Phân loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 32 - 35)

Đối với thương mại toàn cầu, không có mẫu giấy chứng nhận xuất xứ nào được tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên, một C/O, thường do nhà xuất khẩu hàng hóa chuẩn bị, có ít nhất các chi tiết cơ bản của sản phẩm sẽ được vận chuyển, mã thuế quan, nhà nhập khẩu và xuất khẩu và nước xuất xứ. Nhà xuất khẩu, với kiến thức về các yêu cầu cụ thể của việc kiểm soát biên giới tại nước nhập khẩu, sẽ ghi lại các chi tiết này, lấy C/O công chứng bởi Phòng thương mại và nộp mẫu đơn kèm theo lô hàng. Các yêu cầu cụ thể phụ

thuộc vào loại hàng hóa được xuất khẩu và nơi chúng được bán. Có nhiều cách để phân loại C/O như phân loại theo mục đích xin cấp C/O, theo phương thức cấp C/O.

Thứ nhất, C/O ưu đãi là C/O của một quốc gia (khu vực) cho phép sản phẩm được

giảm hoặc miễn thuế. Xuất xứ ưu đãi liên quan đến các hiệp định thương mại cho phép các thành viên tiếp cận thị trường nội địa với mức thuế ưu đãi. Nó được sử dụng để xác định một sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hay mức thuế suất đãi ngộ tối huệ quốc khi sản phẩm đó được nhập khẩu và thường được áp dụng trong các Hiệp định Thương mại tự do song phương và khu vực hoặc các thỏa thuận ưu đãi khác và không được quy định trong Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Ví dụ như ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)... Tại Hoa Kỳ, Hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), được ban hành năm 1974 nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia nghèo, loại bỏ thuế

đối với hàng nghìn sản phẩm nhập khẩu từ hơn một trăm quốc gia được hưởng quy chế ưu đãi. Các quốc gia như Bolivia, Campuchia, Haiti, Namibia và Pakistan hiện có tên trong danh sách, cũng như nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba hoặc đang phát triển khác. Liên minh châu Âu và các quốc gia trên thế giới có các phiên bản GSP riêng, chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại với các quốc gia thân thiện.

Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) thì Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.

Thứ hai, C/O không ưu đãi còn được gọi là C/O thông thường. Xuất xứ không ưu

đãi áp dụng đối với hàng hóa mua bán giữa các quốc gia không được liên kết bởi bất kỳ hiệp định thương mại ưu đãi nào (trong trường hợp không có bất kỳ hiệp định ưu đãi nào

hoặc khi hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của một FTA hiện hành). Xuất xứ không ưu đãi không dẫn đến giảm thuế mà được sử dụng cho một số mục đích khác như hạn ngạch, chống bán phá giá và thuế đối kháng. Nó cũng được sử dụng để thống kê thương mại và cho mục đích ghi nhãn, kiểm soát xuất nhập khẩu. Quy tắc xuất xứ không

ưu đãi do mỗi quốc gia quyết định. Nhìn chung, quy tắc xuất xứ không ưu đãi dựa trên hai tiêu chí: Một là thu được toàn bộ - tương tự như các quy tắc ưu đãi, các sản phẩm thu

được toàn bộ là hàng hóa có được hoàn toàn trên lãnh thổ của một quốc gia mà không có thêm bất kỳ nguyên liệu không có xuất xứ nào. Hai là chuyển đổi cơ bản cuối cùng -

trong trường hợp có nhiều quốc gia tham gia vào việc sản xuất hàng hóa, quốc gia nơi diễn ra sự chuyển đổi cơ bản cuối cùng sẽ xác định nguồn gốc của hàng hóa. Sự biến đổi

cơ bản có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau như trường hợp xuất xứ ưu đãi.

+ Theo phương thức cấp C/O, có 2 loại:

Thứ nhất, C/O trực tiếp là C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất

xứ cũng có thể là nước xuất khẩu. Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho

thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu

thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian.

Thứ hai, Back to Back C/O hay còn được gọi là C/O giáp lưng. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi giáp lưng được cấp bởi cơ quan cấp ở nước có Hiệp định thương mại tự do (FTA) trung gian để tái xuất hàng hóa, dựa trên C/O ưu đãi do bên xuất

khẩu đầu tiên cấp. Hàng hóa được phép trải qua các hoạt động như bẻ khối lượng lớn và các hoạt động cần thiết khác để thuận tiện cho việc vận chuyển mà không bị mất tình trạng xuất xứ của hàng hóa. Một số FTA yêu cầu nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một, có nghĩa là ai nhập khẩu (trên C/O gốc) thì người đó phải đồng thời phải là người xuất khẩu (trên C/O giáp lưng) và không được phép bán hàng cho một ai khác tại bên thành viên trung gian (AKFTA, ACFTA, AIFTA).

Ví dụ một công ty nhập khẩu ở Việt Nam ký hợp đồng mua hàng với một công ty Singapore chi tiết như sau: Hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc vận chuyển qua Singapore, hàng được vận chuyển từ Cảng Singapore về Việt Nam, trong trường hợp này doanh nghiệp cung cấp C/O mẫu E giáp lưng hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Singapore phát hành thì được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt và tại ô số 13 trên C/O, đánh dấu vào “Back to Back” hoặc “Movement Certificate”.

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w