Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 50 - 52)

Là một QG ủng hộ chủ nghĩa đa phương, Nhật Bản là nước đến sau các FTA (Urata, 2004). Nen kinh tế phát triển đầu tiên của KV có nền tảng vững chắc nhất là các công ty đa quốc gia (MNC) khổng lồ tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng khắp châu Á. Một động lực thúc đẩy Nhật Bản tham gia các FTA là cung cấp một môi trường kinh doanh khu vực thân thiện với thị trường và có thể dự đoán được cho các

MNC của nước này. Kể từ khi có FTA đầu tiên với Singapore vào năm 2002, Nhật Bản tích cực theo đuổi các chính sách thiết lập các FTA đặc biệt chú trọng đến các nước thành

viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tính đến năm 2020, Nhật Bản tham gia vào 33 FTAs trong đó đã nhanh chóng triển khai các Hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA) với 18 QG, 08 FTAs đang trong quá trình khởi động các cuộc đàm phán, 06 FTAs đa phương đang ở giai đoạn đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu và 01 FTA ngừng hoạt động (Asia Regional Integration Center, 2020).

Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là một trong 4 QG có giá trị XK lớn trên thế giới, sau

Trung Quốc, Mỹ và Đức, với gần 705,8 tỷ đô la Mỹ năm 2020 (OEC, 2020). Chính vì vậy mà Nhật Bản là QG rất quan tâm đến vấn đề XXHH khi thực thi các FTA do vậy mà

số lượng FTA ngày một tăng. Năm 2013, TLTD ƯĐTQ từ FTA của Nhật Bản chỉ đạt 19%, nhưng đến năm 2019, tỷ lệ TM với các đối tác FTA này đạt tới 51,6%, cao hơn so với các năm trước và hiện nay con số này vẫn đang trong quá trình lên (Bách Khoa toàn thư Nipponica, 2020).

Để các DN trong và ngoài nước có thể tiếp cận được các loại hình C/O cũng như cách để xin cấp một C/O; việc xác định XXHH; tình trạng XXHH; quy định dành cho XXHH thì các cơ quan liên quan của Nhật Bản đã tiến hành cung cấp tất cả các thông tin trên các hệ thống Website, qua các kênh điện tử như gmail, email hay thậm chí còn giải đáp mọi thắc mắc bằng điện thoại. Ngoài ra, Nhật Bản còn tổ chức nhiều hội thảo về XXHH dành cho các khối ngành, DN liên quan cũng như các quy định cơ bản EPA/FTA hay những điểm mấu chốt quan trọng trong các vấn đề xoay quanh việc kiểm tra GCN XXHH. “Cũng như Trung Quốc, Nhật bản đã giới thiệu một hệ thống chứng

nhận ủy quyền trong FTA/EPAs. Việc áp dụng hệ thống chứng nhận ủy quyền sẽ là một lựa chọn khả thi theo HĐTM tay ba Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (CJK FTA) trong tương lai FTA. Ngoài hệ thống chứng nhận ủy quyền, Nhật Bản còn giới thiệu một

hệ thống XK được phê duyệt trong một số FTA nhất định để bổ sung cho việc TCN hệ thống. Theo hệ thống XK được phê duyệt, hải quan hay cơ quan có thẩm quyền tại Nhật Bản chấp thuận khả năng của các nhà XK để chứng minh nguồn gốc của hàng hóa từ đó việc cấp C/O cũng trở nên chính xác và hiệu quả hơn” (Báo cáo nghiên cứu chung về một FTA giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, 2011). Ví dụ EPA Nhật Bản - ASEAN, FTA này có xu hướng hướng tới các quy tắc cụ thể của sản phẩm được thực hiện bởi loại trừ đầu vào từ các nhóm thuế quan nhất định, gắn một quy trình thiết yếu trong quá trình chuyển đổi sản phẩm hoặc biến RVC như một quy tắc bổ sung thay vì một quy tắc thay thế để đáp ứng XXHH (Manchin, Miriam Pelkmans-Balaoing, Annette O., 2007).

Hơn nữa, về vấn đề quản lý và hoạt động kiểm tra XXHH, Nhật Bản xây dựng lên một trung tâm nhằm giải quyết vấn đề này, vào năm 2005, hệ thống OAI được hình thành. Với sự thành lập của Hải quan Nhật Bản về cơ quan quản lý và điều tra về xuất xứ (OAI) nhằm phục vụ cho hoạt động xác định trước XXHH giữa Tổng cục Hải quan với các vùng hải quan. OAI là hệ thống chịu trách nhiệm về xác định trước XXHH phân thành 3 nhóm. Thứ nhất là Tổng cục Hải quan Nhật Bản bao gồm 3 cán bộ của Cục pháp

luật và chính sách thuế. Thứ hai tại Trung tâm OAI gồm 7 cán bộ và cuối cùng tại Hải quan vùng bao gồm 63 kiểm tra viên về OAI tại 9 vùng và mỗi vùng đều sẽ có kiểm tra viên chính chịu trách nhiệm về hoạt động tham vấn với trung tâm OAI nếu có bất kỳ sai sót hay vướng mắc nào xảy ra.

Cùng với đó, tất cả việc từ quản lý đến điều tra đều dựa trên mục tiêu đơn giản hóa hệ thống kiểm tra XXHH, xử lý mọi thắc mắc của các địa phương, điều tra giám định C/O cũng như việc hỗ trợ giúp đỡ hải quan vùng trong công tác kiểm tra và thu thập

về đề cao mức độ tuân thủ trong hoạt động TCN XXHH, theo Bộ KT TM và công nghiệp Nhật Bản (METI), khi nhà XK được chấp nhận việc TCN XXHH thì họ phải chuẩn bị đầy đủ mọi chứng từ có liên quan bao gồm kể cả ngày tháng chứng nhận, HS, số lượng, chủng loại, hóa đơn, mọi thông tin về nhà NK để phục vụ cho việc lưu trữ

thông tin. Neu không đủ thời gian để chuẩn bị các giấy tờ trên thì nhà XK phải thông báo không chậm trễ về các sự thay đổi đối với METI về mọi tình trạng của thiếu hay lỗi xảy ra. Bởi vì METI sẽ yêu cầu nhà XK sửa đổi và báo cáo trạng thái hàng hóa và tiến hành áp dụng các biện pháp nhằm xử phạt các trường hợp vi phạm của nhà XK như cảnh

cáo, thu hồi giấy phép, thậm chí là trừng phạt. Do vậy để các DN nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật về chứng nhận XXHH, METI đã hướng dẫn về việc kiểm tra các tiêu chí xuất xứ CTC, các vấn đề cơ bản và quan trọng về XXHH, các tài liệu và chứng từ có liên quan cần thiết cho việc kiểm tra tại DN. Bên cạnh đó, còn có thêm các hướng dẫn áp dụng chung hay riêng với một số loại hàng hóa ví dụ như hàng dệt may hóa chất (Nguyễn Hoàng Tuấn, 2017).

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w