5. Kết cấu của đề tài
3.2. Thực trạng ĐTPTCSHT nông nghiệp từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh
3.2.3. Thực trạng vốn NSNN cho ĐTPT từng lĩnh vực CSHT nông
3.2.3.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp
ĐTPT CSHT nông nghiệp nghiên cứu trong mục này là đầu tư cho phát triển SXNN chủ yếu trên hai mặt trồng trọt, chăn nuôi như: hệ thống giao thông nội đồng, chuồng trại, trạm trại kiểm dịch bảo vệ thực vật, thú y, hạ tầng cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, chợ đầu mối nông sản,...
Bảng 3.9: Vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Vốn đầu tư Tổng số % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 % 2015 % TỔNG CỘNG 377,25 100,00 83,03 100,00 80,99 100,00 75,84 100,00 60,85 100,00 76,54 100,00 Trong đó
- Đầu tư cho hạ tầng SX 181,61 23,37 19,10 23,00 17,46 21,56 19,05 25,12 13,82 22,71 19,79 25,86 - Chương trình giống 141,52 18,21 15,39 18,54 13,30 16,42 14,06 18,54 11,76 19,32 14,19 18,54 - Chương trình nước
sạch vệ sinh môi trường nông thôn
95,37 12,27 10,21 12,30 9,96 12,30 8,82 11,63 7,48 12,30 10,36 13,53
- ĐTPT khác 358,75 46,16 38,33 46,16 40,27 49,72 33,91 44,71 27,79 45,67 32,20 42,07
Trong thời kỳ 2011 - 2015 tổng vốn đầu tư cho CSHT nông nghiệp là 377,25 tỷ đồng chiếm 22,81% tổng vốn đầu tư CSHT phục vụ phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Trong đó: Đầu tư chi hạ tầng sản xuất là 89,22 tỷ đồng, chiếm 23,65%; chương trình giống là 68,70 tỷ đồng, chiếm 18,21%; chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn là 46,84 tỷ đồng, chiếm 12,41%; đầu tư phát triển khác là 172,49 tỷ đồng, chiếm 45,72%. Qua đó thấy rằng nguồn vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp giai đoạn 2011- 2015 giảm dần, năm 2011 là 83,03 tỷ đồng đến năm 2015 là 76,54 tỷ đồng (giảm 3,49 tỷ đồng ). Tuy vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp chưa được quan tâm thỏa đáng, song đã đạt được kết một số kết quả nhất định: Diện tích gieo trồng lúa từ 71.217 ha năm 2011, lên 72.484 ha năm 2015; sản lượng lúa từ 368.377 tấn năm 2011, lên 381.325 tấn năm 2015; đã xây dựng được 127,5 km đường, diện tích tưới tiêu tăng thêm 21.188 ha, tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 85%,...[Sở Kế hoạch và Đầu tư].
Đã tập trung vào một số lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng sau:
Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch SXNN, bao gồm quy hoạch cây trồng, đổi mới công nghệ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và dịch bệnh, cải tiến các hình thức tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cây trồng. Áp dụng mô hình SXNN từ khâu lựa chọn giống, công nghệ, chăm bón đến công tác thu hoạch, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để cung ứng thực phẩm cho các khu công nghiệp trên địa bàn, Thành phố Hà Nội và các địa bàn lân cận;
Tập trung thực hiện quy hoạch vùng trồng lúa để bảo đảm ổn định sản lượng lương thực; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tổ chức sản xuất giống cây trồng, kiểm soát dịch bệnh; hình thành các vùng sản xuất tập trung kết hợp chế biến nông lâm sản. Khuyến khích thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
giống mới và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao. Mở rộng diện tích các loại cây ăn quả có lợi thế; phát triển vùng trồng rau tập trung, rau chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển trồng nấm cho tiêu dùng và xuất khẩu, tập trung tăng năng suất, chất lượng trong sản xuất, chế biến nông lâm sản, xây dựng thương hiệu các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; Phát triển nhanh ngành chăn nuôi hướng vào tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh, xử lý môi trường bảo đảm an toàn cho sản xuất và con người. Cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo phương thức sản xuất công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh; phát triển sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp; đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm;
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng, tăng năng suất, chất lượng để tăng hiệu quả và bền vững.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến nông sản ở khu vực nông thôn. Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thể, nông sản thay thế nhập khẩu;
Đổi mới và xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất hàng hóa lớn, có hiệu quả theo hướng phát triển gia trại, trang trại có quy mô phù hợp với điều kiện của từng vùng. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nông, lâm thủy sản cho nông dân. Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ nông sản hàng hóa theo nguyên tắc liên kết tạo ra chuỗi giá trị nông sản bền vững. Ưu tiên để tạo ra các sản phẩm cung cấp thực phẩm cho các nhà máy của Tổ hợp Samsung;
Vốn NSNN cho ĐTPT CSHT lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 là 237,53 tỷ đồng, chiếm 14,37% tổng vốn đầu tư CSHT phục vụ phát triển nông nghiệp của tỉnh. Trong đó: Đầu tư trồng rừng là 127,88 tỷ đồng, chiếm 53,84%; chương trình giống là 48,77 tỷ đồng, chiếm 20,53%; ĐTPT khác là 60,87 tỷ đồng, chiếm 25,63%. Trong đó vốn NSNN cho ĐTPT CSHT lâm nghiệp của tỉnh có xu thế tăng dần, năm 2011 là 47,8 tỷ đồng, năm 2015 là 51,38 tỷ đồng (tăng 3,58 tỷ đồng).
Vốn đầu tư CSHT lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng rừng, tuy nhiên theo định mức chi phí thấp, nguồn vốn có hạn chế do vậy các khu vực trồng rừng sản xuất có năng xuất trồng rừng thấp, chưa phát huy tối đa hiệu quả. Chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ giao cho địa phương quản lý bảo vệ còn rất hạn chế nên việc bảo vệ và chăm sóc rừng không đủ kinh phí cho việc duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng lâm sinh. Chương trình giống cây lâm nghiệp, vườn ươm còn hạn chế, chưa nghiên cứu được các giống cây lâm nghiệp có năng xuất chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn.
Việc đầu tư CSHT phục vụ trực tiếp sản xuất lâm nghiệp như đường vận chuyển khai thác, kho bãi gỗ, các công trình phòng chống và bảo vệ rừng, trang thiết bị chống cháy rừng, khai thác vận xuất rất thấp và ở trình độ rất lạc hậu. Dẫn đến chi phí khai thác vận chuyển lớn, chưa kịp thời đáp ứng nhiệm vụ phòng chống cháy rừng.
Việc phát triển lâm nghiệp toàn diện từ khâu quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng chưa được đồng bộ; chưa gắn phát triển trồng rừng nguyên liệu với công nghiệp chế biến ngay từ trong quy hoạch và dự án đầu tư, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và từng bước làm giầu từ rừng. Chưa xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Việc khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh, hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị lâm sản, chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗchưa được quan tâm chú trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.10: Vốn NSNN cho ĐTPT CSHT lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Vốn đầu tư Tổng số % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 % 2015 % TỔNG SỐ 237,53 100,00 47,80 100,00 49,79 100,00 48,18 100,00 40,38 100,00 51,38 100,00 Trong đó - Đầu tư trồng rừng 127,88 53,84 25,67 53,71 27,39 55,01 25,09 52,07 21,09 52,24 28,64 55,74 - Chương trình giống 48,77 20,53 9,97 20,86 9,74 19,56 10,33 21,45 7,26 17,98 11,47 22,32 - ĐTPT khác 60,88 25,63 12,16 25,43 12,66 25,43 12,76 26,48 12,03 29,78 11,27 21,94
3.2.3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi
Bảng 3.11: Vốn NSNN cho ĐTPT CSHT Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Vốn đầu tư T.số % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 % 2015 % TỔNG SỐ 1.432,25 100,00 217,38 100,00 205,99 100,00 193,32 100,00 184,83 100,00 230,73 100,00 Trong đó - Hồ đập 899,56 62,81 138,82 63,86 126,62 61,47 117,48 60,77 115,56 62,52 152,47 66,08 - Kênh mương nội đồng 140,09 9,78 20,46 9,41 23,96 11,63 16,84 8,71 16,69 9,03 23,37 10,13 - Đê điều 352,72 24,63 51,28 23,59 51,06 24,79 50,44 26,09 47,37 25,63 52,47 22,74 - Các công trình khác 39,87 2,78 6,83 3,14 4,35 2,11 8,56 4,43 5,21 2,82 2,42 1,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, đầu tư cho thủy lợi được chú trọng hơn cả. Trong thời kỳ 2011 - 2015 tổng vốn NSNN cho ĐTPT CSHT thủy lợi là 1.032,25 tỷ đồng chiếm 62,16% trong tổng số vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
Qua bảng 3.11 cho thấy nguồn VĐT cho các công trình hồ đập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VĐT cho thủy lợi. Trong thời kỳ 2011-2015, tổng vốn NSNN chi cho đầu tư cho các công trình hồ đập là 650,94 tỷ đồng, chiếm 63,06%; cho kênh mương nội đồng là 101,31%, chiếm tỷ lệ 9,81%; đê điều là 252,62 tỷ đồng, chiếm 24,47%; các công trình khác 27,37 tỷ đồng, chiếm 2,65%. Tuy sử dụng nhiều kinh phí đầu tư của toàn ngành (63,06%), diện tích tăng thêm là 21,188 ha so với năm 2010, đã phát huy hiệu quả đầu tư nhưng chủ yếu vẫn dành nhiều kinh phí cho việc duy tu, sửa chữa hồ đập, các công trình thủy lợi và nâng cấp, củng cố một số tuyến đê, kè trên địa bàn tỉnh. Đã phục vụ tưới cho cây trồng 03 vụ với diện tích là 99.091 ha, trong đó được tưới chủ động trên địa bàn tăng thêm 21.188 ha (lúa 12.829; các cây trồng khác là 8.359 ha) [Sở Kế hoạch và Đầu tư]. Ngoài ra các đê, kè được gia cố, đảm bảo an toàn công trình, chống sạt lở, giảm thiểu thiệt hại hoa màu, tài sản của nhân dân; các công trình hồ chứa còn phục vụ cắt lũ mùa mưa và cung cấp nước tưới mùa khô cho các vùng hạ du, ngoài ra còn cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản. Góp phần tăng vụ, làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi; ổn định đời sống xã hội cho người nông dân.
3.2.3.4. Đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật
Tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng các cơ sở nghiên cứu khoa học giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Thái Nguyên là 7,0 tỷ đồng, chiếm 0,42% tổng vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp [Sở Kế hoạch và Đầu tư]. Nguồn vốn đầu tư quá thấp so với nhu cầu phát triển mặt hàng nông, lâm sản có giá trị, chất lượng
cao, nhất là trong giai đoạn phát triển khoa học kỹ thuật cao. Đây cũng là tình trạng chung trên cả nước. Trong những năm tới, tỉnh cần chú trọng đầu tư phục vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật hơn nữa để đáp ứng nhu cầu khai thác tối đa tiềm năng lợi thế nông nghiệp của tỉnh.
3.2.3.5. Đầu tư phát triển các lĩnh vực khác phục vụ phát triển nông nghiệp
Đầu tư phát triển khác là những chương trình, dự án phát triển các CSHT không trực tiếp phục vụ phát triển nông nghiệp như hạ tầng phục vụ giáo dục và đào tạo, hạ tầng về phát triển làm và xúc tiến thương mại, hạ tầng về văn hóa thông tin,…
Qua việc NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp như trên, đã đóng góp làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản bình quân giai đoạn 2011-2015 là 6,2%; sản lượng có hạt bình quân đạt 443,4 nghìn tấn/năm; tăng giá trị sản phẩm trên ha đất trồng trọt từ 64 triệu đồng năm 2011 lên 84,8 triệu đồng năm 2015; GDP bình quân đầu người đều tăng qua các năm; ổn định độ che phủ rừng lên trên 50% [Sở Kế hoạch và Đầu tư].