CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ QUAN

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 35)

1.3.1. Khái niệm thuế quan

Thuế quan là loại thuế áp đặt bởi một chính phủ của một quốc gia hay của một công đoàn siêu quốc gia về nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh việc là một nguồn thu cho chính phủ, thuế nhập khẩu cũng có thể là một hình thức điều tiết ngoại thương và chính sách đánh thuế các sản phẩm nước ngoài để khuyến khích hoặc bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Thuế quan là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất của chủ nghĩa bảo hộ, cùng với hạn ngạch xuất nhập khẩu (‘Tariff’, 2021)

Theo từ điển Luật học: “Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu

đánh vào các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quan biên giới”. Tuy nhiên, khái niệm này chưa làm nổi bật rõ đặc điểm và vai trò cũng như đối tượng chịu thuế.

Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia hoặc khu vực, là hình thức can thiệp lâu đời nhất của chính phủ vào hoạt động kinh tế. Chúng được thực hiện vì hai mục đích kinh tế rõ ràng. Đầu tiên, họ cung cấp doanh thu cho chính phủ. Thứ hai, họ cải thiện lợi nhuận kinh tế cho các công ty và nhà cung cấp nguồn lực cho ngành công nghiệp trong nước vốn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu nước ngoài. Thuế quan được sử dụng rộng rãi để bảo vệ thu nhập của các nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài. Sự bảo hộ này phải trả giá bằng kinh tế đối với người tiêu dùng trong nước, những người phải trả giá cao hơn cho hàng hóa cạnh

tranh nhập khẩu và cho toàn bộ nền kinh tế thông qua việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả cho ngành sản xuất trong nước cạnh tranh nhập khẩu. Trước đây, và ngay cả theo GATT, thuế quan của một số quốc gia đánh vào một số mặt hàng là rất lớn. Khi cùng với các rào cản thương mại khác, chúng thường tạo thành những rào cản ghê gớm đối với việc tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất nước ngoài. Trên thực tế, thuế quan được đặt đủ cao có thể ngăn chặn mọi hoạt động thương mại và hoạt động giống như lệnh cấm nhập khẩu. (Shyam S. Salim và R. Narayana Kumar, 2012).

Theo Tài liệu học tập ‘Chính sách và nghiệp vụ hải quan’ Khoa Kinh doanh quốc

tế, Học viện Ngân hàng có thể định nghĩa như sau: “Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu; một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, do các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định cho Nhà nước. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính, thương mại vĩ mô tổng hợp,

gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu và chính sách đối ngoại của một quốc gia”.

1.3.2. Vai trò và phân loại thuế quan trong thương mại quốc tế

1.3.2.1. Vai trò thuế quan trong thương mại quốc tế

Thứ nhất, thuế quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế đất nước, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đóng góp số thu cho

ngân sách và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia. Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được chuyên chở qua biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan. Tùy thuộc vào thời kỳ, giai đoạn lịch sử, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng mà thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đặc biệt đây là một trong những nguồn thu quan trọng của các nước đang phát triển;

Thứ hai, thuế quan là công cụ của chính sách thương mại. Theo Học thuyết về lợi

thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh - David Ricardo về chính sách tự do hóa thương mại phát biểu rằng: “mỗi nước sẽ có lợi nếu chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp. Đồng thời, mỗi nước

sẽ có lợi nếu nhập khẩu những hàng hóa mà mình sản xuất với chi phí tương đối cao”. Để bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài, những nước theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch thường thi hành chính sách thuế suất cao vì họ cho rằng thuế quan cao sẽ có tác động tích cực cho các ngành công nghiệp non trẻ khi phải cạnh tranh quốc tế. Chính vì vậy mà thuế quan giúp thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát hoạt động ngoại thương;

Thứ ba, thuế quan là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cơ hội việc làm. Thông thường thuế quan sẽ làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu từ đó tác động đến cầu sản

phẩm nội địa. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước gia tăng phát triển sản xuất, thu hút lao động do đó giảm tỷ lệ thất nghiệp. Từ đó góp phần giải quyết việc làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế của các quốc gia.

1.3.2.2. Phân loại thuế quan trong thương mại quốc tế a. Căn cứ vào mục đích

• Thuế quan theo mục đích ngân khố: Đây là dạng thuế quan tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Loại thuế quan này mang tính chất là một loại thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc vì những lý do kinh

tế và xã hội mà hạn chế nhập khẩu như rượu, bia, thuốc lá ...

• Thuế quan bảo hộ: Loại thuế quan này có nhiệm vụ chủ yếu là bảo hộ sản xuất trong nước và được quy định có lựa chọn. Nếu trong nước sản xuất hoặc có khả năng sản xuất nhưng chưa đủ sức cạnh tranh, cần có sự bảo hộ của Nhà nước thì xây dựng mức

thuế bảo hộ để hàng sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Thuế

quan bảo hộ thường được dùng trong các trường hợp sau đây:

+ Bảo hộ hàng xuất khẩu bán dưới gia sản xuất trên thị trường quốc tế để đảm bảo ưu thế cạnh tranh.

+ Hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa bằng việc thực hiện thuế xuất cao.

+ Bù đắp lỗ do chủ trương ưu tiên xuất khẩu vào những thị trường đặc biệt để tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng sản xuất trong nước hoặc sử dụng chế độ ưu tiên về thuế quan phục vụ cho việc nhập nguyên, nhiên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất

• Thuế quan trừng phạt: Loại thuế quan này thường được sử dụng trong trường hợp cần thiết phải trả đũa đối với việc phân biệt thuế quan của hàng hóa do một nước sản

xuất sang nước khác. Loại thuế quan này thường được ấn định ở mức cao. Ví dụ, Nhật Bản áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản của Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản cao hơn mức thuế thông thường áp dụng với các nước khác. Để trả đũa lại hành vi phân biệt đối xử này, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế nhập khẩu

đối với ô tô của Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn mức thuế thông thường

đang áp dụng cho các nước khác.

b. Căn cứ theo xu hướng vận động của hàng hóa

• Thuế xuất khẩu: đánh vào hàng xuất khẩu. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là để thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hóa. Đối với các nước đang

phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sản phẩm hoàn thành, các nước thường

quy định mức thuế xuất khá cao đối với nguyên, nhiên vật liệu xuất khẩu.

• Thuế nhập khẩu: đánh vào hàng hóa nhập khẩu, ở mức độ khác nhau, các nước đều sử dụng loại thuế quan này vào hai mục đích: động viên khai thác nguồn thu cho ngân

sách nhà nước và bảo hộ nền sản xuất trong nước.

• Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn có một số loại thuế quan đặc thù: + Hạn ngạch thuế quan: Là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu với hai mức thuế xuất

nhập khẩu; hàng hóa trong hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hóa ngoài hạn ngạch chịu mức thuế quan cao hơn.

c. Căn cứ theo phạm vi tác dụng

• Thuế quan tự quản: loại thuế quan thể hiện tính độc lập trong việc đánh thuế của một

quốc gia, không phụ thuộc vào các Hiệp định song phương hay đa phương đã ký kết.

Loại thuế quan này được chia thành thuế quan tối đa có thuế suất cao nhất và loại thuế quan tối thiểu có thuế suất thấp nhất.

• Thuế quan theo hiệp định hay cam kết quốc tế: loại thuế quan này có thuế suất ấn định theo những điều khoản đã cam kết trong Hiệp định song phương hoặc đa phương. Ví dụ, phân loại thuế nhập khẩu thành thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, thông thường để áp dụng tùy theo quan hệ thương mại giữa các nước.

d. Căn cứ vào cách thức đánh thuế

• Thuế tuyệt đối: Là loại thuế tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu. Loại thuế quan này đảm bảo cho số thu ngân sách nhà nước ổn định,

không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả. Ví dụ, quy định thuế nhập khẩu phải nộp là 500 VNĐ/lít xăng, không phân biệt giá nhập khẩu là bao nhiêu.

• Thuế theo tỷ lệ phần trăm: Là loại thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị

xuất nhập khẩu thực tế của mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, không phân biệt bằng số lượng, khối lượng. Ngược lại với thuế tuyệt đối, số thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu phải nộp theo tỷ lệ % sẽ thay đổi tùy theo trị giá xuất nhập khẩu thực tế của hàng hóa. Ví dụ, quy định thuế nhập khẩu phải nộp của một lít xăng là 20%/giá

1.3.2.3. Các loại thuế suất trong thương mại quốc tế a. Thuế suất thông thường

Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Thuế suất thông thường áp dụng đối với những hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ những nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.

b. Thuế suất ưu đãi

Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ

thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với nước nhập khẩu, danh sách nước và nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với nước nhập khẩu. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng.

c. Thuế suất ưu đãi đặc biệt

Áp dụng đối với hàng hóa:

+ Nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với nước nhập khẩu. Tức là, hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Ví dụ, ACFTA (ASEAN - TRUNG QUỐC); ATIGA (ASEAN - VIỆT NAM); AANZFTA (ASEAN - ÚC - NIUDILÂN); AIFTA (ASEAN - ẤN ĐỘ); VJEPA (VIỆT NAM - NHẬT BẢN); AJCEP (ASEAN - NHẬT BẢN); AKFTA (ASEAN - HÀN QUỐC); VKFTA (VIỆT NAM - HÀN QUỐC); VCFTA (VIỆT NAM - CHI LÊ).

+ Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện

xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với nước nhập khẩu.

Sẽ có những mặt hàng nhập khẩu vừa được hưởng mức thuế suất ưu đãi vừa được

hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, để được hưởng mức thuế suất nào thấp hơn là còn tùy thuộc vào việc doanh nghiệp chọn C/O nào cho phù hợp.

1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN QUY TẮCXUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI

1.4.1. Các quy định pháp luật quốc tế điều chỉnh chung về xuất xứ hàng hóa

Khi xem xét tới các quy định luật quốc tế điều chỉnh chung về xuất xứ hàng hóa ảnh hưởng đến việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong áp dụng thuế quan ưu đãi của các quốc gia thì phải xem xét các quy định sau:

Thứ nhất, các quy định của WTO: trong đó, hiệp định về quy tắc xuất xứ của

WTO được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đa biên của phần lớn các quốc gia trên thế giới. Mục đích của hiệp định nhằm hài hòa hóa các quy tắc xuất

xứ trong dài hạn, thay vì các quy tắc xuất xứ liên quan đến việc cấp ưu đãi thuế quan và đảm bảo rằng các quy tắc xuất xứ bản thân nó không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại. Nguyên tắc cơ bản của hiệp định là quy tắc xuất xứ được xây dựng và áp dụng cần phải đảm bảo tính minh bạch, công khai, khách quan, rõ ràng, dễ hiểu và có thể dự đoán trước được. Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO quy định các nguyên tắc áp dụng chung mà tất cả các nước thành viên khi ban hành và thực thi các quy định pháp luật hoặc hành chính liên quan đến việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, các nguyên tắc của Hiệp định không áp dụng cho các trường hợp quy tắc xuất xứ theo các thỏa thuận ưu đãi.

Thứ hai, Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hoà hóa thủ tục hải quan

(Công

ước Kyoto) ra đời năm 1973 và Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 do Tổ chức Hải quan

thế giới đưa ra điều chỉnh đến quy định về xuất xứ hàng hóa trong hoạt động của hải quan tại phụ lục chuyên đề K. Trong đó, tập trung vào việc xác định chính xác xuất xứ, chống gian lận về xuất xứ, thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất xứ của hàng hóa phục

Thứ ba, quy định về xuất xứ trong hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Đây

chính là quy định áp dụng trong hệ thống thương mại toàn cầu do tổ chức liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đưa ra. Trong đó, quy định về chế độ ưu đãi đơn phương về thuế quan của các nước phát triển dành cho những nước đang phát triển nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của những nước này và để thực hiện được điều đó không thể thiếu được quy định về xuất xứ hàng hóa đi kèm.

Thứ tư, các quy định trong các hiệp định song phương và đa phương mà một

quốc

gia tham gia với các đối tác. Theo đó, với mỗi một hiệp định khác nhau căn cứ vào mục tiêu, mức độ quan hệ thương mại, chính trị, luật pháp mà có các chương trình cắt giảm thuế quan, cấu trúc biểu thuế quan, mức độ áp dụng thuế quan ưu đãi, các quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, cũng như các biện pháp quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu khác nhau từ đó có sự sự chi phối, điều chỉnh đến các quy định về xuất xứ hàng hóa áp dụng.

Những yếu tố cơ bản trên sẽ tác động và chi phối rất lớn đến quá trình xây dựng, hình thành và thực thi các quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hệ thống pháp luật của các quốc gia.

1.4.2. Hệ thống các quy định và chính sách liên quan đến hoạt động thương mại vàđầu tư đầu tư

Hệ thống các quy định và chính sách liên quan đến hoạt động thương mại và đầu tư thể hiện thái độ và quan điểm của nhà nước trong việc điều hành quản lý vĩ mô nền kinh tế. Các quy định về xuất xứ hàng hóa là một phần nằm trong các quy định này và luôn có mối quan hệ chi phối, tác động qua lại điều chỉnh với các quy định khác trong

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w