1.1.2.1. Khái niệm quy tắc xuất xứ hàng hóa
Hiệp định quy tắc xuất xứ của WTO định nghĩa: “Quy tắc xuất xứ là những luật, quy định, quyết định hành chính chung do các thành viên áp dụng để xác định nước xuất
xứ của hàng hóa với điều kiện là quy tắc xuất xứ này không liên quan đến thỏa thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan”
Theo Phụ lục chuyên đề K của Công ước Kyoto sửa đổi: “Quy tắc xuất xứ là các quy định cụ thể, hình thành và phát triển từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc
gia hoặc các hiệp định quốc tế (tiêu chuẩn xuất xứ), được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa”
1.1.2.2. Vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hóa
Các khu vực thương mại tự do thúc đẩy tự do hóa thương mại bằng cách cắt giảm
thuế đối với những mặt hàng xuất xứ từ các nước thành viên. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế không diễn ra tự động mà còn phụ thuộc vào việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ. Quy
tắc xuất xứ áp dụng cho hàng nhập khẩu nhằm các mục đích sau:
Thứ nhất, xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi thương mại; Thứ hai, thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại, như thuế chống bán phá giá, biện pháp tự vệ...;
Thứ ba, để phục vụ công tác thống kê thương mại;
Thứ tư, để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa; Thứ năm, để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định.
Quy tắc xuất xứ nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức
thuế ưu đãi. Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng (trade deflection) sẽ rất khó ngăn chặn. Ví dụ, hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia
FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên. Từ đó, mức thuế thấp nhất sẽ được
không chỉ là một công cụ kỹ thuật để thực thi FTA mà còn là một công cụ chính sách thương mại. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng chi phí mà các doanh nghiệp phải chịu dưới hình thức giấy tờ và chi phí kế toán.
1.1.2.3. Phân loại các quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa a. Quy tắc Xuất Xứ “Thuần Túy” - Wholly Obtained
Xuất xứ thuần túy là sản phẩm được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một nước tham gia hiệp định. Mỗi hiệp định thương mại có quy định khác nhau về xuất xứ thuần túy. Đa số các quy tắc về xuất xứ thuần túy trên thế giới đều giống nhau về nội dung và chủ yếu liên quan tới các mặt hàng nông lâm, thủy hải sản và khóang sản. Theo đó, hàng hóa có xuất xứ thuần túy là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là những sản phẩm được gia công hay chế biến không có sự tham gia của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ. Một ví dụ về con cá được ướp muối. Cá được đánh bắt trên sông của Lào nhưng muối không xác định được xuất xứ (Lào là quốc gia không có biển), hoặc muối có xuất xứ thuần túy được nhập khẩu từ Việt Nam. Cá ướp muối sẽ không được coi là có xuất xứ thuần túy Lào cho dù 99% trị giá của cá thành phẩm có xuất xứ thuần túy Lào và chỉ 1% muối không xác định được xuất xứ hoặc được nhập khẩu từ một thành viên ASEAN.
b. Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu “có xuất xứ” - PE (ProducedEntirely...)
Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ (Produced Entirely from originating
materials) nghĩa là 100% nguyên liệu được sử dụng là nguyên liệu có nguồn gốc, bao gồm: Thứ nhất, được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu đáp ứng tiêu chí WO. Thứ hai, được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu đáp ứng tiêu chí RVC, CTC và/ hoặc tiêu chí Công
đoạn gia công chế biến cụ thể (SP); Thứ ba, được sản xuất toàn bộ từ các nguyên liệu đáp ứng tiêu chí PE; Thứ tư, được sản xuất toàn bộ từ các nguyên liệu đáp ứng tiêu chí WO, PE hoặc RVC, CTC hoặc SP.
c. Quy tắc “Hàm Lượng Giá Trị Khu Vực ” - Regional Value Content (RVC)
RVC được áp dụng khi hàng hóa không đáp ứng được quy tắc xuất xứ thuần túy. Neu sản phẩm đáp ứng được các quy tắc sau đây có thể coi là xuất xứ và được hưởng ưu
đãi thuế: Thứ nhất, các nguyên vật liệu không có xuất xứ phải trải qua một quy trình chế
bien/gia công đáng kể. Thứ hai, đáp ứng yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực. Mỗi hiệp
định thương mại khác nhau sẽ có công thức tính hàm lượng giá trị khu vực khác nhau. Hàm lượng Giá trị Khu vực FTA, là một ngưỡng (tính theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa
phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ. Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) áp dụng cho từng mã HS khác nhau. Ví dụ ngưỡng
phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%, ngưỡng RVC trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) là 35%, hay trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), bên cạnh quy tắc chung RVC 40% hoặc CTH, một số dòng PSR như 1605.10 (Cua), 1605.20 (tôm Shrimp và tôm Pandan) có tiêu chí RVC 35%; 8708.40 (các bộ phận của hộp số xe) có tiêu chí RVC 45%.
d. Quy tắc “Chuyển Đổi Mã HS” - Tariff Shift (CC, CTH, CTSH) - CTC (Change in Tariff Classification)
Khi sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chuyển mã HS thì được xem như có xuất xứ và được hưởng ưu đãi thuế. Quy tắc “Chuyển đổi mã HS” quy định: mã HS của tất cả nguyên vật liệu không có nguồn gốc xuất xứ phải khác mã HS của sản phẩm. Có 3 cấp độ chuyển đổi mã HS: Thứ nhất, chuyển đổi ở cấp Chương (cấp 2 số), tức là mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ phải khác Chương với mã HS của thành phẩm. Thứ hai, chuyển đổi ở cấp Nhóm (cấp 4 số), tức là mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ phải khác Nhóm với mã HS của thành phẩm. Thứ ba, chuyển đổi ở cấp Phân nhóm (cấp 6 số), tức là mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ phải khác Phân nhóm với mã HS của thành phẩm.
e. Quy Tắc Không Đáng Kể (Quy Tắc De Minimis)
Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu tỷ lệ nguyên vật liệu không có xuất xứ chiếm
tỷ lệ nhỏ không đáng kể so với giá của thành phẩm. Tỷ lệ được tính bằng trọng lượng hoặc trị giá của nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí CTC chia cho tổng trọng lượng hoặc trị giá FOB của thành phẩm có sử dụng nguyên vật liệu đó. Các hiệp định thương mại tự do khác nhau sẽ có quy định khác nhau về tỷ lệ này. Thông thường tỷ lệ này là 10% hoặc trọng lượng hoặc trị giá. Một số FTA có quy định chặt hơn - chỉ cho phép ngưỡng 7% hoặc 8% với một số mặt hàng nhất định.
Ví dụ, theo FTA Việt Nam - Hàn Quốc, quy tắc De Minimis áp dụng với mặt hàng dệt may, giày da được quy định rằng các nguyên vật liệu không có xuất xứ có tổng trọng lượng không vượt quá 10% so với trọng lượng hàng hóa hoặc giá trị của chúng không vượt quá 10% giá trị của hàng hóa. Đối với các hàng hóa không phải là hàng dệt may, giày da, nguyên vật liệu không có xuất xứ có giá trị không vượt quá 10% giá trị của hàng hóa. Hay tỷ lệ De Minimis trong ATIGA cho phép 10% FOB nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng yêu cầu CTC áp dụng cho tất cả hàng hóa.
f. Quy Tắc Cộng Gộp (Accumulation)
Quy tắc này cho phép hàng hóa có xuất xứ từ một nước tham gia hiệp định khi được sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm ở nước cũng tham gia hiệp định thì được coi là có xuất xứ ở nước đó. Ví dụ, theo điều khoản tích lũy của Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA), một nhà sản xuất ở Việt Nam có thể xem nguyên liệu nhập khẩu có xuất xứ Malaysia như thể chúng có xuất xứ Việt Nam khi xác định liệu hàng hóa có đáp ứng các yêu cầu của quy tắc xuất xứ để được coi là hàng hóa có xuất xứ hay không. Để sử dụng quy định này, nhà sản xuất sẽ phải chứng minh rằng các nguyên liệu nhập khẩu từ Malaysia là nguyên liệu có xuất xứ theo ATIGA. Thương nhân sẽ phải chứng minh rằng chúng là nguyên liệu có xuất xứ theo ATIGA.
Quy tắc cộng gộp bao gồm 3 loại:
Thứ nhất, Cộng gộp thông thường (Accumulation): Đây là hình thức cộng gộp áp
dụng trong tất cả các FTA Việt Nam là thành viên. Đây cũng là hình thức cộng gộp phổ biến nhất trong thương mại thế giới. Nguyên liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ cụ thể quy định cho nguyên liệu đó thì sẽ được cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm;
Thứ hai, Cộng gộp toàn bộ/ Cộng gộp đầy đủ (Full Cumulation): Đây là hình thức
cộng gộp áp dụng trong các FTA thế hệ mới (TPP) hoặc áp dụng cho một số nhóm hàng nhất định trong một số FTA như nhóm hàng dệt may trong AJCEP; nhóm hàng dệt may trong AANZFTA. Quy định này cho phép nguyên liệu không nhất thiết phải đáp ứng đúng quy tắc xuất xứ dành cho nguyên liệu đó. Nguyên liệu có thể đáp ứng một phần của tiêu chí xuất xứ (ví dụ không thể đáp ứng tiêu chí RVC 40% mà chỉ có thể đáp ứng tiêu chí RVC 19%) nhưng vẫn được phép cộng gộp vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm. Phần được cộng gộp sẽ chỉ là phần giá trị gia tăng thực tế (19%) chứ không phải toàn bộ trị giá của nguyên liệu (100%) như cách tính cộng gộp quy định tại khoản (Cộng gộp thông thường);
Thứ ba, Cộng gộp từng phần (Partial Cumulation): Đây là hình thức cộng gộp được quy định duy nhất trong ATIGA, theo đó nếu nguyên liệu đáp ứng quy định tại khoản (Cộng gộp thông thường) thì áp dụng cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu; nếu
nguyên liệu chỉ đáp ứng ngưỡng RVC từ 20 đến 39% thì được cộng gộp đúng số phần trăm thực tế trong khoảng từ 20 đến 39% đó vào công đoạn sản xuất tiếp theo để xác định xuất xứ cho hàng hóa. Trong trường hợp áp dụng “cộng gộp từng phần” ATIGA, nguyên liệu vẫn được cấp C/O mẫu D và sẽ được đánh dấu vào ô “Partial Cumulation” trên C/O. Việc đánh dấu này sẽ giúp Cơ quan hải quan Bên nhập khẩu phân biệt được đây là C/O sử dụng cho mục đích cộng gộp từng phần và C/O này sẽ không được hưởng
g. Quy Tắc Vận Chuyển Trực Tiếp (Direct shipment)
Hàng hóa khi đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, để được hưởng ưu đãi thuế và các ưu đãi khác nếu có thì nó phải tuân thủ quy tắc về vận chuyển trực tiếp giữa các bên tham gia hiệp định. Trong trường hợp hàng hóa phải quá cảnh ở một hoặc nhiều quốc gia ngoài hiệp định thì phải đáp ứng được những yêu cầu sau: Đầu tiên, việc quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu đặc biệt liên quan đến vận tải. Thứ hai, hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh. Cuối
cùng, hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công nào khác: Ngoài việc dỡ và bốc xếp lại hoặc những công đoạn cần thiết để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt.
h. Quy tắc cụ thể mặt hàng - PSRs (Product Specific Rules)
Quy tắc cụ thể mặt hàng (Product Specific Rules) là quy tắc áp dụng cho các hàng
hóa cụ thể nằm trong danh mục riêng. Quy tắc này yêu cầu nguyên liệu trải qua quá trình
chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc trải qua một công đoạn gia công cụ thể, hoặc đáp ứng tỷ lệ phần trăm giá trị hay kết hợp của các tiêu chí vừa nêu để sản xuất ra hàng hóa cụ thể nằm trong danh mục. Khi quy tắc cụ thể mặt hàng cho phép lựa chọn giữa các tiêu chí RVC, CTC, SP, hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên, mỗi nước thành viên FTA cho phép người xuất khẩu hàng hóa quyết định việc sử dụng tiêu chí tương ứng để xác định xuất xứ hàng hóa.
i. Quy tắc chung - GR (General Rule)
Quy tắc chung (General Rule) là quy tắc áp dụng chung cho tất cả hàng hóa ngoại
trừ hàng hóa thuộc danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng. Trong hầu hết các hiệp định hiện nay như ATIGA, AKFTA, AJCEP, AANZFTA, tiêu chí xuất xứ chung là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (CTH) hoặc hàm lượng giá trị khu vực 40% (RVC (40)). Trong khi đó, Hiệp định ACFTA áp dụng tiêu chí chung là RVC (40) và Hiệp định AIFTA áp dụng tiêu chí chung là RVC (35) kết hợp với tiêu chí CTSH (chuyển đổi mã số hàng hóa
cấp 6 số). Một số FTA được ký trước kia sẽ có Quy tắc chung (GR) và Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSRs). Một số FTA chỉ có Quy tắc chung (GR) mà không có Quy tắc cụ thể
mặt hàng (PSRs). Một số FTA được ký sau này, hoặc được sửa đổi từ phiên bản cũ chỉ có Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSRs) bao gồm tất cả các mã HS ở cấp độ 6 số từ Chương 01 đến Chương cuối cùng của Biểu thuế.
j. Công đoạn gia công, chế biến cụ thể - SP (Specific Process)
Công đoạn gia công, chế biến cụ thể (Specific Process) quy định nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thể tại một bên thành viên FTA. Nếu một sản phẩm A có tiêu chí WO; sản phẩm B có tiêu chí RVC; sản phẩm C có tiêu chí CTC, sản phẩm D có tiêu chí “RVC hoặc CTC” thì sản phẩm E có quy trình sản xuất cụ thể sẽ không phải là một tiêu chí đơn lẻ nào trong bất cứ tiêu chí của A, B, C hoặc D mà sẽ là một quy trình sản xuất được mô tả trong 36 quy định cụ thể, hoặc là quy trình sản xuất cụ thể kết hợp với một/ một vài các tiêu chí được liệt kê ở trên.
Ưu điểm của tiêu chí này là “không thay đổi”, nếu tuân theo cùng 1 quy trình sản xuất thì hàng hóa đạt chuẩn sẽ luôn tiếp tục có xuất xứ mà không phụ thuộc vào chi phí nguyên liệu, nhân công và các yếu tố đầu vào khác (như khi tính RVC); cũng không bị ảnh hưởng do thay đổi nguồn cung nguyên liệu (là yếu tố có thể tác động tới tiêu chí CTC).