2.3.1.1. Thiếu hiểu biết và kiến thức về quy tắc xuất xứ
Để có thể áp dụng được QTXX thì bản thân mỗi DN phải nắm bắt và am hiểu những nội dung, quy định trong các QTXX. Một trong các nguyên nhân dẫn đến điều này là do các DN chưa nắm được rõ, cũng như chưa biết được hết các ưu đãi FTA. Về cơ bản, thì chỉ những sản phẩm tuân thủ QTXX của các FTA được hưởng ƯĐTQ theo quy định của FTA. Việc Việt Nam tham gia vào nhiều định chế quốc tế đã tạo cơ hội cho các DN XK Việt Nam. Đây cũng là cách hiệu quả và bền vững nhất để hội nhập vào
trong cả nền kinh tế KV và kinh tế toàn cầu. Bởi vì thiếu hiểu biết về C/O mà các DN đã
bỏ qua nhiều cơ hội, lợi ích từ C/O đem lại cũng như tốn kém thêm các khoản chi phí và
thời gian. Ví dụ về một DN làm C/O cho sản phẩm “vôi sống” với mã HS là 25, những DN này ghi tiếng Việt của hàng hóa lại không cho dấu nên C/O được cấp cho sản phẩm “voi sống” theo mã HS 01 là động vật sống. Kết quả là hàng “vôi sống” xuất sang Malaysia bị từ chối ƯĐTQ (Nguyễn Hồng Hạnh, 2018).
2.3.1.2. Thiếu hiểu biết và kiến thức về quy trình, thủ tục tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Theo quy định của Bộ Công Thương, DN XK muốn được TCN XXHH phải đáp ứng các tiêu chí sau: vừa là người sản xuất, vừa là người XK hàng hóa do DN sản xuất. Quy định này chỉ loại trừ các DN hoạt động TM thuần túy như trước đây tham gia TCN C/O. GSP là hệ thống ƯĐTQ của EU cho các DN bán sản phẩm vào EU, để tận dụng được ƯĐTQ này, các DN Việt Nam cần phải TCN XXHH. Điều này có nghĩa là DN có quyền cấp GCN XXHH, đặc biệt là trong các chứng từ TM (như hóa đơn) để khai báo thông tin XXHH, và tổ chức không cần sự tham gia của ban quản lý trong quá trình cấp. Cơ chế này mang lại nhiều lợi ích cho DN như: giảm thời gian, chi phí giao dịch, chủ động xuất hóa đơn TM, giúp DN nắm bắt được QTXX của hiệp hội, thực hiện các quy
định TM tự do (FTA), từ đó giảm thiểu rủi ro khi phát hành, giảm gánh nặng cho CQHQ.
Tuy nhiên, hầu hết các DN vẫn đang loay hoay, không biết phải làm gì, không hiểu các biểu mẫu, thủ tục và lo lắng về các quy định hậu kiểm của nước NK. Điều này là do các DN không chắc chắn về quy trình sản xuất và QTXX, cũng như không có hệ thống lưu trữ hồ sơ để đáp ứng yêu cầu xác minh thường xuyên và đột xuất. Điều này cũng dễ hiểu
vì theo quy định nếu có một DN TCN XXHH bị phát hiện gian lận, thì các nước NK sẽ không chấp nhận việc TCN XXHH của cả một ngành sản xuất của nước đó.
2.3.1.3. Không đủ năng lực đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa, không có khả năng chứng minh hàng hóa thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp
Trong vài năm gần đây khi các DN Việt Nam XK giầy, dép, xe đạp, vải và các sản phẩm khác vào thị trường EU, điều này thường các nhà NK EU yêu cầu C/O form A, nhưng trên thực tế, hầu hết các mặt hàng này đã qua chế biến nhưng chưa đủ điều kiện đáp ứng QTXX và C/O form A theo tiêu chuẩn của GSP. Như vậy, nếu không thể đảm bảo cung cấp được GCN XXHH C/O form A thì các DN Việt Nam không thể ký kết hợp đồng XK hàng hóa. Hoặc nếu đã ký hợp đồng mà không thể xin được C/O form A thì cũng không thể giao hàng cho nhà NK và điều này có thể dẫn tới những tranh chấp
trong vấn đề vi phạm hợp đồng.
2.3.1.4. Cố tình gian lận nhằm hưởng C/O ưu đãi
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O chỉ ra sự khác biệt giữa hàng hóa cùng nhóm và hàng hóa nước ngoài. Điều này có nghĩa là nếu muốn được hưởng ƯĐTQ trong HĐTM, DN cần phải chứng minh XXHH, tức là hàng hóa phải đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ quy định trong HĐTM. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các nguồn nguyên liệu nội khối thì một số DN lại sử dụng các nguồn nguyên liệu NK từ các thị trường không xác định rõ nguồn
gốc, chất lượng nhằm hưởng lợi nhuận cho chính DN mình một cách bất hợp pháp. Điều
này không những làm ảnh hưởng đến uy tín của DN mình mà còn gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến việc có thể bị cấm hợp tác về việc XK mặt hàng này sang các thị trường, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của QG. Điển hình như việc gian lận XXHH của Công ty
Việt Nam đã bị cơ quan Nhà nước điều tra vào hồi tháng 06 năm 2019 hay vụ việc hàng hóa XK sang Mỹ tháng 10 năm 2019 bị phát hiện giả nhái hàng Việt có nguồn gốc Trung
Quốc với giá trị lên tới 4,3 tỷ đô la Mỹ do Công ty nhôm Toàn cầu thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu gắn mác. Việc gian lận XXHH thường xuyên xảy ra ở các QG áp dụng cơ chế
TCN XXHH như Mỹ, Canada, EU.
Bên cạnh đó, các cam kết về thuế là cơ hội lớn để Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA trong việc mở rộng thị trường đồng thời tạo sự phát triển và giúp Việt Nam hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Để có được cơ hội này, nhiều DN đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để sử dụng Việt Nam làm nơi trung chuyển hợp pháp cho hàng hóa nước ngoài XK cho nhiều thị trường tiêu thụ mà không đánh thuế. Hiện nay, tình trạng gian lận các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam XK ra nước ngoài để hưởng ƯĐTQ hoặc trốn chế tài, trốn thuế cao đang diễn ra ngày càng phức tạp.
Theo Tổng cục Hải quan, tình trạng gian lận, giả mạo XXHH, hình thức nhãn mác hàng hóa XNK ngày càng phức tạp và đa dạng, chủ yếu có hai loại hành vi là gian lận và giả mạo xuất xứ Việt Nam trước khi được NK vào trong nước; gian dối, làm giả gốc gác Việt Nam, XK trái phép. Có thể lấy ví dụ về vụ việc gần đây như qua điều tra chống bán
phá giá chính thức, đã phát hiện một số mặt hàng Việt Nam XK sang châu Âu và châu Mỹ được XK từ Trung Quốc như xe đạp, kẽm, giày, mũ da, nhôm hải quan cũng phát hiện 100% là hàng ngoại, các DN chế xuất có vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam, NK các bộ phận sau đó chỉ cần lắp ráp các bộ phận đó để XK sang nước thứ ba (Báo Người Lao động, 2019).
Trên thực tế, gian lận XXHH là mối quan tâm chính của các DN, đặc biệt là toàn bộ nền kinh tế kinh doanh. Do lo ngại về vấn đề XXHH, nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam đã trở thành “tầm ngắm” của các nước trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2019, hiện nay, nguy cơ xảy ra gian lận, giả mạo XXHH ở một số loại
hàng bao gồm: “dệt may, giày dép, túi xách; máy vi tính, sản phẩm điện tử, đồ gia dụng, điện thoại và linh kiện; nhôm, thép, nhôm, các sản phẩm từ thép; xe đạp, xe đạp điện và các bộ phận của chúng; nhựa, gỗ và các sản phẩm từ nhựa”. Trong sáu tháng đầu của
năm 2019, một số nhóm hàng XK có mức tăng đột biến trên 25% so với cùng kỳ năm 2018 như: “Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; nhôm và các sản phẩm từ thép, thép. sản phẩm; xe đạp, xe đạp điện và các linh kiện xe đạp, xe đạp điện; gỗ và các sản phẩm từ gỗ” (Tổng cục Hải quan, 2019). Trong đó, nhiều mặt hàng tăng mạnh ví dụ như dây điện (252%), chất dẻo nguyên liệu (147%); máy vi tính, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ (140%). Đặc biệt là nhóm chất dẻo nguyên liệu XK qua EU tăng 10 lần so với năm trước. Đây là những mặt hàng nguy cơ tiềm ẩn rất lớn về gian lận XXHH khi vốn đầu tư không tăng cao nhưng XK lại lớn.
2.3.1.5. Sự phức tạp và “cứng” của các quy tắc xuất xứ
Ngày càng có nhiều các FTA mới khiến cho các DN Việt Nam điêu đứng khi phải
tìm ra chính xác đâu mới là C/O ưu đãi phù hợp dành cho hàng hóa của DN mình. Ví dụ
như việc tìm xem đâu là C/O ưu đãi phù hợp khi XK qua Hàn Quốc, DN phải đứng giữa
việc nên lựa chọn C/O form AK hay C/O form VK. Bên cạnh đó, hiện nay DN Việt Nam
không đáp ứng được QTXX, chủ yếu do thực hiện gia công đơn giản (Thùy Linh, 2016).
Đối với ngành dệt may được coi là có XXHH và được hưởng ƯĐTQ khi XK sang phần lớn đối tác FTA của Việt Nam (ASEAN, Chilê, Hàn Quốc, Trung Quốc) khi khẳng định được công đoạn cắt, may, khâu thành sản phẩm diễn ra tại Việt Nam dù nguyên liệu đầu vào có thể NK từ bất cứ đâu. Trong khi đó, tiêu chuẩn QTXX chặt chẽ hơn đối với AANZFTA và FTA ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), đó là cần DN phải chứng minh thêm rằng sản phẩm có ít nhất 35 - 40% hàm lượng được tạo ra trong phạm vi FTA. Nói cách khác, Hiệp định cho phép DN được sử dụng một lượng nhất định nguyên phụ liệu có xuất xứ ngoài khối (trong đó có vải may), và chỉ cần chứng minh thêm rằng nó có 35 - 40% trị giá thành phẩm tạo ra tại một trong các nước thành viên của Hiệp định thì hàng hóa sẽ được hưởng ƯĐTQ từ FTA (Nguyễn Hồng Hạnh, 2018).
Có thể kể đến ACFTA được coi HĐTM có chất lượng thấp, quy định cứng nhắc về XXHH đối với DN. Thông thường sẽ có một bộ QTXX chung gồm ba phần: “(i) Hàm
lượng giá trị khu vực (RVC) - phải đạt tối thiểu 40% xuất xứ; (ii) Hướng dẫn chuyển đổi thuế suất (CTH) - DN có thể chuyển đổi mã số một số hàng hóa nhất định để nhận
ưu đãi thuế suất; (iii) QTXX đối với sản phẩm cụ thể (PSRs), tức là nếu tra trong danh mục PSRs mà không thấy sản phẩm của DN có vấn đề gì thì mặc định quay lại áp dụng quy tắc chung để chọn RVC hoặc CTH” (Viện Nghiên cứu KT và Chính sách, 2017). Ngoài ra, đối với AC-FTA và AHK-FTA, quy tắc cụ thể mặt hàng PSRs là rất ngắn (chỉ gồm 527 dòng thuế) và RVC 40% là quy tắc duy nhất đang được áp dụng chung. Hơn nữa, các DN không những không được lựa chọn CTH mà thậm chí còn bị kẹt cứng trong
quy định RVC (40).