TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 87 - 91)

VÀ CẤP C/O

Mặc dù hiện nay các vấn đề về thủ tục, cách thức thực hiện cũng như xin cấp C/O

đã được đơn giản hóa nhưng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và càng có thêm nhiều các HĐTM dành các ưu đãi cho các DN nhằm giải quyết cho tình trạng thủ tục hành chính rườm rà của cơ quan cấp C/O cho các DN thì Việt Nam cần phải đơn giản hóa các vấn đề này hơn nữa. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Thái Lan trong việc cấp C/O. Có thể thấy, các DN Thái Lan có thể nhận được C/O mà không cần đến cơ quan cấp C/O để lấy. Còn tại Việt Nam, Theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP về “Luật Quản lý ngoại thương” đã ban hành quy trình cấp C/O ưu đãi qua Internet, Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về cách xác định XXHH và theo Quyết định số 3624/QĐ- BCT về việc ban hành “Quy trình cấp GCN XXHH Mau D điện tử thì trong thời hạn 06 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp C/O điện tử, cơ quan, tổ chức cấp C/O có trách nhiệm thông báo trên Hệ thống eCoSys kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp

giấy, trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp C/O và mẫu C/O bản giấy đã khai hoàn chỉnh, phù hợp với C/O điện tử đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O trả kết quả cấp C/O bản giấy”. So với thời gian cũng như hình thức cấp và nhận C/O

của Thái Lan, việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ của CQHQ bên phía Việt Nam chưa được nhanh lắm.

Hơn nữa, nên cắt giảm các thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phía DN trong việc áp dụng GCN XXHH hưởng ƯĐTQ.Vì vậy mà Việt Nam cần nghiên cứu ứng dụng CNTT trong hệ thống xử lý các thủ tục C/O một cách nhanh hơn nữa để rút ngắn thời gian đăng ký và cấp C/O tạo điều kiện cho DN hưởng ưu đãi. Thêm

vào đó, CNTT ngày càng phát triển, đòi hỏi hệ thống quản lý phải thay đổi để đáp ứng tính cấp thiết trong việc triển khai thực hiện C/O điện tử. Hiện Việt Nam đang áp dụng hệ thống EcoSys, tuy nhiên hệ thống này còn chưa thể đáp ứng đủ số lượng xin cấp C/O của DN Việt Nam. Do vậy cần hoàn thiện và nâng cấp EcoSys để có thể xử lý đơn xin cấp C/O với khối lượng lớn hơn đến từ mọi DN và hoàn thành thủ tục nhanh chóng giúp

các DN giảm bớt thời gian cũng như chi phí. Tiến hành điện tử hóa các thủ tục khai báo các mẫu GCN XXHH qua các QG mà Việt Nam được hưởng ƯĐTQ theo GSP hay FTA để DN có thể giảm thời gian và chi phí từ đó nâng cao hiệu quả của các hoạt động liên quan đến XXHH.

3.2. NÂNG CAO MỨC XỬ PHẠT DO VI PHẠM VÀ GIAN LẬN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Hiện nay, việc gian lận XXHH ngày càng phổ biến, do vậy mà để tránh tình trạng

không xin được cấp C/O thì các DN cần phải nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy định. Nhằm nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các quy định về XXHH của các DN, Việt Nam cần đưa ra các mức hình phạt cao hơn để xử phạt các hành vi này. Bởi vì, nếu DN gian lận, điều này không những ảnh hưởng đến sản phẩm, uy tín của chính DN mình mà còn gây ảnh hưởng nặng nề đến các DN cùng ngành, thậm chí gây hại đến nền kinh tế của chính QG mình. Tại Hàn Quốc, Chính phủ còn phạt hành chính lên tới 100 triệu won và bãi bỏ các ưu đãi thuế quan thậm chí đồng thời kết hợp phạt tù

lên tới 05 năm, nhưng tại Việt Nam, mức phạt chỉ dừng lại ở con số 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm liên quan tới gian lận xuất xứ hàng hóa. Do vậy để nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh của các doanh nghiệp đồng thời răn đe đối với các hành vi

sai phạm liên quan tới XXHH, thì Việt Nam cần nâng cao mức độ xử phạt các sai phạm này lên cao hơn nữa.

3.3. THIẾT LẬP VÀ XÂY DựNG THÊM CÁC “KÊNH” RIÊNG - LÀ NƠI PHỔ BIẾN, TRAO ĐỔI THÔNG TIN CŨNG NHƯ LÀ NƠI ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP

BÀY TỎ Ý KIẾN LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Nhằm hỗ trợ các DN trong việc giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn giúp DN có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về XXHH đồng thời nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm về QTXX để hưởng những ƯĐTQ, việc cần phải xây dựng thêm các “kênh” riêng dành cho các DN chứng nhận XXHH là vô cùng cần thiết. Đây cũng là “kênh” giúp các DN bày tỏ ý kiến liên quan đến các QTXX trong quá trình chính phủ Việt Nam tham gia đàm

phán với các nước đối tác FTA tiềm năng. Việc này sẽ giúp hạn chế việc đưa các quy tắc phức tạp và “cứng” vào bộ QTXX, từ đó các DN có thể giảm thiểu khó khăn trong việc xác định XXHH. Hơn nữa, nó còn giúp DN học hỏi cách giải quyết những vướng mắc của các DN khác liên quan đến XXHH, từ đó giúp các DN có thể đáp ứng QTXX cao hơn. Chúng ta có thể học hỏi Hàn Quốc về các cách thức trong việc hỗ trợ các DN tiếp cận và tìm hiểu các thông tin và quy định cũng như các thủ tục về XXHH, đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ (SMEs), qua đó giúp tận dụng hiệu quả các ƯĐTQ đến từ quy tắc XXHH của các FTA. Ngoài ra, còn có thể học hỏi Thái Lan trong vấn đề nghiên cứu “tiền khả thi”, thông qua việc trao đổi và hỏi đáp trên “kênh” riêng dành cho phía DN chứng nhận XXHH, các DN sẽ còn được tư vấn thêm từ các cơ quan, tổ chức, hiệp hội ngành hàng thậm chí từ cộng đồng các DN trong vấn đề thực thi của QTXX. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể học hỏi thêm từ phía Nhật Bản, các cơ quan của Nhật Bản không những đưa ra đầy đủ các thông tin về XXHH trên các trang điện tử mà còn gọi điện thoại và gửi email nhằm trực tiếp giải đáp cho các DN của mình về các vấn đề liên quan tới quy tắc XXHH. Chính vì vậy, không những giúp các DN giải quyết được

các vấn đề tồn đọng mà mối quan hệ giữa các DN và cơ quan quản lý cũng trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh việc giúp cho các DN gỡ bỏ những khúc mắc nhằm đáp ứng tốt về QTXX thì sự thành lập ra “kênh” này còn giúp các cán bộ cấp C/O nắm bắt được tình hình thực tế của các DN đồng thời có thêm các kinh nghiệm trong kiểm tra, giám sát và thẩm định C/O, nâng cao trình độ thực thi pháp luật của các cán bộ.

3.4. TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ, XÂY DỰNG TRÌNH Tự, QUY TRÌNH CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ CŨNG NHƯ LựA CHỌN VÀ CẤP PHÉP CHO CÁC DOANH NGHIỆP TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

TCN XXHH là một trong những xu hướng tất yếu trong quá trình tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế của các QG, nó làm biến đổi trách nhiệm và vai trò trong quản lý của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O, tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN. Thay vì phải

xin GCN XXHH từ phía các CQHQ thì các DN có thể tự cấp C/O cho chính mặt hàng của mình và tuân thủ đúng các quy tắc XXHH để hưởng ƯĐTQ. Do đó mà các DN sẽ không còn phải phụ thuộc vào VCCI hay Bộ Công thương. Việc các DN tự mình chứng nhận XXHH có ý nghĩa lớn vô cùng và điều này là vẫn còn khó khăn đối với các DN Việt Nam. Do vậy mà DN cần nhanh chóng tự mình xây dựng quy trình nội bộ đáp ứng điều kiện TCN XXHH để tối thiểu chi phí. Đây cũng là giải pháp cấp thiết giúp DN XNK

qua các thị trường như EU, Na Uy, Thụy Sỹ.

Tại Việt Nam, theo Thông tư 19/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định việc thực hiện Quy tắc XXHH trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có quy định một số điểm mới trong vấn đề thương nhân TCN XXHH theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Theo đó thương nhân nếu đáp ứng các điều kiện bao gồm “(i) Là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà sản xuất, (ii) Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký TCN xuất xứ hàng hóa, (iii) Có cán bộ được đào tạo về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương hoặc Cục XNK (Bộ Công Thương) chỉ định”. Thêm vào đó, quy định còn áp dụng đối với thương nhân XNK theo HĐTM hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên khác trong việc thực hiện cơ chế thí điểm và sẽ thực

hiện theo cơ chế TCN XXHH trong ASEAN theo quy định tại Nghị định thư thứ nhất sửa đổi HĐTM hàng hóa ASEAN (AWSC) nếu các thương nhân đáp ứng các quy định bao gồm “(i) Đã được cấp C/O ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận, (ii) Trong trường hợp nhà XK không phải là nhà sản xuất thì nhà XK phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về XXHH XK và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận XXHH và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất”. So với trước đây,

quy định mới đã bổ sung thêm điều kiện TCN XXHH theo cơ chế AWSC. Do vậy mà cơ quan quản lý nên thảo luận và đưa ra mức độ phù hợp và thực tiễn hoạt động của các DN Việt Nam hiện nay, nhằm gia tăng số lượng các DN TCN XXHH.

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w