Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 102)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.4.1.1. Hạn chế

Đối với quản lý thu

Công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái Nguyên những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng từng bước góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó việc quản lý thu chưa thực hiện đối chiếu việc thu nộp của các đơn vị theo hàng tháng mà chỉ đối chiếu theo quý, một số các đơn vị còn chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT của người lao động để quay vòng vốn cho nên việc thu nộp còn chậm trễ, không đúng kỳ, đúng tháng dẫn đến số tiền nợ đọng cao, số tiền thu phạt lãi chậm đóng của một số đơn vị còn nợ kéo dài.

Đối tượng tham gia

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tuy đối tượng được mở rộng nhưng số người tham gia BHYT chưa cao so với mặt bằng dân số, mới chỉ chiếm khoảng 69% dân số vì vậy cần phải có chính sách mở rộng đối tượng tham gia BHYT và có nhiều hình thức bảo hiểm để thu hút 31% dân số còn lại. Tuy nhiên việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT cũng cần phải thận trọng và có những bước đi thích hợp tuỳ theo điều kiện của tỉnh cũng như trình độ quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Mở rộng đối tượng tham gia đồng nghĩa với việc tăng số thu cho kinh phí BHYT, đó là mục tiêu để hoạt động BHYT tồn tại. Cần xây dựng kế hoạch khảo sát các doanh nghiệp mới thành lập, số lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp trong đó cần quan tâm tới các lao động mới tham gia BHYT trên cơ sở đó lập kế hoạch thu thì mới đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

Đối với công tác giám định chi khám chữa bệnh BHYT

Việc hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHYT để đảm bảo nguồn thu bù đắp đủ nguồn chi là việc làm hết sức cần thiết. Đó cũng là mục tiêu và tiền đề quan trọng để phát triển hoạt động BHYT. Hiện nay chính sách

89

BHYT được ban hành kèm theo đó đối tượng tham gia được mở rộng tạo nên một nguồn thu dồi dào cho quỹ BHYT. Ngoài phần ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng cho những đối tượng chính sách xã hội thì quỹ BHYT phải luôn đảm bảo sự cân đối. Xây dựng một cơ chế quản lý hợp lý sẽ thực hiện tốt các khâu từ quá trình thu đúng, thu đủ và kịp thời đến quá trình chi đúng, đầy đủ và chính xác các chi phí KCB BHYT cho người bệnh một cách nhanh chóng thuận tiện.

Hiện nay, Số bệnh nhân được lập bệnh án theo dõi cấp thuốc các bệnh mãn tính định kỳ tại các cơ sở KCB là trên 20.000 người, qua kiểm tra rà soát phát hiện có một số trường hợp bệnh nhân lập bệnh án theo dõi lấy thuốc tại hai cơ sở KCB. Việc chỉ định cận lâm sàng đối với bệnh mạn tính mặc dù đã có phác đồ điều trị chung của Bộ Y tế; tuy nhiên, vẫn còn phác đồ điều trị khác nhau giữa các cơ sở KCB. Một số cơ sở KCB chỉ định định kỳ hàng tháng với nhiều số chỉ số xét nghiệm đồng loạt trên nhiều bệnh nhân gây lãng phí cho quỹ KCB BHYT.

Từ Thái Nguyên di chuyển tới Hà Nội hiện đã có cao tốc đi lại thuận tiện, chính vì vậy, việc người dân trong tỉnh di chuyển tới Hà Nội, nơi có các cơ sở KCB kỹ thuật cao trở nên dễ dàng, người tham gia BHYT của tỉnh cũng từ đó tiếp cận và được hưởng lợi từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại nên chi phí của bệnh nhân đa tuyến đi ngoài tỉnh chiếm khoảng 40% tổng chi phí KCB BHYT, thuộc mức cao so với bình quân chung cả nước (22- 25%) và các tỉnh lân cận. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn gây mất khả năng cân đối quỹ KCB BHYT tại tỉnh Thái Nguyên. Tỷ lệ này tương đối ổn định và xê dịch với biên độ nhỏ trong 3 năm gần đây cụ thể là: năm 2018 chiếm 37,2% so với quỹ được sử dụng, năm 2019 là 42,7%, năm 2020 là 40,7%.

Chất lượng khám chữa bệnh BHYT có nhiều mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là tuyến cơ sở, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền vận động người tham gia BHYT.

90

Trình độ chuyên môn của giám định viên chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giám định. BHXH tỉnh Thái Nguyên hiện nay chưa có Dược sỹ Đại học, có 04 bác sỹ trực tiếp thực hiện giám định.

Chất lượng cán bộ, tổ chức thực hiện

Đội ngũ làm công tác giám định BHYT còn mỏng, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận còn chưa cao, chưa đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Công tác tổ chức thực hiện giám định BHYT và thực hiện chi BHYT tại các bệnh viện vẫn chưa được quản lý chặt chẽ và thường xuyên.

Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và cơ sở hạ tầng tại các Bệnh viện

Một thực tế cho thấy số chi KCB ngoài tỉnh chiếm tới 60,07% (năm 2020), trong khi đó chi tại tỉnh chỉ còn 39.93%. Điều này cho thấy tình trạng chuyển viện lên tuyến Trung ương là khá lớn, tại các cơ sở KCB của địa phương không giữ được bệnh nhân, một mặt do tâm lý người bệnh muốn chuyển lên tuyến trên để được KCB cho yên tâm, mặt khác cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của người bệnh. Một số bệnh, một số chuyên khoa sâu tại các bệnh viện tuyến dưới chưa đảm bảo do nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mang lại.

Đối với công tác tuyên truyền

Chính sách BHYT ra đời đã lâu nhưng kết quả bao phủ về số người tham gia BHYT của Thái Nguyên mới chỉ đạt trên 62% dân số. Con số này còn khiêm tốn và cho thấy rằng công tác tuyên truyền, phổ biến là hết sức quan trọng. Để Thái Nguyên trở thành tỉnh hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân mà Đảng và nhà nước ta đã vạch ra. Trước hơn hết là tăng cường chính sách tuyên truyền pháp luật BHYT đến người dân nhằm từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và cộng đồng xã hội vì mục tiêu an sinh xã hội.

3.4.1.2. Nguyên nhận của những hạn chế

91

vẫn coi đây là việc của ngành BHXH. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác BHYT của một số tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức đoàn thể cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa thường xuyên quán triệt đến các đảng viên, đoàn viên;

- Ý thức chấp hành Pháp luật của một số chủ doanh nghiệp chưa tốt. Các doanh nghiệp được cấp phép đầu tư chưa có nội dung cam kết về thực hiện chính sách BHYT đối với người lao động;

- Chế tài xử phạt trong lĩnh vực BHYT còn nhẹ, chưa có tính răn đe, thuyết phục;

- Người dân, người lao động phần lớn có thu nhập thấp, chỉ đảm bảo cuộc sống hàng ngày, do vậy không có điều kiện tham gia BHYT, chỉ khi phát sinh nhu cầu cụ thể thì mới tham gia.

- Việc giải quyết quyền lợi của người lao động khi tham gia BHYT có lúc còn chưa kịp thời, thiếu thống nhất cũng có tác động không tốt tới việc tham gia BHYT;

- Nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ học sinh, sinh viên còn chậm;

- Cơ sở KCB BHYT chưa đáp ứng được nhu cầu của người tham gia BHYT (kể cả quy mô cũng như chất lượng khám, chữa bệnh). Đây cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng bệnh nhân chuyển tuyến nhiều.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ, viên chức trong ngành còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao.

92

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KINH PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIẾM Y TẾ Ở CÁC BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 102)