Từ phía cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 84 - 87)

2.3.2.1. Trình độ và năng lực của cán bộ thực thi pháp luật còn chưa cao

Con người luôn là nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa ra các quyết định để đi đến thành bại trong việc thực thi các chính sách. Do vậy mà trình độ và năng lực của mỗi cán bộ trong thực thi pháp luật về những quy định trong XXHH càng trở nên quan trọng. Từ các cán bộ làm công tác thanh tra thẩm định và cấp C/O đến các cán bộ kiểm tra, giám sát XXHH đòi hỏi phải có kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu để đảm bảo cho việc xác định đúng nguồn gốc XXHH, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận đảm bảo sự nghiêm minh về pháp luật. Các chuyên viên phòng C/O còn chưa thực sự trang bị đủ và nắm bắt rõ về các cơ cấu mặt hàng, nhóm hàng do vậy mà không thể tránh khỏi các lỗi sai sót trong việc cấp C/O. Ví dụ, “Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp

Khánh Hòa (Nha Trang) chuyên viên C/O đã hướng dẫn DN khai báo sai mã số làm thủ tục dẫn đến việc Hải quan nước nhập từ chối chấp nhận lô hàng” (Vietnam Express, 2018). Bên cạnh đó, các chi nhánh tại địa phương chưa được hướng dẫn cũng như phổ biến đầy đủ về GCN XXHH cũng như các đổi thay trong danh mục hàng hóa và các mức

ƯĐTQ hiện nay của các nhóm hàng hóa.

2.3.2.2. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các cơ quan, ban ngành, hiệp hội đã mở rất nhiều hội thảo cũng như các bài báo để tuyên truyền nhằm phổ biến tới các

nhiên, số lượng thông tin được cung cấp còn chưa sâu, chưa cụ thể, rõ ràng từng mặt hàng, nhóm hàng, vẫn còn là những lý thuyết đơn giản. Cộng thêm với việc chưa thực sự có nhiều các chuyên gia giúp tư vấn một cách chuyên nghiệp về các quy định, cam kết trong FTA nên thông thường khi gặp khó khăn, các DN đều hầu như lựa chọn bỏ qua

các ưu đãi đáng ra DN họ được hưởng.

2.3.2.3. Thủ tục hành chính rườm rà

Những năm trước giai đoạn 2017 - 2020, để được cấp C/O bản giấy từ cơ quan cấp C/O thì các DN cần phải hoàn tất bộ hồ sơ thương nhân lưu trữ tại VCCI và phải theo dõi thường xuyên 2 năm một lần. Sau đó, DN phải làm hồ sơ xin cấp GCN XXHH với nhiều chứng từ phức tạp khác bao gồm hóa đơn TM, đơn xin cấp C/O, phiếu đóng gói, tờ khai, các giấy phép XNK, và nhiều loại chứng từ khác liên quan. Chính vì phải làm việc dựa trên nhiều chứng từ nên không thể tránh khỏi việc nhầm lẫn của các DN khi nộp hồ sơ để xin cấp ví dụ như nhầm tiêu chí giữa các mẫu GCN XXHH, hay khai báo các thông tin điện tử khác trên giấy, thiếu chứng từ cần thiết quan trọng. Sau này, C/O điện tử đã được Bộ Công thương triển khai nên thời gian xin cấp GCN XXHH giảm

xuống. Tuy nhiên, các DN không phải là khai báo trên phần mềm điện tử là có thể lấy được C/O mà các DN lại cần phải tới cơ quan cấp GCN XXHH để làm tiếp các thủ tục thậm chí là ngồi chờ để nộp hồ sơ. Do vậy mà các thủ tục hành chính còn rất chậm và chưa có tính thực tế cao cộng thêm với việc vẫn còn tồn tại rất nhiều loại giấy tờ gây khó

khăn trong việc áp dụng QTXX của các DN Việt Nam hiện nay.

2.3.2.4. Quy định về xử phạt vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa còn chưa cao

Việc ghi XXHH được gán cho các DN sản xuất hàng hóa XNK tự xác minh nguồn

gốc, xác định nơi sản xuất, chế tạo của mặt hàng hóa đó. Điều này dẫn đến việc các DN lợi dụng lỗ hổng này nhằm thực hiện hành động gian lận XXHH. Hiện nay, tại Việt Nam

quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm liên quan đến XXHH còn chưa nghiêm nếu so sánh với luật của một số QG khác. Có thể kể đến Luật Cạnh tranh của Canada về quy định ghi nhãn tên nước sản xuất. Cụ thể như sau, sẽ thực hiện phạt hành chính lên

tới 15 triệu CAD và sẽ bị xử phạt về hình sự bằng cách phạt tù từ 1 đến 14 năm cho những hành vi vi phạm liên quan đến XXHH.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 tập trung vào thực trạng áp dụng GCN XXHH hưởng ƯĐTQ của Việt Nam theo GSP và FTA. Đưa ra một số tồn tại từ phía DN và cơ quan cấp C/O trong việc

áp dụng GCN XXHH hưởng ƯĐTQ đối với hàng hóa của Việt Nam. Qua đó làm tiền đề

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ ÁP DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA HƯỞNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

VIỆT NAM

Thông qua việc tìm hiểu kinh nghiệm tại một số nước như Thái Lan, Nhật Bản và

Hàn Quốc trong vấn đề liên quan đến XXXHH, có thể thấy việc nâng cao TLTD C/O hưởng ƯĐTQ là một trong các vấn đề quan trọng và cấp thiết của cả Chính phủ, cơ quan,

tổ chức quản lý nói chung và các DN ở Việt Nam nói riêng trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Vậy làm sao để Chính phủ, cơ quan, tổ chức quản lý và các DN Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề khúc mắc liên quan đến C/O ưu đãi, đâu là những giải pháp và chiến lược tốt để giải quyết được vấn đề này. Nhằm giúp việc thúc đẩy và nâng cao TLTD C/O hưởng ƯĐTQ ở Việt Nam, em có đưa ra một số giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w