Về thực hiện các quy định về quản lý kinh phí khám chữa bệnh BHYT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 92 - 95)

5. Bố cục của luận văn

3.3.5 Về thực hiện các quy định về quản lý kinh phí khám chữa bệnh BHYT

BHYT

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT, UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) các TP, huyện và các đơn vị liên quan chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh được giao trong năm 2020; thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị do Bộ Y tế ban hành; chỉ định dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế đúng quy định; tự kiểm tra, phòng chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế, không để xảy ra hành vi lập khống bệnh án, đơn thuốc để thanh toán BHYT; thực hiện chuyển dữ liệu chi phí khám chữa bệnh sau khi kết thúc đợt điều trị lên Cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là các trường hợp có dấu hiệu thu gom bệnh nhân, gian lận, chỉ định dịch vụ y tế, thuốc, vật tư y tế... nhằm mục đích trục lợi BHYT. Kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự toán chi khám chữa bệnh BHYT được giao.

BHXH thành phố Thái Nguyên và các huyện được UBND tỉnh giao chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ BHYT; thực hiện nghiêm các quy định về tạm ứng và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo dữ liệu các cơ sở y tế gửi lên cổng điện tử và theo đúng quy định; đánh giá tình hình quản lý, sử dụng chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT; phân tích, đánh giá các yếu tố tăng, giảm chi khám bệnh, chữa bệnh của toàn tỉnh và của riêng từng cơ sở khám bệnh để thông báo trực tiếp nguồn kinh phí khám bệnh, chữa bệnh chi

83

tiết năm tiếp theo đến từng cơ sở y tế gồm: chi khám bệnh, chữa bệnh thanh toán tại cơ sở, trong đó có cả khám chữa bệnh ban đầu, đa tuyến đến nội và ngoại tỉnh và thanh toán trực tiếp.

Xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm kiểm soát, theo dõi chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với từng cơ sở y tế để đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao. Trường hợp thực hiện vượt dự toán được giao, BHXH TP, huyện phối hợp với Sở Y tế thẩm định, xác định số vượt dự toán theo từng nguyên nhân để tổng hợp, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Ngoài ra, Giám đốc cơ sở khám chữa bệnh BHYT sẽ chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn kinh phí được giao theo đúng quy định, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT. Cụ thể, nâng cao chất lượng khám và điều trị, phục vụ tốt việc chăm sóc sức khoẻ người bệnh; thực hiện chuyển tuyến theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế; lựa chọn sử dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế hợp lý, tiết kiệm; đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch vụ y tế trong phạm vi chuyên môn, không để bệnh nhân phải tự mua thuốc, vật tư y tế.

Qua khảo sát và phỏng vấn Nhóm (2) là các y, bác sĩ và Nhóm (3) là các cán bộ BHXH trên địa bàn tỉnh, việc thực hiện các quy định, quy trình khám chữa bệnh được đánh giá như sau: 100% cán bộ BHXH và y, bác sĩ cho rằng cơ sở KCB của mình đã có các quy định và quy trình về KCB BHYT; 95% cán bộ BHXH và y, bác sĩ tế nắm và hiểu rõ các quy định quy trình KCB BHYT, 5% cán bộ BHXH và y, bác sĩ chưa hiểu rõ; 100% cán bộ BHXH và y, bác sĩ đều cho rằng mặc dù đã có các quy định, quy trình tuy nhiên việc thực hiện chưa được sát sao, nhiều quy định chưa cụ thể dẫn đến việc thực hiện còn nhiều vướng mắc. Việc phối hợp giữa các cơ sở KCB và cơ quan BHXH còn chưa thông nhất, vẫn còn nhiều quy trình chưa khớp dẫn tới việc giải quyết kinh phí KCB BHYT của người bệnh bị chậm, gián đoạn và mất thời gian chờ đợi.

84

3.3.6. Công tác thông tin, tuyên truyền

Trên cơ sở kết quả khảo sát ngẫu nhiên 700 đối tượng (cả nhóm 1, 2 và 3) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiểu biết về chính sách BHYT có 28,6% số phiếu khảo sát có kết quả có biết tương đối về chính sách BHYT. 20% không biết là những người thuộc đối tượng người già, đối tượng bảo trợ xã hội bị hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin.

Bảng 3.17: Hiểu biết của người bệnh về chính sách BHYT

STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Hiểu đầy đủ các chính sách

BHYT 174 24,8%

2 Có biết tương đối 200 28,6%

3 Biết được chút ít 186 26,6%

4 Không biết 140 20%

Tổng 700 100

Nguồn:Tác giả điều tra tổng hợp

Tỷ lệ 26,6% là biết được chút ít về chính sách BHYT, 24,8% hiểu đầy đủ các chính sách BHYT. Qua đây cho thấy công tác thông tin tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế tại BHXH tỉnh có nhiều cố gắng tuy nhiên cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để người dân hiểu và tham gia, hướng tới BHYT toàn dân vào năm 2020. Công tác tuyên truyền nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả rất lớn khi đưa chính sách vào cuộc sống.

Hiện tại cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền chưa được đầu tư thích đáng. Kinh phí tuyên truyền còn hạn hẹp, chính vì vậy việc tổ chức các hội thi, tìm hiểu về chế độ, chính sách BHYT còn nhiều khó khăn, hạn chế. Một số nơi còn coi công tác tuyên truyền là việc riêng của cơ quan BHXH, mà chưa có sự vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống chính trị cũng như của toàn xã hội.

85

3.4. Đánh giá quản lý và sử dụng nguồn kinh phí khám chữa bệnh kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)