5. Kết cấu khóa luận
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
• Các điều kiện về thị trường lao động(cung, cầu lao động): Nguồn nhân lực của tất cả tổ chức đều nằm trong thị trường kinh doanh và thị trường lao động, nên việc chịu sự ảnh hưởng của môi trường này là điều tất yếu. Cung- cầu trên thị trường lao động ảnh hưởng lớn đến việc tuyển dụng của tổ chức. Nếu cung trên thị trường lao động lớn hơn cầu lao động của tổ chức thì sẽ có nhiều người tham gia nộp hồ sơ xin việc, công ty sẽ có nhiều lựa chọn để chọn được người phù hợp nhất cho từng vị trí công việc. Nếu cung trên thị trường lao động nhỏ hơn cầu lao động của tổ chức thì sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt lao động, có ít người tham gia nộp hồ
17
sơ xin việc, tổ chức sẽ có ít sự lựa chọn dẫn đến chất lượng các ứng viên được tuyển chọn có thể thấp.
• Hoạt động tuyển dụng của đối thủ cạnh tranh: Chúng ta cần quan tâm đến các
chính sách mà đối thủ sử dụng trong tuyển dụng như các phương pháp quảng cáo, các
chính sách đãi ngộ, lương thưởng mà họ đưa ra để thu hút ứng viên. Trong môi trường cạnh tranh thì việc thu hút và giữ chân được những người tài giỏi là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần nghiên cứu cẩn thận động thái của đối thủ cạnh tranh để đưa ra biện pháp phù hợp.
• Tình trạng của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế phát triển, tổ chức sẽ có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về nhân sự cũng tăng theo, do đó hoạt động tuyển dụng là hoạt động quan trọng cần được đầu tư. Tuy nhiên nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì tổ chức cần chú trọng vào việc cơ cấu lại tổ chức, cắt giảm giờ làm, cắt giảm nhân viên... do đó hoạt động tuyển dụng sẽ bị ngừng trệ.
• Luật pháp do chính phủ ban hành: Cũng là nhân tố quan trọng trong việc thực thi công tác tuyển dụng. Cần phải xem xét đến quy định của chính phủ trong việc tuyển người, kí kết hợp đồng lao động.
• Thái độ của xã hội về một số lĩnh vực ngành nghề nào đó: Hầu hết những người xin việc đều mong muốn mình được làm việc trong một tổ chức có uy tín, được làm việc trong một ngành nghề được xã hội đánh giá cao. Làm trong ngành nghề đó người lao động sẽ cảm thấy thỏa mãn và cảm thấy mình có vị trí, được tôn trọng trong xã hội. Vì vậy những nghề mà được xã hội coi trọng thì luôn thu hút nhiều người tham gia dự tuyển luôn luôn có một nguồn cung dồi dào. Do đó tổ chức không cần bỏ nhiều công sức để thu hút người xin việc, đồng thời còn có nhiều thuận lợi để tuyển chọn được những người tài phù hợp với công việc. Hiện nay ở Việt Nam ngành Tài chính-ngân hàng,Kế toán ,Bác sĩ, ngành dược,.. .đang rất được coi trọng.