5. Kết cấu của đề tài
4.2. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn NSNN cho ĐTPTCSHT nông
4.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn ĐTPTCSHT nông
Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp bao gồm những nội dung sau đây:
Thứ nhất, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến công tác QLNN về vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp để tránh chồng chéo.
Vì vốn cho phát triển CSHT nông nghiệp chỉ là một bộ phận trong VĐT phát triển chung của tỉnh và được cấp phát, khai thác từ nhiều kênh khác nhau. Vì thế, việc quản lý vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp theo quy trình khá phức tạp, gồm nhiều khâu nấc, nhiều bộ phận tham gia. Đối với tỉnh Thái Nguyên, quản lý vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp do HĐND, UBND và các Sở như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính và các BQLDA quản lý,... Do đó, để tránh tình trạng chồng chéo chức năng nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả quản lý cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để phân cấp quản lý phù hợp. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong toàn bộ quy trình quản lý vốn từ khâu lập kế hoạch vốn đến khâu huy động, phân bổ và giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp của tỉnh.
Thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm các đầu mối quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp để tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, tiết kiệm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý.
- Đối với các cơ quan có trách nhiệm quản lý tổng hợp như: HĐND, UBND tỉnh cần có bộ phận chuyên trách để quản lý nguồn vốn ĐTPT CSHT nông nghiệp. Để thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy quản lý, bộ phận này có thể nằm trong bộ phận quản lý chung nguồn VĐT phát triển của tỉnh nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nhất thiết phải có những cán bộ theo dõi quản lý chuyên biệt nguồn vốn này. Mọi vấn đề về cân đối nguồn vốn, kế hoạch đầu tư vốn và việc thực hiện VĐT phải được theo dõi sát sao và báo cáo những vấn đề phát sinh kịp thời với những người có trách nhiệm trong UBND và HĐND tỉnh để có thể có những quyết định điều chỉnh nhanh chóng và hiệu quả.
- Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước; Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chuyên quản lý nguồn vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp theo từng lĩnh vực chuyên môn cần có những quy định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ và tăng cường hơn tính chuyên nghiệp của mình. Trong mỗi cơ quan cũng cần có một bộ phận chuyên quản nguồn vốn này, tránh tình trạng chỉ quản lý nguồn vốn chung như hiện nay gây khó khăn cho công tác quản lý. Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân cũng cần được quy định rõ ràng và chặt chẽ. Bên cạnh đó, cần đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thống nhất giữa các cơ quan này trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, hạn chế thấp nhất những chồng chéo, “lấn sân” nhau. Muốn vậy, tỉnh phải xây dựng một quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành và giữa các cơ quan này với nhau để đạt được hiệu quả quản lý cao hơn. Các chế độ báo cáo giữa các cơ quan quản lý cũng cần được quy định rõ ràng.
- Đối với các cơ quan có chức năng chuyên kiểm tra, giám sát như Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước tỉnh cũng cần có quy định rõ ràng theo hướng tăng cường trách nhiệm của các bộ phận. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các cơ quan thanh tra: Thanh tra tỉnh, thanh tra xây dựng, thanh tra tài chính, thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo thanh tra toàn diện, tiết kiệm thời gian, không chồng chéo, hạn chế lãng phí và đảm bảo hiệu quả.
Thứ ba, nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp
Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác chuyên môn trên các lĩnh vực quản lý tài chính như chuyên viên UBND tỉnh, các ban giám sát của HĐND tỉnh, các phòng ban thuộc các sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra tỉnh, Kiểm toán Nhà nước. Việc bố trí cán bộ cả về số lượng, chất lượng, chuyên môn phải dựa trên cơ sở cơ cấu và chức năng quản lý theo luật định.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp, gồm:
(i) Rà soát, bố trí đội ngũ cán bộ theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ mà vị trí công việc đòi hỏi;
(ii) Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ cán bộ cho từng vị trí công việc như: Lãnh đạo, quản lý chung; xây dựng kế hoạch vốn, lập và thẩm định dự toán, kiểm soát thanh, quyết toán vốn đầu tư, kiểm tra, thanh tra tài chính các dự án đầu tư, kiểm toán báo cáo tài chính:
(iii) Đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý về số lượng và chất lượng để phân loại cụ thể: loại đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn, đồng thời có kế hoạch cụ thể về tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý. Cụ thể:
+ Đối với các cán bộ đã đạt tiêu chuẩn đề ra, cần mạnh dạn sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ bảo đảm hiệu quả hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.
+ Đối với đối tượng chưa đạt chuẩn, cần xem xét các trường hợp có thể đào tạo lại và không thể đào tạo lại để có phương án giải quyết hợp lý. Đối với trường hợp có thể đào tạo lại, cần tiến hành các bước để đào tạo lại cán bộ chưa có đủ bằng cấp chuyên môn bằng các lớp bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho hợp chuẩn hoặc có thể hướng dẫn, đào tạo tại chỗ với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
những người đã có bằng cấp nhưng lại không thạo việc. Trong trường hợp chưa thể đào tạo nâng cao trình độ thì cần mạnh dạn chuyển sang vị trí khác hợp với chuyên môn hơn, tránh tình trạng không đảm đương được công việc vẫn giao nhiệm vụ, gây nặng nề cho bộ máy và làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.
+ Việc đào tạo và đào tạo lại cần trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lý đầy đủ kiến thức về lý thuyết lẫn thực tiễn về quản lý, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến quản lý VĐT từ NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp, đảm bảo cho họ vừa có kiến thức về xã hội, vừa có kiến thức về kinh tế, kỹ thuật. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ quản lý cũng cần trang bị kiến thức về ngoại ngữ, tin học để có thể tiếp cận và sử dụng thành thạo các công cụ quản lý hiện đại. Mỗi cán bộ khi thực hiện công việc của mình cần đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, đáp ứng yêu cầu công tác trong điều kiện còn khó khăn về đội ngũ cán bộ hiện nay. Với trường hợp có thể đào tạo lại, cần tiến hành các bước để đào tạo lại cán bộ chưa có đủ bằng cấp chuyên môn bằng các lớp bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho hợp chuẩn hoặc có thể hướng dẫn, đào tạo tại chỗ với những người đã có bằng cấp nhưng lại không thạo việc. Trong trường hợp chưa thể đào tạo nâng cao trình độ thì cần mạnh dạn chuyển sang vị trí khác hợp với chuyên môn hơn, tránh tình trạng không đảm đương được công việc vẫn giao nhiệm vụ, gây nặng nề cho bộ máy và làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.
+ Việc đào tạo và đào tạo lại cần trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lý đầy đủ kiến thức về lý thuyết lẫn thực tiễn về quản lý, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến quản lý VĐT từ NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp, đảm bảo cho họ vừa có kiến thức về xã hội, vừa có kiến thức về kinh tế, kỹ thuật. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ quản lý cũng cần trang bị kiến thức về ngoại ngữ, tin học để có thể tiếp cận và sử dụng thành thạo các công cụ quản lý hiện đại. Mỗi cán bộ khi thực hiện công việc của mình cần đảm bảo tính chuyên
nghiệp, chuyên môn hóa, đáp ứng yêu cầu công tác trong điều kiện còn khó khăn về đội ngũ cán bộ hiện nay.
(iv) Tiến hành kiểm tra, sát hạch lại trình độ của cán bộ, công chức, kể cả cán bộ công chức giữ chức vụ lãnh đạo các cấp. Nội dung kiểm tra, sát hạch bám sát vào tiêu chuẩn của từng vị trí công tác mà cán bộ, công chức đang làm nhiệm vụ.
(v) Cần có những quy định về tiêu chuẩn đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý trong tiêu chí đánh giá cán bộ của mình để tránh tham ô, lãng phí, thất thoát nguồn lực vốn. Ngoài việc tuyên truyền, bồi dưỡng, giáo dục, phổ biến pháp luật, nâng cao tính tự trọng và tự hào nghề nghiệp cần có những chế tài đủ mạnh để nghiêm trị và răn đe những cán bộ có những hành vi sai lệch, ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ lương, thưởng thoả đáng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao dựa trên cơ sở đánh giá chất lượng, kết quả công việc.
Trong công tác quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp, lợi ích nhóm chi phối rất nhiều đến hoạt động và hiệu quả quản lý. Để tránh được ảnh hưởng của các nhóm lợi ích cần tăng cường công khai, minh bạch hóa tất cả các khâu từ phê duyệt chủ trương đầu tư, thầm định, quyết định kế hoạch VĐT cho các dự án, tư vấn giám sát, thi công xây dựng,... kèm theo các chế tài cụ thể đối với người đứng đầu nhằm tháo gỡ tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng tại các dự án sử dụng NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp, gây thất thoát và thiếu công bằng trong hoạt động đầu tư.
Bên cạnh đó, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, các cơ quan QLNN. Những người này có trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong quá trình quản lý của mình từ khi có chủ trương đầu tư đến khi hoàn thành dự án đầu tư. Với những hành vi làm thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước như: quyết định đầu tư sai lầm; quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đầu tư lỏng lẻo; sự thông đồng giữa các nhà thầu với tư vấn giám sát, bắt tay nhau giữa các nhóm lợi ích để tham ô, tham nhũng, lãng phí cần nghiêm trị và thu hồi tài sản về để bù đắp thiệt hại của ngân sách.