Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý vốn NSNN cho ĐTPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 80 - 83)

5. Kết cấu của đề tài

3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn NSNN cho ĐTPTCSHT

3.5.1. Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý vốn NSNN cho ĐTPT

CSHT nông nghiệp ở Thái Nguyên

3.5.1. Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp nông nghiệp

Chính sách ưu tiên của Nhà nước trong ĐTPT CSHT nông nghiệp tạo điều kiện cho huy động và phân bổ vốn vào các công trình CSHT nông nghiệp quan trọng của Thái Nguyên.

Các chính sách về đầu tư của nhà nước đã dần từng bước thay đổi theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính, thu hút, ưu đãi đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Điều đó tạo cho tỉnh Thái Nguyên cón điều kiện phát huy những tiềm năng và thu hút VĐT.

Tuy nhiên hệ thống pháp luật và chính sách đối với quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý VĐT nói chung và vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp nói riêng đã ngày càng được hoàn thiện, góp phần tích cực cho công tác quản lý nguồn vốn này, song do sự biến động khá nhanh của nền kinh tế đã dẫn đến một số bất cập. Sự bất cập này bao gồm cả yếu tố khách quan như hệ thống pháp luật của Nhà nước và yếu tố chủ quan thuộc về chính sách của tỉnh.

- Về phía Nhà nước: Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hướng dẫn của Trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá để thực hiện; một số chính sách qua thực hiện bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.

Có rất nhiều luật như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai,... liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp. Do được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, ở những thời điểm khác nhau nên hệ thống Luật còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất và còn chồng chéo. Việc xây dựng pháp luật bị cắt khúc theo phạm vi lĩnh vực quản lý, nên mỗi cơ quan chủ trì soạn thảo, mỗi văn bản chỉ chú trọng đến các mục tiêu quản lý trong phạm vi lĩnh vực hoạt động của mình mà thiếu sự phối hợp xử lý chính sách trong các lĩnh vực khác. Ví dụ như: Chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

sách đất đai chưa phù hợp với chính sách phát triển hạ tầng, đô thị hoá; chính sách đầu tư chưa tương thích với chính sách xây dựng và chính sách phát triển doanh nghiệp.

Luật NSNN là văn bản pháp lý có liên quan trực tiếp đến quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp còn nhiều bất cập. Sự lồng ghép của ngân sách trung ương với ngân sách địa phương với việc chưa phân cấp rõ ràng như hiện nay dẫn đến thẩm quyền và tính chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong việc xem xét, quyết định quyết định ngân sách của cấp mình giảm.

- Về phía tỉnh:

Bên cạnh các quy định pháp luật của Trung ương, tỉnh cũng đã đề ra các chính sách nhằm khuyến khích, huy động, phân bổ vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp đồng thời cũng ban hành nhiều quyết định pháp quy thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, các chỉ thị cụ thể hóa các quy định của trung ương cho phù hợp với thực tế của địa phương để quản lý nguồn vốn này.

Đối với các chính sách khai thác nguồn lực cho ĐTPT CSHT nông nghiệp:

- Tỉnh chưa có các chính sách để khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai, đặc biệt chưa tìm được các biện pháp thích hợp để khai thác nguồn vốn tiềm năng của tỉnh với tốc độ đô thị hóa khá cao. Đây là nguồn vốn rất quan trọng, cần tập trung khai thác, nhất là đối với các dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp. Mặt khác, đất còn được sử dụng để làm vốn đối ứng trong các dự án theo hình thức BT, BOT, PPP. Đối với phương thức này, việc tính toán giá trị đất chưa sát sao dẫn đến tình trạng định giá đất rất rẻ so với giá thị trường. Đó cũng là một nguyên nhân nữa gây thất thoát nguồn lực của Nhà nước.

- Quỹ đầu tư phát triển của tỉnh chưa phát huy được hiệu quả: khả năng huy động VĐT có hạn nên khả năng đầu tư trực tiếp của các Quỹ chưa đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết của tỉnh cho ĐTPT CSHT nông nghiệp.

nặng cho NSNN như chính sách đối với nguồn vốn ODA, PPP,… chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập, chưa thu hút được các nhà đầu tư góp vốn cho ĐTPT CSHT nông nghiệp, đặc biệt là các dự án cấp thiết, cần lượng vốn đóng góp lớn.

3.5.2. Mức độ áp dụng quy trình quản lý hiện đại trong quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp

Tỉnh đã bước đầu áp dụng khoa học công nghệ vào quy trình quản lý, đặc biệt là khâu thanh, quyết toán vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp.

Tỉnh là một trong những địa phương đi đầu trong khu vực TD&MNPB về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý VĐT xây dựng cơ bản nói chung và vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp nói riêng. Năm 2010, Kho bạc nhà nước của tỉnh Thái Nguyên đã chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, xây dựng “Hệ thống thông tin liên ngành về quản lý đầu tư xây dựng ngân sách địa phương”. Đây là hệ thống giúp cho việc quản lý vốn, đặc biệt là công tác thanh, quyết toán VĐT của các công trình CSHT nông nghiệp được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Do đó tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch được đảm bảo, công tác thu hồi vốn tạm ứng đạt yêu cầu đề ra.

Tuy nhiên, hệ thống thông tin liên ngành về quản lý đầu tư xây dựng ngân sách địa phương mới được áp dụng nên chưa triển khai được đến tất cả các cơ quan có liên quan đến quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp. Bên cạnh đó, do chưa có sự thống nhất trong quản lý nguồn VĐT này, nguồn vốn này ở mỗi một cơ quan quản lý lại được thống kê ở các khoản mục khác nhau; trong cùng một cơ quan cũng có trường hợp thống kê trong các năm khác nhau, không theo một biểu mẫu nhất định nên rất khó theo dõi và quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)