Thực trạng áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 68 - 79)

quan từ các Hiệp định thương mại tự do

Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) là Hiệp định FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia, là dấu mốc giúp Việt Nam hội nhập KT sâu rộng và là bước đột phá trong tiến trình gia nhập FTA trong tương lai. Qua bảng trên có thể thấy, một QG đang phát triển và đang nỗ lực hội nhập quốc tế như Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết thành công hàng loạt các HĐTM tự do cả song phương lẫn đa phương. Việt Nam đã tham gia và có hiệu lực 14 FTA, với các QG và KV khác nhau, các điều kiện cùng với các điều khoản và các ưu đãi cũng khác nhau. Chính sự khác nhau đó mà hiệu quả sử dụng C/O hưởng ƯĐTQ từ các FTA cũng khác nhau. Việt Nam trở thành nền KT với độ mở lớn và quan hệ TM với nhiều thị trường, cụ thể là có FTA với 60 nền KT, giúp các DN Việt Nam có thêm nhiều cơ hội trong việc thiết lập kết nối và tham gia hiểu biết sâu hơn về chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

10

VN - EAEU FTA

Năm 2016

Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan 11 CPTPP (tiền thân là TPP) Ngày 30/12/2018 và ngày 14/01/2019 ở Việt Nam

Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia,

Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia

12

AHKFTA Ngày 11/06/2019 ở

Hong Kong, Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và

Việt Nam

ASEAN, Hong Kong

13 HĐTM mới Việt Nam - Cuba Ngày 01/04/2020 Việt Nam, Cuba

14 EVFTA Ngày 01/08/2020 Việt Nam, EU (28)

15

RCEP Khởi động vòng

đàm phán tháng 03/2013, hoàn tất đàm phán văn kiện

ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Ấn Độ, Úc, New- Zealand

16

Việt Nam - EFTA FTA Khởi động vòng đàm phán tháng

05/2012

Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland,

Liechtenstein)

17

Việt Nam - Israel FTA Khởi động vòng đàm phán tháng

12/2015

STT FTA Mẫu C/O

1 AFTA C/O form D, TCNXX

2 ACFTA C/O form E

3 AKFTA C/O form AK

4 AJCEP C/O form AJ

5 VJEPA C/O form VJ

6 AIFTA C/O form AI

Thỏa thuận này là “điểm” vàng giúp đôi bên thúc đẩy hợp tác và phát triển chung. Sau khi EVFTA có hiệu lực, 84% các dòng thuế, chiếm 71% hàng hóa XK của Việt Nam qua EU, sẽ ngay lập tức giảm xuống 0%. Bảy năm sau, sẽ xóa bỏ 99,2% dòng thuế, chiếm 99,7% XK của Việt Nam tới EU. Đây là cam kết lớn nhất của các đối tác đối với Việt Nam. Ngoài ra, sau khi HĐTM có hiệu lực, 65% hàng hóa XK của EU sang Việt Nam được miễn thuế NK thì khách hàng Việt Nam sẽ được hưởng lợi. Phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong thời gian cam kết 10 năm. Trong tương lai, khi ba HĐTM tự do RCEP, Việt Nam - EFTA FTA và Việt Nam - Israel FTA đang được đàm phán, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển nổi bật hơn. Bên cạnh đó, phải kể đến việc Việt Nam gần đây đã đàm phán các FTA thế hệ mới như VKFTA, Việt Nam - EAEU FTA. CPTPP, EVFTA. Các FTA này đã giúp Việt Nam có mức độ tự do hóa sâu hơn, áp dụng được trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, môi trường, cả thương mại hàng hóa và dịch vụ. Tất cả những FTA này đều là cơ hội để Việt Nam tận dụng một cách hiệu quả nhằm hưởng ƯĐTQ.

11 CPTPP C/O form CPTPP, TCNXX

12 AHKFTA C/O form AHK

Hiệp định

Kim ngạch XK sử dụng C/O ưu đãi

(tỷ đô la Mỹ)

Tổng kim ngạch XK

(tỷ đô la Mỹ) TLTD ưu đãi FTA (%)

2017 2018 2019 2020 2017 2018 2019 2020 2017 2018 2019 2020 ASEAN (Mẫu D) 6,536 8,497 8,866 8,974 21,68 24,736 25,208 23,132 30 34 35,17 38,8 ACFTA (Mẫu E) 9,171 12,039 13,076 15,522 35,46 41,268 41,414 48,905 26 29 31,57 31,7 AKFTA (Mẫu AK) VKFTA (Mẫu VK) 7,621 6,358 9,82 9,954 14,82 18,204 19,72 19,107 51 35 49,78 52,1 AANZFTA (Mẫu AANZ) 1,23 1,508 1,54 1,657 3,76 4,469 4,037 4,119 33 34 38,16 40,2 AJCEP (Mẫu AJ) VJEPA (Mẫu VJ) 5,834 5,653 7,78 7,3176 16,84 18,85 20,41 19,284 35 30 38,11 37,9 VCFTA (Mẫu VC) 0,685 0,52 0,637 0,6665 0,999 0,781 0,94 1,018 69 67 67,72 65,5 AIFTA (Mẫu AI) 1,81 4,735 4,347 3,666 3,76 6,542 6,674 5,235 48 72 65,13 70 VN - EAEU FTA (Mẫu EAV) 0,484 0,684 0,827 0,907 2,17 2,445 2,667 3,066 22 28 31 29,6 Lào ________(Mẫu S)________ 0,051 0,059 0,067 0,065 0,52 0,595 0,7 0,572 10 10 9,59 11,4 Campuchia (Mẫu X) 0,0026 0,0091 0,23 0 2,78 3,741 4,362 4,149 0 0,02 0,01 0 CPTPP (Mẫu CPTPP) 0,573 1,367 34,388 33,99 1,67 4 VN-Cuba (Mẫu VN-CU) 0,0005 0,09998 0,5 Tổng cộng 33,42 46,176 47,549 52,758 99,49 117,298 ~~ 127,814 ~~ 159,519 ~~ 34 39 37,2 33,1

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan

Năm 2017, tổng giá trị XK đạt 99,49 tỷ đô la Mỹ trong đó kim ngạch XK sử dụng

C/O ưu đãi theo các FTA là 33,42 tỷ đô là Mỹ với 30% TLTD ưu đãi từ các FTA. Như vậy, kim ngạch XK tận dụng ƯĐTQ theo các FTA năm 2017 chiếm gần 34% tổng kim ngạch XK sang các thị trường ký FTA, cho thấy đây là tỷ lệ C/O hưởng ƯĐTQ tương đối ổn định. “Việt Nam đã có 764.052 bộ C/O ưu đãi được cấp với tổng trị giá lên tới 37,8 tỷ đô la Mỹ” (Bộ Công Thương, 2018). Trong đó, Trung Quốc là QG đứng đầu về giá trị mà Việt Nam XK đạt 9,171 tỷ đô la Mỹ. Theo sau lần lượt là hai thị trường Hàn Quốc và ASEAN với tổng giá trị là 7,621 tỷ đô la Mỹ và 6,536 tỷ đô la mỹ. Ke từ khi mà Việt Nam - EAEU FTA có hiệu lực tính đến cuối tháng 07 năm 2017, Việt Nam đã cấp được 9908 bộ C/O mẫu EAV cho hàng hóa XK với tổng kim ngạch là 354,3 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên tỷ lệ GCN XXHH form EAV còn chưa cao lắm. Ví dụ, TLTD C/O mẫu EAV XK từ Việt Nam sang EAEU của một số mặt hàng cao như giày dép chiếm 54,3%, rau củ quả chiếm 59,2%, thủy sản chiếm 69,1%, 69,3 % là gạo, hạt tiêu chiếm 75,5% và cao nhất là 76,1% thuộc về nhóm ngành dệt may (Lê Thúy, 2017). Song mặc dù Hiệp định ACFTA (ASEAN - Trung Quốc) có kim ngạch sử dụng GCN XXHH hưởng ƯĐTQ cao nhất nhưng TLTD ưu đãi FTA đem lại chỉ chiếm 26%, VCFTA (Việt Nam - Chi Lê) là FTA có TLTD ƯĐTQ cao nhất với 69%, theo sau là hai nước Hàn Quốc và Ản Độ với lần lượt TLTD là 51% và 48%. Do Lào và Campuchia đều là thành viên của ASEAN nên thông thường các DN sẽ tận dụng ưu đãi trực tiếp từ HĐTM hàng hóa ASEAN (ATIGA). Về cơ cấu các mặt hàng của Việt Nam năm 2017, “do hầu hết các DN đều đáp ứng chuẩn QTXX thuần túy (WO) đối với mặt hàng nông sản thô hoặc chưa qua chế biến sâu và quy tắc Hàm lượng Giá trị khu vực (RVC) hoặc Chuyển đổi mã số HS (CTC) đối với nông sản chế biến thì nông sản là mặt hàng có TLTD ưu đãi FTA tốt nhất” (Báo cáo XNK Việt Nam, 2017).

Đến năm 2018, tổng kim ngạch XK của Việt Nam là 117,298 tỷ đô la Mỹ trong đó có 46,176 tỷ đô la Mỹ là kim ngạch XK tận dụng GCN XXHH hưởng ƯĐTQ, chiếm 39,4% tổng giá trị XK sang các thị trường FTA, chiếm gần 5,4% so với năm trước đó. Có tới 942.371 bộ C/O ưu đãi được cấp với trị giá 50,9 tỷ đô la Mỹ (bao gồm cả theo FTA và GSP) và tăng 25% về số lượng bộ C/O được cấp so với năm 2017 (Bộ Công

Thương, 2018). Xét về kim ngạch XK sử dụng C/O ƯĐTQ, Trung Quốc vẫn là thị trường

đứng đầu về lượng hàng hóa mà Việt Nam XK sang với trị giá 12,039 tỷ đô la Mỹ. Theo

sau vẫn là hai thị trường ASEAN và Hàn Quốc lần lượt là 8,497 tỷ đô la Mỹ và 6,358 tỷ đô la Mỹ. Đặc biệt, năm 2018 có sự thay đổi rõ rệt về kim ngạch C/O ưu đãi của Việt Nam tới thị trường Ản Độ tăng từ 1,81 tỷ đô la Mỹ năm 2017 lên 4,735 tỷ đô la Mỹ năm

2018, tăng gấp 2,6 lần. Do vậy mà Ản Độ là thị trường vươn lên dẫn đầu với TLTD ưu đãi FTA lớn nhất với 72% kim ngạch sử dụng GCN XXHH form AI. Mặc dù năm 2018 Chi Lê giảm 2% về TLTD ưu đãi FTA so với năm 2017 nhưng đây vẫn là thị trường đứng thứ hai về TLTD C/O form VC với 67%. Việt Nam vẫn sử dụng GCN XXHH form

D theo khuôn khổ của HĐTM hàng hóa ASEAN nên kim ngạch XK qua hai thị trưởng này là không đáng kể. Nhìn chung kim ngạch XK sử dụng C/O hưởng ƯĐTQ qua các thị trường đều tăng và TLTD ƯĐTQ từ FTA của Việt Nam trong 2018 là 39% cao hơn 2017 (34%) là 5%. Theo thống kê năm 2018 của Bộ Công Thương, nông sản (Chương 01 - 24) và công nghiệp (Chương 25 - 98) chế biến truyền thống như dệt may, da giày và đồ gỗ là hai nhóm hàng có TLTD ƯĐTQ cao nhất nhưng trái lại với việc đáp ứng tốt các QTXX của nhóm hàng nông sản thì nhóm hàng công nghiệp lại chưa thể đáp ứng tốt

các QTXX so với nhóm hàng nông sản.

Tổng kim ngạch XK năm 2019 đạt 127,814 tỷ đô la Mỹ với 47,549 tỷ đô la Mỹ là tổng trị giá XK sử dụng C/O ưu đãi, chiếm 37,2 % tổng trị giá XK sang các thị trường

FTA. “Trong đó có hơn 1.000.000 bộ C/O ưu đãi được cấp (bao gồm cả theo FTA và GSP), tăng 9,4% về số lượng bộ C/O và tăng gần 14% về trị giá so với năm 2018” (Bộ Công Thương, 2020). Chi Lê là thị trường có TLTD ưu đãi FTA lớn nhất với 67,72%, tiếp theo là hai thị trường Ản Độ cùng với Hàn Quốc lần lượt đạt 65,13% và 49,78%. TLTD C/O mẫu CPTPP là 1,67% do năm 2019 xuất hiện hai FTA với Việt Nam là hai nước Mexico và Canada. “Một số thị trường NK lớn như Nhật Bản, New Zealand và Australia đã có FTA với Việt Nam thì ít tận dụng các ƯĐTQ từ CPTPP do những yêu cầu chặt chẽ và mức cắt giảm thuế theo cam kết trong CPTPP không được bằng so với các FTA đã có” (Bộ Công Thương, 2020). Thêm vào đó, các nhà sản xuất, nhà XNK

ƯĐTQ theo CPTPP (Bộ Công Thương, 2020). Nhìn chung thì TLTD ưu đãi FTA năm 2019 tại Việt Nam đạt 37,2%, giảm xuống 1,8% so với năm ngoái. Ve kim ngạch XK sử

dụng C/O hưởng ƯĐTQ thì Trung Quốc vẫn là QG có kim ngạch XK với trị giá lớn nhất

đạt 13,076 tỷ đô la Mỹ. Trong năm 2019, thị trường Hàn Quốc vươn lên đứng thứ hai về

kim ngạch sử dụng GCN XXHH theo form AK/VK với 9,82 tỷ đô la Mỹ, cao hơn 0,954 tỷ đô la Mỹ C/O form D và 2,04 tỷ đô la Mỹ đối với GCN XXHH form AJ/VJ. Kim ngạch hàng hóa XK tận dụng ƯĐTQ qua hai nước Lào và Campuchia vẫn là không đáng

kể. “Mặt hàng giày dép trong nhóm hàng công nghiệp có TLTD ƯĐTQ từ FTA rất cao chiếm 91,52% với kim ngạch XK sang các thị trường FTA là 4,76 tỷ đô la Mỹ, tăng 23,31% so với năm 2018, theo sau là dệt may có lượng hàng hóa XK được cấp C/O ưu đãi với 8,1 tỷ đô la Mỹ, chiếm 66,85% tổng kim ngạch XK của nhóm mặt hàng này (hơn

12 tỷ đô la Mỹ) sang các thị trường ký FTA với Việt Nam và tăng lên 7,66% so với năm 2018 đồng thời có nhiều mặt hàng thuộc nhóm hàng nông, thủy sản có TLTD ưu đãi FTA tương đối tốt ví dụ như thủy sản chiếm 65,25%, hạt tiêu và cà phê cả hai đề đạt trên

50%, cao su và các sản phẩm từ cao su đạt 63,34%” (Cục XNK và Cục TM điện tử và KT số - Bộ Công Thương, 2020).

Sang năm 2020, kim ngạch XK sử dụng C/O ưu đãi đạt 52,758 tỷ đô la Mỹ, chiếm

33,07% tổng kim ngạch XK sang các thị trường FTA đã ký (159,519 tỷ đô la Mỹ). “Năm

2020, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 1 triệu bộ C/O ưu đãi cho hàng hóa XK sang các thị trường có FTA với trị giá 52,8 tỷ đô la Mỹ, tăng khoảng 6% về trị giá và 9% về số lượng bộ C/O so với năm 2019” (Báo cáo XNK Việt Nam, 2020). Kim ngạch XK sang Trung Quốc vẫn đứng đầu về sử dụng GCN XXHH hưởng ưu đãi với trị

giá 15,522 tỷ đô la Mỹ, tăng lên 2,446 tỷ đô la Mỹ so với năm 2019 (13,076 tỷ đô la Mỹ)

và tăng gấp 1,69 lần so với năm 2017 (9,171 tỷ đô la Mỹ). Theo sau lần lượt vẫn là hai thị trường Hàn Quốc và ASEAN với kim ngạch tương ứng là 9,954 tỷ đô la Mỹ và 8,974

so với năm 2019 (0,573 tỷ đô la Mỹ) và 4,02% tổng giá trị XK sang 6 nước thành viên đã được phê chuẩn theo CPTPP (33,99 tỷ đô la Mỹ) mặc dù TLTD theo C/O form CPTPP

sang thị trường CPTPP là không cao lắm. “Hai thị trường Mexico và Campuchia có kim ngạch cấp C/O ở mức khá cao, lần lượt là 867,3 triệu đô la Mỹ và 402 triệu đô la Mỹ chiếm khoảng 27,45% và 9,2% tổng kim ngạch XK sang hai thị trường này” (Bộ Công Thương, 2020). Trong năm 2020, TLTD ưu đãi FTA chỉ đạt 33,1% nhưng không có nghĩa rằng cả 66,9% còn lại là kim ngạch hàng hóa XK của Việt Nam phải chịu thuế cao. “Trên thực tế, thuế NK MFN tại một số thị trường là 0% hoặc ở mức rất thấp là 1 - 2% hoặc tương đương theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo FTA, các DN sẽ không đề nghị cấp C/O ưu đãi khi XK trong các trường hợp này bởi không có sự khác biệt nào giữa việc có hay không có C/O ưu đãi” (Bộ Công Thương, 2021). Ví dụ như, tổng kim ngạch XK qua Singapore sử dụng form D đạt 234 triệu đô la Mỹ vào năm 2020, chiếm 7,7% trong số 3,05 tỷ đô la Mỹ tổng trị giá XK tới thị trường này vì thuế MFN của nước

này bằng 0% nên các DN khi XK hàng hóa tới thị trường này thì không cần thiết phải xin GCN XXHH hưởng ƯĐTQ. Thêm vào đó, nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi XK sang thị trường Úc và New Zealand, các DN Việt Nam không cần C/O vì cả hai thị trường này đều áp dụng mức thuế MFN là 0%. “Tổng kim ngạch XK giầy dép được cấp C/O ưu đãi đạt gần 7,33 tỷ đô la Mỹ giảm khoảng 24% so với năm 2019 do sự sụt giảm kim ngạch XK sử dụng C/O ưu đãi sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN nhưng giày dép lại là mặt hàng trong nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch XK sử dụng C/O ưu đãi và TLTD ưu đãi FTA cao đồng thời kim ngạch XK sản phẩm dệt may sử dụng C/O ưu đãi đạt 7,3 tỷ đô la Mỹ (chiếm 59% tổng kim ngạch XK nhóm mặt hàng này sang các thị trường FTA) và cao su và các sản phẩm từ cao su đạt 1,82 tỷ đô la Mỹ (tăng 26,5% so với năm 2019 và đạt khoảng 70% tổng kim ngạch XK sang các

thị trường có FTA về loại mặt hàng này)” (Trung tâm WTO và Hội nhập, 2021). TLTD C/O hưởng ưu đãi từ FTA của nhóm hàng nông, thủy sản khi XK sang các thị trường có FTA là cao, ví dụ như thủy sản và gạo đều đạt tỷ lệ 68%, hạt tiêu đạt 65% và cà phê đạt 48%.

Qua bảng số liệu và những phân tích ở trên trong giai đoạn 2017 - 2020 về tận dụng GCN XXHH hưởng ƯĐTQ theo các HĐTM của Việt Nam ta thấy mặc dù tổng kim ngạch XK qua các thị trường có FTA và kim ngạch sử dụng C/O hưởng ƯĐTQ trong giai đoạn này của các DN Việt Nam đều tăng nhưng TLTD ưu đãi FTA của các DN Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 lại giảm dần, chỉ riêng giai đoạn 2017 - 2018 là có

Một phần của tài liệu 794 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w