Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 54 - 57)

Qua một số kinh nghiệm triển khai trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa

hưởng ưu đãi thuế quan của một số quốc gia kể trên, có thể thấy rằng sự thành công trong

việc tận dụng tỷ lệ C/O hưởng ưu đãi của mỗi nước đều ở những khía cạnh nhất định và tùy vào kinh nghiệm của mỗi nước thì họ sẽ triển khai áp dụng là giống hoặc khác nhau. Từ đó, có thể rút ra một số gợi ý cho công tác triển khai áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, về hệ thống pháp lý quy định về xuất xứ và các biện pháp xử phạt. Theo

Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng

cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chế tài xử phạt đối với hành vi xuất nhập khẩu,

Nam thì mức phạt tiền cao nhất lên tới 100 triệu đồng. Ngoài ra Nghị định 98/2020/NĐ- CP cũng quy định cụ thể chế tài xử phạt đối với hành vi phạm liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa là

hàng giả tại Điều 3, 11, 14 của Nghị định. So với mức xử phạt các vi phạm liên quan đến

xuất xứ hàng hóa tại Hàn Quốc về cả hành chính và hình sự thì mức phạt tại Việt Nam là còn chưa cao do Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, tịch thu giấy phép, tịch thu hàng hóa. Do vậy cần quy định thêm và nâng cao mức xử phạt nặng hơn các sai phạm trong gian lận như truy tố hình sự, thu hồi các giấy phép đối với các hành vi vi phạm gian lận về xuất xứ hàng hóa nhằm răn đe các doanh nghiệp khi họ có chủ tâm vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam.

Thứ hai, về xây dựng được quy trình, trình tự các bước đăng ký, lựa chọn và cấp phép cho các doanh nghiệp chứng nhận xuất xứ. Hệ thống xây dựng các tiêu chí một cách đơn giản nhưng lại chi tiết và rõ ràng nhằm đánh giá được các doanh nghiệp xuất khẩu nếu họ đủ tiêu chuẩn khi tham gia vào cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Có thể kể đến kinh nghiệm của Nhật Bản trong vấn đề này. Nhật Bản đã giới thiệu và triển khai hệ thống tự chứng nhận xuất xứ từ tháng 09 năm 2009. Các nhà xuất khẩu đăng ký trạng thái của mình đến METI, ngay sau đó METI sẽ phản hồi lại trạng thái kèm với số phê duyệt cùng với tờ khai hàng hóa. Nếu phù hợp với yêu cầu thì METI sẽ chấp thuận ngay cho nhà xuất khẩu. Khi được yêu cầu chấp thuận, nhà xuất khẩu có thể khai báo xuất xứ trên chứng từ thương mại như hóa đơn, phiếu đóng gói. Hơn nữa, tờ khai xuất xứ của các nhà xuất khẩu được chấp thuận có độ tin cậy cao vì đã được chính phủ kiểm tra và chấp nhận. Nhờ đó mà các nhà xuất khẩu có thể thực hiện với thời gian ngắn hơn so với việc phải lấy C/O từ cơ quan cấp. Thêm vào đó, thủ tục, giấy tờ ít hơn đồng thời còn không phải chịu thêm phí phát hành. Các tiêu chí liên quan đến hồ sơ thương nhân đáng tin cậy như giấy phép đăng ký kinh doanh, tên loại hình doanh nghiệp, các báo cáo

tài chính kiểm toán, không vi phạm pháp luật, người đứng ra chịu trách nhiệm cũng như các kiến thức và kinh nghiệm về xuất xứ hàng hóa của người chịu trách nhiệm. Bên cạnh

biến sản xuất, số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Các giấy phép mà cơ quan cấp cho các

doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ được hạn chế về thời hạn, thông thường là từ 2 - 5 năm và được kiểm tra và thẩm tra lại hồ sơ doanh nghiệp khi cấp lại.

Thứ ba, về việc thực hiện và triển khai các chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển

ngành công nghiệp hỗ trợ cho đất nước. Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn còn kém phát triển, chưa thực sự được chú trọng nhiều, do đó việc tự chủ nguồn

nguyên phụ liệu còn khó khăn và hạn chế trong khả năng cung ứng (Bộ Công Thương, 2020). Có thể học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan hay Nhật Bản trong việc này. Hai quốc gia này đều ưu tiên phát triển ngành này từ rất sớm và ngành công nghiệp hỗ trợ được xem như là ngành đóng vai trò then chốt trong quá trình đẩy mạnh phát triển tại hai đất nước này. Nó là nền móng vững chắc cho nền công nghiệp của cả đất nước. Nhờ đó mà hàng hóa xuất khẩu đáp ứng được tốt các quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định FTA nói chung và AFTA nói riêng trong việc đẩy mạnh giá trị xuất khẩu.

Thứ tư, về cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Các bộ phận phối hợp

cùng các phòng ban liên quan tổ chức nâng cấp cải tiến quy trình cấp C/O qua phần mềm

hệ thống điện tử để giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí và thời gian do các thủ tục rườm

rà và tốn kém. Chúng ta có thể học hỏi Hàn Quốc về các cách thức trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và tìm hiểu các thông tin và quy định cũng như các thủ tục về xuất

xứ hàng hóa, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp xin cấp lần đầu thì phía cơ quan hải quan nên hướng dẫn, tổ chức các buổi tập huấn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các tiêu chí xuất xứ hưởng ưu đãi cũng như quy trình thủ tục xin cấp C/O.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về xuất xứ hàng hóa và thuế quan đã cung cấp kiến thức chung và cơ bản nhất về xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy

2017 2018 2019 2020 Tổng giá trị XK (tỷ đô la Mỹ) 215,1 243,7 264,6 282,6 Tổng giá trị NK (tỷ đô la Mỹ) 213,2 236,9 253,4 262,7

số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Từ đây, người đọc không những có thể có cái nhìn tổng quan về xuất xứ hàng hóa, thuế quan mà bên cạnh đó là cơ sở để tìm hiểu nội dung các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HƯỞNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w