1.2.1. Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó”.
Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng minh hàng hóa có xuất
xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu
của cả hai nước. Giấy chứng nhận xuất xứ có thuật ngữ tiếng Anh là Certificate of Origin,
thường viết tắt là C/O.
1.2.2. Vai trò Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Thứ nhất, về ưu đãi thuế quan: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xác định được
xuất xứ của hàng hóa. Điều này giúp có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng
ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các
quốc gia.
Thứ hai, về việc áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi
hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
Thứ ba, về thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc tổng hợp các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
Thứ tư, về xúc tiến thương mại: một số mặt hàng C/O sẽ quyết định hàng hóa từ nước này có đủ tiêu chuẩn nhập vào một nước khác hay không.
1.2.3. Phân loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Đối với thương mại toàn cầu, không có mẫu giấy chứng nhận xuất xứ nào được tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên, một C/O, thường do nhà xuất khẩu hàng hóa chuẩn bị, có ít nhất các chi tiết cơ bản của sản phẩm sẽ được vận chuyển, mã thuế quan, nhà nhập khẩu và xuất khẩu và nước xuất xứ. Nhà xuất khẩu, với kiến thức về các yêu cầu cụ thể của việc kiểm soát biên giới tại nước nhập khẩu, sẽ ghi lại các chi tiết này, lấy C/O công chứng bởi Phòng thương mại và nộp mẫu đơn kèm theo lô hàng. Các yêu cầu cụ thể phụ
thuộc vào loại hàng hóa được xuất khẩu và nơi chúng được bán. Có nhiều cách để phân loại C/O như phân loại theo mục đích xin cấp C/O, theo phương thức cấp C/O.
Thứ nhất, C/O ưu đãi là C/O của một quốc gia (khu vực) cho phép sản phẩm được
giảm hoặc miễn thuế. Xuất xứ ưu đãi liên quan đến các hiệp định thương mại cho phép các thành viên tiếp cận thị trường nội địa với mức thuế ưu đãi. Nó được sử dụng để xác định một sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hay mức thuế suất đãi ngộ tối huệ quốc khi sản phẩm đó được nhập khẩu và thường được áp dụng trong các Hiệp định Thương mại tự do song phương và khu vực hoặc các thỏa thuận ưu đãi khác và không được quy định trong Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Ví dụ như ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)... Tại Hoa Kỳ, Hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), được ban hành năm 1974 nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia nghèo, loại bỏ thuế
đối với hàng nghìn sản phẩm nhập khẩu từ hơn một trăm quốc gia được hưởng quy chế ưu đãi. Các quốc gia như Bolivia, Campuchia, Haiti, Namibia và Pakistan hiện có tên trong danh sách, cũng như nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba hoặc đang phát triển khác. Liên minh châu Âu và các quốc gia trên thế giới có các phiên bản GSP riêng, chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại với các quốc gia thân thiện.
Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) thì Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.
Thứ hai, C/O không ưu đãi còn được gọi là C/O thông thường. Xuất xứ không ưu
đãi áp dụng đối với hàng hóa mua bán giữa các quốc gia không được liên kết bởi bất kỳ hiệp định thương mại ưu đãi nào (trong trường hợp không có bất kỳ hiệp định ưu đãi nào
hoặc khi hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của một FTA hiện hành). Xuất xứ không ưu đãi không dẫn đến giảm thuế mà được sử dụng cho một số mục đích khác như hạn ngạch, chống bán phá giá và thuế đối kháng. Nó cũng được sử dụng để thống kê thương mại và cho mục đích ghi nhãn, kiểm soát xuất nhập khẩu. Quy tắc xuất xứ không
ưu đãi do mỗi quốc gia quyết định. Nhìn chung, quy tắc xuất xứ không ưu đãi dựa trên hai tiêu chí: Một là thu được toàn bộ - tương tự như các quy tắc ưu đãi, các sản phẩm thu
được toàn bộ là hàng hóa có được hoàn toàn trên lãnh thổ của một quốc gia mà không có thêm bất kỳ nguyên liệu không có xuất xứ nào. Hai là chuyển đổi cơ bản cuối cùng -
trong trường hợp có nhiều quốc gia tham gia vào việc sản xuất hàng hóa, quốc gia nơi diễn ra sự chuyển đổi cơ bản cuối cùng sẽ xác định nguồn gốc của hàng hóa. Sự biến đổi
cơ bản có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau như trường hợp xuất xứ ưu đãi.
+ Theo phương thức cấp C/O, có 2 loại:
Thứ nhất, C/O trực tiếp là C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất
xứ cũng có thể là nước xuất khẩu. Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho
thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu
thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian.
Thứ hai, Back to Back C/O hay còn được gọi là C/O giáp lưng. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi giáp lưng được cấp bởi cơ quan cấp ở nước có Hiệp định thương mại tự do (FTA) trung gian để tái xuất hàng hóa, dựa trên C/O ưu đãi do bên xuất
khẩu đầu tiên cấp. Hàng hóa được phép trải qua các hoạt động như bẻ khối lượng lớn và các hoạt động cần thiết khác để thuận tiện cho việc vận chuyển mà không bị mất tình trạng xuất xứ của hàng hóa. Một số FTA yêu cầu nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một, có nghĩa là ai nhập khẩu (trên C/O gốc) thì người đó phải đồng thời phải là người xuất khẩu (trên C/O giáp lưng) và không được phép bán hàng cho một ai khác tại bên thành viên trung gian (AKFTA, ACFTA, AIFTA).
Ví dụ một công ty nhập khẩu ở Việt Nam ký hợp đồng mua hàng với một công ty Singapore chi tiết như sau: Hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc vận chuyển qua Singapore, hàng được vận chuyển từ Cảng Singapore về Việt Nam, trong trường hợp này doanh nghiệp cung cấp C/O mẫu E giáp lưng hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Singapore phát hành thì được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt và tại ô số 13 trên C/O, đánh dấu vào “Back to Back” hoặc “Movement Certificate”.
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ QUAN1.3.1. Khái niệm thuế quan 1.3.1. Khái niệm thuế quan
Thuế quan là loại thuế áp đặt bởi một chính phủ của một quốc gia hay của một công đoàn siêu quốc gia về nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh việc là một nguồn thu cho chính phủ, thuế nhập khẩu cũng có thể là một hình thức điều tiết ngoại thương và chính sách đánh thuế các sản phẩm nước ngoài để khuyến khích hoặc bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Thuế quan là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất của chủ nghĩa bảo hộ, cùng với hạn ngạch xuất nhập khẩu (‘Tariff’, 2021)
Theo từ điển Luật học: “Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu
đánh vào các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quan biên giới”. Tuy nhiên, khái niệm này chưa làm nổi bật rõ đặc điểm và vai trò cũng như đối tượng chịu thuế.
Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia hoặc khu vực, là hình thức can thiệp lâu đời nhất của chính phủ vào hoạt động kinh tế. Chúng được thực hiện vì hai mục đích kinh tế rõ ràng. Đầu tiên, họ cung cấp doanh thu cho chính phủ. Thứ hai, họ cải thiện lợi nhuận kinh tế cho các công ty và nhà cung cấp nguồn lực cho ngành công nghiệp trong nước vốn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu nước ngoài. Thuế quan được sử dụng rộng rãi để bảo vệ thu nhập của các nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài. Sự bảo hộ này phải trả giá bằng kinh tế đối với người tiêu dùng trong nước, những người phải trả giá cao hơn cho hàng hóa cạnh
tranh nhập khẩu và cho toàn bộ nền kinh tế thông qua việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả cho ngành sản xuất trong nước cạnh tranh nhập khẩu. Trước đây, và ngay cả theo GATT, thuế quan của một số quốc gia đánh vào một số mặt hàng là rất lớn. Khi cùng với các rào cản thương mại khác, chúng thường tạo thành những rào cản ghê gớm đối với việc tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất nước ngoài. Trên thực tế, thuế quan được đặt đủ cao có thể ngăn chặn mọi hoạt động thương mại và hoạt động giống như lệnh cấm nhập khẩu. (Shyam S. Salim và R. Narayana Kumar, 2012).
Theo Tài liệu học tập ‘Chính sách và nghiệp vụ hải quan’ Khoa Kinh doanh quốc
tế, Học viện Ngân hàng có thể định nghĩa như sau: “Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu; một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, do các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định cho Nhà nước. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính, thương mại vĩ mô tổng hợp,
gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu và chính sách đối ngoại của một quốc gia”.
1.3.2. Vai trò và phân loại thuế quan trong thương mại quốc tế
1.3.2.1. Vai trò thuế quan trong thương mại quốc tế
Thứ nhất, thuế quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế đất nước, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đóng góp số thu cho
ngân sách và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia. Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được chuyên chở qua biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan. Tùy thuộc vào thời kỳ, giai đoạn lịch sử, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng mà thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đặc biệt đây là một trong những nguồn thu quan trọng của các nước đang phát triển;
Thứ hai, thuế quan là công cụ của chính sách thương mại. Theo Học thuyết về lợi
thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh - David Ricardo về chính sách tự do hóa thương mại phát biểu rằng: “mỗi nước sẽ có lợi nếu chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp. Đồng thời, mỗi nước
sẽ có lợi nếu nhập khẩu những hàng hóa mà mình sản xuất với chi phí tương đối cao”. Để bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài, những nước theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch thường thi hành chính sách thuế suất cao vì họ cho rằng thuế quan cao sẽ có tác động tích cực cho các ngành công nghiệp non trẻ khi phải cạnh tranh quốc tế. Chính vì vậy mà thuế quan giúp thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát hoạt động ngoại thương;
Thứ ba, thuế quan là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cơ hội việc làm. Thông thường thuế quan sẽ làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu từ đó tác động đến cầu sản
phẩm nội địa. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước gia tăng phát triển sản xuất, thu hút lao động do đó giảm tỷ lệ thất nghiệp. Từ đó góp phần giải quyết việc làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế của các quốc gia.
1.3.2.2. Phân loại thuế quan trong thương mại quốc tế a. Căn cứ vào mục đích
• Thuế quan theo mục đích ngân khố: Đây là dạng thuế quan tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Loại thuế quan này mang tính chất là một loại thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc vì những lý do kinh
tế và xã hội mà hạn chế nhập khẩu như rượu, bia, thuốc lá ...
• Thuế quan bảo hộ: Loại thuế quan này có nhiệm vụ chủ yếu là bảo hộ sản xuất trong nước và được quy định có lựa chọn. Nếu trong nước sản xuất hoặc có khả năng sản xuất nhưng chưa đủ sức cạnh tranh, cần có sự bảo hộ của Nhà nước thì xây dựng mức
thuế bảo hộ để hàng sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Thuế
quan bảo hộ thường được dùng trong các trường hợp sau đây:
+ Bảo hộ hàng xuất khẩu bán dưới gia sản xuất trên thị trường quốc tế để đảm bảo ưu thế cạnh tranh.
+ Hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa bằng việc thực hiện thuế xuất cao.
+ Bù đắp lỗ do chủ trương ưu tiên xuất khẩu vào những thị trường đặc biệt để tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng sản xuất trong nước hoặc sử dụng chế độ ưu tiên về thuế quan phục vụ cho việc nhập nguyên, nhiên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất
• Thuế quan trừng phạt: Loại thuế quan này thường được sử dụng trong trường hợp cần thiết phải trả đũa đối với việc phân biệt thuế quan của hàng hóa do một nước sản
xuất sang nước khác. Loại thuế quan này thường được ấn định ở mức cao. Ví dụ, Nhật Bản áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản của Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản cao hơn mức thuế thông thường áp dụng với các nước khác. Để trả đũa lại hành vi phân biệt đối xử này, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế nhập khẩu
đối với ô tô của Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn mức thuế thông thường
đang áp dụng cho các nước khác.
b. Căn cứ theo xu hướng vận động của hàng hóa
• Thuế xuất khẩu: đánh vào hàng xuất khẩu. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là để thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hóa. Đối với các nước đang
phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sản phẩm hoàn thành, các nước thường
quy định mức thuế xuất khá cao đối với nguyên, nhiên vật liệu xuất khẩu.
• Thuế nhập khẩu: đánh vào hàng hóa nhập khẩu, ở mức độ khác nhau, các nước đều sử dụng loại thuế quan này vào hai mục đích: động viên khai thác nguồn thu cho ngân
sách nhà nước và bảo hộ nền sản xuất trong nước.
• Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn có một số loại thuế quan đặc thù: + Hạn ngạch thuế quan: Là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu với hai mức thuế xuất
nhập khẩu; hàng hóa trong hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hóa ngoài hạn ngạch