Hệ thống các quy định và chính sách liên quan đến hoạt động thương mại và

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 42 - 43)

đầu tư

Hệ thống các quy định và chính sách liên quan đến hoạt động thương mại và đầu tư thể hiện thái độ và quan điểm của nhà nước trong việc điều hành quản lý vĩ mô nền kinh tế. Các quy định về xuất xứ hàng hóa là một phần nằm trong các quy định này và luôn có mối quan hệ chi phối, tác động qua lại điều chỉnh với các quy định khác trong hệ thống trên cơ sở điều hành của nhà nước. Quy định về xuất xứ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai chính sách thương mại quốc gia theo hướng tự do hóa hay bảo hộ. Đây là hai xu hướng mặc dù trái ngược nhưng luôn tồn tại song song.

Chính sách bảo hộ là những biện pháp của Chính phủ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài. Mục tiêu bảo hộ giữa các quốc gia

là rất đa dạng. Đối với các nước phát triển thì mục tiêu chính của việc bảo hộ là nhằm duy trì việc làm cho những nhóm lớn người lao động có kỹ năng tương đối thấp. Trong khi đó, đối với các nước có trình độ phát triển trung bình và thấp, gặp khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như nội địa mà nguyên nhân sâu xa là thiếu vốn, nhân lực, quản lý không hiệu quả. Chính sách bảo hộ nhằm mục tiêu duy trì và phát triển

một số ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tương lai. Chẳng hạn, Malaysia bảo hộ ngành sản xuất ô tô; Thái Lan duy trì bảo hộ ở mức cao một số ngành điện tử, cơ khí, đường; Trung Quốc lại theo đuổi mục tiêu bảo hộ sản xuất ô tô, thép, thuốc lá.

Một lý do riêng đối với việc bảo hộ của các nước đang phát triển và chậm phát triển là việc các nước này phải thường xuyên duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn ngân sách. Các nước đang phát triển và chậm phát triển thường bị thâm hụt cán cân thanh toán, nguồn ngân sách hạn hẹp, để tránh tình trạng này các quốc gia có thể

áp dụng nhiều hình thức bảo hộ khác nhau nhằm phát triển những ngành hàng thay thế NK hoặc hướng về XK, hạn chế NK những mặt hàng không cần thiết từ đó hạn chế chi ngoại tệ cho ngân sách thông qua XK, NK như: Hàng rào thuế quan (Tariff Barriers); Hàng rào phi thuế quan (Non-Tariff Barriers).

Bởi vậy, nếu các quy định xuất xứ hàng hóa được đặt ra với yêu cầu cao thì nó sẽ trở thành một công cụ của chính sách bảo hộ, còn nếu đơn giản hóa và yêu cầu thấp sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại.

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w