về BHYT từ ngày 15/8/1992 đến 31/12/2020.

Phân tích số liệu thứ cấp từ báo cáo của cơ quan BHXH và cơ quan y tế thuộc các địa phương; các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Đối với số liệu sơ cấp:

Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, ở mỗi địa phương lựa chọn các đối tượng liên quan đến việc triển khai thực hiện BHYT. Đặt câu hỏi rộng và thu thập dữ liệu từ người tham gia. Tìm kiếm chủ đề và mô tả các thông tin trong các chủ đề và các xu hướng đặc thù của tập hợp các thành viên tham gia.

Chọn mẫu nghiên cứu: Phiếu Phỏng vấn sâu được gửi đến các đối tượng tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể là tại 2 địa điểm chính: cơ quan BHXH và các cơ sở khám chữa bệnh, bởi 3 đây là nơi có các cán bộ quản lý BHYT trực tiếp làm viêc, xử lý các công việc liên quan đến BHYT và là nơi có các y, bác sỹ làm việc, trực tiếp tiếp nhận các bệnh nhân và xử lý kinh phí KCB và là nơi có người dân trực tiếp tham gia BHYT tới KCB và sử dụng kinh phí KCB. Cụ thể là 3 nhóm đối tượng:

36

đánh giá của họ về quản lý kinh phí BHYT tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

(2) Nhóm cán bộ công tác tại cơ quan BHXH

(3) Nhóm người bệnh tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể:

Cỡ mẫu: Việc xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu này được tác giả tính toán dựa vào công thức tính cơ mẫu đang được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học hiện nay đó là: phương pháp Slovin (1984), cụ thể:

Công thức: 𝑛 = 𝑁

1 + 𝑁.𝑒2

Trong đó: N: Tổng thể mẫu (người) n: Số mẫu cần chọn (người) e: Sai số cho phép

Trong nghiên cứu này:

 Nhóm (1) Số mẫu là y, bác sĩ tại các cơ sở KCB:

+ N là tổng số y, bác sĩ tại các bệnh viện tại tỉnh Thái Nguyên: 3.920 người. + e: 0,05 + Số mẫu n cần chọn là: 𝑛 = 𝑁 1 + 𝑁. 𝑒2 = 3.920 1 + 3.920 . 0,052 = 150,26 (Làm chẵn 150 người)

 Nhóm (2) Số mẫu là cán bộ cơ quản Bảo hiểm xã hội:

+ N là tổng số cán bộ cơ quản Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Thái Nguyên: 288 người. + e: 0,05 + Số mẫu n cần chọn là: 𝑛 = 𝑁 1 + 𝑁. 𝑒2 = 288 1 + 288 . 0,052 = 167,44 (Làm chẵn 150 người)

37

 Số mẫu là người tham gia BHYT:

+ N là tổng số người tham gia BHYT: 1.276.600 người (số liệu 2020) + e: 0,05

Như vậy, số mẫu n cần chọn là:

𝑛 = 𝑁

1 + 𝑁. 𝑒2 = 1.276.600

1 + 1.276.600 . 0,052 = 399,84

(Làm chẵn 400 người)

Như vậy, tổng số mẫu cần chọn là: 700 người

Bảng 2.2: Mẫu điều tra phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu STT Nhóm đối tượng điều tra Số mẫu Cơ cấu (%)

1 Người tham gia BHYT 150 21,43

2 Y, Bác sĩ 150 21,43

3 Cán bộ BHXH 400 57,14

Tổng 700 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra, 2020 Nghiên cứu được tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra

Bước 2: Tiến hành điều tra thử để hoàn thiện biểu phiếu trước khi đưa vào điều tra chính thức

Bước 3: Tiến hành điều tra chính thức

Bước 4: Tổng hợp các kết quả điều tra và phân tích

Thời gian khảo sát: Tác giả gửi phiếu khảo sát trong tháng 1/2020 và nhận trả lời trong vòng 5 tuần. Toàn bộ số liệu thu được thông qua kết quả tổng hợp phiếu điều tra đã gửi cho 700 người là các đối tượng liên quan đến quản lý kinh phí BHYT trực thuộc các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Đối với số liệu sơ cấp: Tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm Excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát

38

triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước. Từ đó lập bảng phân tích, so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó. Qua đó cũng dự báo được những biến động của chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.

Đối với số liệu thứ cấp: Tác giả phân tích các số liệu về quản lý và sử dụng kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm 2017- 2020 để thấy được các biến động về quản lý kinh phí BHYT tại các các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm.

Trong luận văn, phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. Từ đó xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Qua phương pháp này phân tích thực trạng quản lý kinh phí BHYT tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sau đó, tổng hợp và phân tích những ưu điểm đã đạt được và những hạn chế, tìm nguyên nhân của hạn chế để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý và sử dụng kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Trong luận văn, phương pháp này được dùng để xử lý và phân tích các số liệu để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các biểu đồ mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua biểu đồ, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ đề thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích, tạo ra được nền tảng để phân tích số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.

39

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích, tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau.

Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Do đó các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh.

Phương pháp phân tổ thống kê: Đối với thông tin thứ cấp, sử dụng phương pháp phân tổ để tổng hợp. Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin để có thể dễ dàng tổng hợp thông tin theo hướng phân tích của luận văn. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ... Đối với thông tin sơ cấp: Các bảng hỏi và số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp trên chương trình Exel, trên cơ sở tổng hợp số liệu, phân tích theo các tiêu chí đề ra, lập bảng để đánh giá và phân tích (nếu có).

Phương pháp biểu đồ: Biểu đồ giúp việc so sánh trở nên trực quan và sinh động hơn. Biểu đồ áp dụng trong việc so sánh tỉ lệ khách hàng đã sử dụng, chưa sử dụng hay mới sử dụng một phần.

Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một địa phương, phân tích các đề xuất hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp hay của một địa phương. Và trên thực tế, việc

40

vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu ... đang ngày càng được nhiều người nghiên cứu lựa chọn. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những nguy cơ mà trong việc quản lý kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Hệ thống chỉ tiêu: Giá dịch vụ y tế, chất lượng phục vụ của cơ sở khám chữa bệnh, chỉ định của bác sỹ đối với bệnh nhân BHYT, hiểu biết của người bệnh về chính sách BHYT, cụ thể:

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của đối tượng tham gia BHYT

+ Tỷ lệ đối tượng tham gia bắt buộc/tổng đối tượng tham gia BHYT + Tỷ lệ đối tượng tham gia hộ gia đình/tổng đối tượng tham gia BHYT + Tỷ lệ nhân dân tham gia BHYT/tổng đối tượng tham gia BHYT + Tỷ lệ thu BHYT bắt buộc/tổng thu BHYT

+ Tỷ lệ thu BHYT hộ gia đình/tổng thu BHYT

+ Tỷ lệ thu BHYT hộ gia đình ở nhân dân/tổng thu BHYT + Chỉ tiêu phản ánh số chi KCB BHYT theo tuyến

+ Chỉ tiêu phản ánh số chi KCB BHYT theo nhóm đối tượng tham gia BHYT

- Chỉ tiêu phản ánh độ hài lòng của người dân

+ Tỷ lệ nhân dân hài lòng về mức đóng góp BHYT hiện nay;

+ Tỷ lệ nhân dân hài lòng về mức sẵn lòng chi trả ở các mức chi trả khác nhau cho BHYT;

+ Tỷ lệ nhân dân hài lòng về thủ tục KCB BHYT; + Tỷ lệ nhân dân hài lòng về cơ sở KCB BHYT;

41

+ Tỷ lệ nhân dân hài lòng về mức hưởng BHYT hiện nay. - Chỉ tiêu phản ánh quản lý kinh phí KCB BHYT

+ Mức độ tuân thủ các quy định pháp luật;

+ Mức độ tuân thủ các quy trình thủ tục chi kinh phí BHYT; + Đánh giá hiệu lực quản lý kinh phí KCB;

42

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIẾM Y TẾ Ở CÁC BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Tổng quan về các bệnh viện trên địa bàn và bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

3.1.1. Hệ thống các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Giới thiệu về hệ thống bệnh viện

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của khu vực Việt Bắc nói riêng và Trung du miền núi Đông Bắc nói chung. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, mỗi đơn vị đều có ít nhất 1 bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh. Còn các xã thì đều có Trung tâm y tế hoặc trạm y tế của xã, phường. Ngoài ra, Thái Nguyên còn là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 43)