5. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Việc tiến hành khảo sát điều tra thu thập số liệu phục vụ cho cho thực hiện luận văn được tiến hành đồng thời ở hai cấp độ, có tính chất hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu.
- Cấp độ thứ nhất là khảo sát các nguồn số liệu thứ cấp bao gồm:
+ Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và các nguồn số liệu thống kê.
+ Tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực ĐTPT CSHT nông nghiệp đã được đang tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị hội thảo, kết quả của các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng,...
- Cấp độ thứ hai là điều tra nguồn số liệu sơ cấp trên cơ sở tiến hành khảo sát thực tế đơn vị quản lý và sử dụng vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, thông qua phiếu điều tra.
Tác giả thu thập thông tin qua phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là BQL dự án các Sở ban ngành, BQL dự án các huyện thị xã, thành phố; các đơn vị hưởng lợi; đơn vị thi công xây lắp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tác giả chọn cơ mẫu theo công thức Slovin:
n = N 1+N*e2 Trong đó: n: Cỡ mẫu N: Tổng thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Theo công thức trên, thay số liệu vào để tính cỡ mẫu cho từng loại đối tượng điều tra, tác giả có kết quả cơ cấu đối tượng điều tra như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu đối tượng điều tra
STT Đối tượng điều tra Tổng thể (N)
Cỡ mẫu (n)
Tỷ trọng (%)
1 Đơn vị hưởng lợi 59 51 41,42
2 Đơn vị xây lắp 42 38 30,62
3 Ban quản lý 38 35 27,96
TỔNG CỘNG 139 124 100,00
Như vậy tác giả điều tra 124 mẫu của 03 nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, phiếu điều tra được xây dựng sẵn gồm hai phần chính là: Phần một giới thiệu cơ bản về đối tượng điều tra; phần hai là nội dung điều tra. Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn nội dung cần tìm hiểu, giải quyết. Các chỉ tiêu định tính sẽ được người trả lời đánh giá và xếp hạng từ 01 đến 05 tương ứng với “rất hài lòng”; “khá hài lòng”; “bình thường”; “không hài lòng”; “rất không hài lòng”.
Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời phiếu điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước do 5 bậc được trình bày ở trên, để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert.
Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert
Mức Mức đánh giá Khoảng Ý nghĩa
1 Rất không hài lòng 1,00- 1,79 Kém
2 Không hài lòng 1,80- 2,59 Yếu
3 Bình thường 2,60- 3,39 Trung bình
4 Khá hài lòng 3,40- 4,19 Khá
5 Rất hài lòng 4,20- 5,00 Tốt
Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp kể trên, bản thân đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực đầu tư XDCB như: Sở KH&ĐT, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Giao thông, Điện lực, KBNN, chuyên viên xây dựng cơ bản Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố, tỉnh,... để làm căn cứ cho việc đưa các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm nâng cao việc quản lý, sử dụng vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp.