Những nhân tố thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong quá

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 43 - 45)

trình thực thi pháp luật về xuất xứ hàng hóa

Con người luôn đóng vai trò chủ đạo và quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc xây dựng và thực thi chính sách. Trình độ, năng lực của cán bộ thực thi pháp luật về xuất xứ hàng hóa không chỉ ảnh hưởng đến việc tham mưu, xây dựng và hoạch định chính sách thuế quan hay thương mại của đất nước mà còn quyết định hiệu quả thực hiện chính sách về xuất xứ hàng hóa trong đó. Cán bộ làm công tác thẩm định và cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng như các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm

tra xuất xứ hàng hóa nhằm đảm bảo xác định chính xác nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, ngăn chặn những hành vi gian lận về xuất xứ, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong xử lý các hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa, đồng thời với đó cũng phải triển khai thực hiện các nội dung của chính sách thuế XK, thuế NK, chính sách thương mại liên quan đến xuất xứ hàng hóa và hướng dẫn, giải quyết trực tiếp các vướng mắc của nhiều đối tượng có liên quan. Chính vì thế, đội ngũ cán bộ nếu không có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao thì mọi chính sách dù có tốt đến đâu cũng bị vô hiệu hóa và chính sách ban hành sẽ không phát huy được tác dụng, bị lợi dụng, trốn thuế gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng, thực thi chính sách còn phụ thuộc vào trình độ của đối tượng liên quan đến việc áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hóa. Nếu trình độ kiến thức về xuất xứ hàng hóa của những đối tượng này càng cao thì việc áp dụng sẽ càng thuận lợi hơn.

Đồng thời với đó hệ thống các thủ tục hành chính và đội ngũ cán bộ làm công tác

này càng ít cửa nhất, ít giấy tờ nhất, thì sẽ rút ngắn thời gian làm thủ tục, chi phí làm thủ

tục thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại, đem lại hiệu quả cao trong áp dụng các quy định xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa ảnh hưởng lớn đến hoạt động thực hiện các thủ tục, quy định về xuất xứ hàng hóa cũng như công tác thẩm định, kiểm tra, xác nhận xuất xứ hàng hóa có nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hay không.

Ngoài ra, các quy định xuất xứ hàng hóa không chỉ liên quan đến thu thuế XK, thuế NK mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực nên ngoài việc phối hợp trong nội bộ từng

ngành đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như: Bộ công thương, Hải quan, Thuế, các Hiệp hội ngành nghề... Mối liên hệ khăng khít giữa cơ quan

hải quan với các cơ quan, tổ chức này tạo nên sự ràng buộc không thể thiếu trong thu thuế XK, thuế NK. Ngoài ra, sự phối hợp này không chỉ nằm trong biên giới quốc gia mà phải kể đến Hải quan các nước, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), các tổ chức cấp

C/O.v.v. nhằm trao đổi thông tin nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong

thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w