Nội dung của quản lý vốn NSNN cho ĐTPTCSHT nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.3. Nội dung của quản lý vốn NSNN cho ĐTPTCSHT nông nghiệp

Theo nguyên tắc, nguồn vốn NSNN phải được nhà nước quản lý chặt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho đến khi kết thúc đầu tư. Do vậy nguồn vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp cũng được quản lý chặt chẽ.

1.1.3.1. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư CSHT nông nghiệp

Bộ kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư (KHVĐT) từ NSNN của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế để dự báo, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực cần tập trung đầu tư; những cơ chế áp dụng trong kỳ kế hoạch. Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở kế hoạch trung hạn (5 năm) và kế hoạch ngắn hạn (hàng năm) để xác định cụ thể danh mục đầu tư và KHVĐT của các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp, tham mưu cho UBND tỉnh quản lý chặt chẽ việc thực hiện KHVĐT phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu ngành vùng. Với các công trình, dự án quan trọng quốc gia trong kế hoạch hàng năm và từng thời kỳ phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

triển thì do Quốc hội quyết định: Thủ tướng Chính phủ duyệt mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư để bố trí kế hoạch cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

1.1.3.2. Quản lý vốn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư CSHT nông nghiệp

UBND tỉnh quản lý chặt chẽ thông qua báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và thẩm duyệt dự án đầu tư, thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo thiết kế kỹ thuật và quyết định đầu tư.

- Về công tác lập các dự án đầu tư: Các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp được lập hàng năm phải đảm bảo đúng đối tượng đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án đầu tư được lập với chất lượng cao sẽ phần nào thể hiện quản lý vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp từ NSNN có hiệu quả.

Chất lượng công tác lập dự án đầu tư được thể hiện ngay từ chủ trương đầu tư: đặc điểm đầu tư, quy mô đầu tư, theo đúng quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ. Làm tốt công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư, không những đem lại nguồn lợi lớn cho xã hội mà còn giúp cho công tác quy hoạch, hoạch định chiến lược đầu tư ngày càng được nâng cao về chất lượng.

- Về công tác lập thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) và dự toán công trình CSHT nông nghiệp: Thực chất là quản lý về quy mô và tổng mức đầu tư trong hoạt động đầu tư. Vì vậy, đây là một những khâu "nhạy cảm" nhất của hoạt động đầu tư. Tỷ lệ giữa mức vốn thực hiện so với dự toán được duyệt không có sự thay đổi quá lớn hoặc tăng đột biến, nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp phải điều chỉnh dự toán nhiều lần trong quá trình thi công do thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ khối lượng đã làm để làm lại theo thiết kế điều chỉnh hoặc bổ sung, tính toán khối lượng sai quy phạm, quy chuẩn, hay sử dụng sai định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước ban hành cho từng công trình theo quy phạm và quy trình, áp sai giá cả theo từng loại vật tư thiết bị đã được liên Sở Tài chính- Xây dựng thông báo theo thực tế tại thời điểm tính toán, nghiệm thu thanh toán, áp dụng sai hoặc do tính toán sai về khối lượng định mức giá cả dẫn đến tính toán sai về các loại chi phí

trích theo định mức,... Do vậy, dự toán phải điều chỉnh cho phù hợp với mức vốn thực hiện thực tế.

- Về quyết định đầu tư và kế hoạch VĐT cho CSHT nông nghiệp: Quyết định đầu tư và kế hoạch VĐT là công cụ quản lý Nhà nước đối với ĐTPT CSHT nông nghiệp, nó là một bộ phận quan trọng trong dự toán chi NSNN hàng năm. Đối với các dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp sử dụng vốn NSNN, kế hoạch VĐT hàng năm là điều kiện tiên quyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa mà chủ đầu tư được phép thanh toán cho dự án trong niên độ năm kế hoạch. Vì vậy quyết định đầu tư chuẩn xác và thực hiện tốt công tác xây dựng thông báo kế hoạch VĐT điều đó đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư và bố trí VĐT cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý VĐT CSHT nông nghiệp từ NSNN, cụ thể như sau:

+ Bố trí tập trung danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm, luôn đảm bảo sát tiến độ thi công của dự án được phê duyệt.

+ Không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện đầu tư hay chưa đủ điều kiện thanh toán.

+ Kế hoạch luôn theo sát mục tiêu định hướng của kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.

1.1.3.3. Quản lý vốn trong giai đoạn thực hiện đầu tư CSHT nông nghiệp

Được Nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua việc phê duyệt quyết định đấu thầu, kết quả đấu thầu, giám sát quá trình thực hiện đầu tư, phê duyệt quyết toán các dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp.

- Về công tác đấu thầu, chọn thầu các dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp: Căn cứ theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, trong thực tế thời gian qua đã áp dụng hai hình thức là chỉ định thầu và đấu thầu xây dựng. Hình thức chỉ định thầu áp dụng cho các gói thầu có giá trị nhỏ (dưới 5,0 tỷ đồng). Đối với các gói thầu có giá trị từ 5,0 tỷ đồng trở lên áp dụng hình thức đấu thầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Việc thực hiện nghiêm túc Luật Đấu thầu góp phần làm giảm thất thoát, lãng phí trong xây dựng CSHT nông nghiệp, góp phần nâng cao công tác quản lý vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp [Chính phủ, năm 2009].

- Về công tác nghiệm thu công trình ĐTPT CSHT nông nghiệp: Phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi thi công xong khối lượng, những kết cấu chịu lực những bộ phận hay hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình. Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng do chủ đầu tư tổ chức thực hiện với sự tham gia của các tổ chức tư vấn: tư vấn thiết kế (TVTK); tư vấn giám sát (TVGS), đơn vị thi công xây lắp, chủ đầu tư, đơn vị cung ứng thiết bị theo phân cấp.

Các cơ quan chức năng liên quan đến công tác quản lý và nghiệm thu chất lượng công trình CSHT nông nghiệp phải thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ xây dựng. Công tác nghiệm thu được coi trọng đúng mức và thực hiện đúng quy trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình CSHT nông nghiệp, đảm bảo cho đồng vốn đầu tư bỏ ra mang lại hiệu quả cao trong suốt thời gian sử dụng.

- Về công tác thanh toán vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp: Căn cứ vào quy định của Chính phủ, của Bộ tài chính, các cơ quan chức năng tiến hành hướng dẫn quy trình kiểm soát thanh toán vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp cụ thể, quy định về đối tượng được tạm ứng, điều kiện được tạm ứng, mức vốn tạm ứng, quy trình kiểm soát tạm ứng vốn, thanh toán khối lượng xây lắp, thiết bị, chi phí khác và quy trình kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành. Trong công tác thanh toán vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp phải luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình và quy định về quản lý VĐT xây dựng. Công tác kiểm soát VĐT xây dựng CSHT nông nghiệp từ NSNN được thực hiện theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN. Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức và đơn giá do Nhà nước quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh toán. Thực hiện tốt quy trình

kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội dung và quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc kiểm soát thanh toán vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp [Bộ Tài chính, 2011].

Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp. Khi dự án đầu tư hoàn thành sẽ được nghiệm thu, quyết toán VĐT hoàn thành để giao cho đơn vị sử dụng quản lý nhằm bảo toàn vốn và phát huy hiệu quả vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp. Do vậy, toàn bộ VĐT xây dựng CSHT nông nghiệp từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu và báo cáo quyết toán được thẩm tra và phê duyệt. Kết quả thẩm tra chính xác trước khi phê duyệt có tác dụng ngăn chặn thất thoát, lãng phí vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp. Ngược lại, công tác thẩm tra không tốt sẽ tạo cơ sở cho việc lãng phí, thất thoát vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp. Công tác quyết toán VĐT của dự án, công trình được tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án công trình, ghi kế hoạch, chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đưa dự án đi vào sử dụng và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước [Bộ Tài chính, 2011].

Công tác thẩm định báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nó có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước; nó đánh giá được chất lượng của dự án và là cơ sở tính toán đồng vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp bỏ ra trong một thời gian dài của quá trình xây dựng.

1.1.3.4. Quản lý vốn giai đoạn kết thúc đầu tư CSHT nông nghiệp

Nhà nước quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp thông qua việc nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng (công trình hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng). Công tác thanh tra có thể tiến hành trong hoặc sau khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

kết thúc đầu tư (thường là sau khi kết thúc đầu tư), nhằm mục đích kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)