Hoàn thiện quy trình quản lý vốn NSNN cho ĐTPTCSHT nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 96 - 102)

5. Kết cấu của đề tài

4.2. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn NSNN cho ĐTPTCSHT nông

4.2.2. Hoàn thiện quy trình quản lý vốn NSNN cho ĐTPTCSHT nông nghiệp

Quy trình quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp bao gồm từ khâu lập kế hoạch VĐT, huy động VĐT, phân bổ vốn đầu tư và kiểm tra, giám sát thực hiện VĐT. Một quy trình quản lý hiện đại có khả năng gắn kết tất cả các khâu trong quy trình, tăng tính phối hợp giữa các bộ phận cũng như tăng khả năng kiểm tra, giám sát và phát hiện những bất cập cần điều chỉnh trong từng khâu của quy trình quản lý, tránh được hiện tượng câu kết lợi ích, “lợi ích nhóm” trong quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp. Đồng thời, quy trình quản lý hiện đại sẽ cho phép áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảm thời gian, tinh giảm bộ máy và tiết kiệm chi phí quản lý.

Để hoàn thiện quy trình quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo hướng khoa học, hiện đại và hiệu quả, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

-Kế hoạch vốn đầu tư phải được xây dựng dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn, bao gồm:

+ Quy hoạch phát triển KT-XH; quy hoạch CSHT nông nghiệp của tỉnh. + Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch của giai đoạn trước và khả năng huy động vốn để triển khai kế hoạch trong thực tiễn.

+ Điều kiện thực hiện kế hoạch (tài chính, bộ máy, cơ chế chính sách.) - Áp dụng các công cụ dự báo tiên tiến trong lập kế hoạch vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp.

+ Tăng cường việc áp dụng các công cụ dự báo tiên tiến (thông qua các phần mềm xây dựng dự báo thu, phân bổ dự toán chi) để phục vụ tốt hơn cho

công tác xây dựng và thẩm định dự toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

+ Thúc đẩy công tác dự báo KT-XH tỉnh để phục vụ cho công tác xây dựng, thảo luận, quyết định dự toán.

+ Khuyến khích các tổ chức kinh tế độc lập đưa ra các dự báo về ngân sách, nhằm giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thêm các kênh thông tin phục vụ cho việc quyết định kế hoạch vốn.

Thứ hai, nâng cao chất lượng phân bổ và thanh quyết toán vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp của tỉnh.

- Rà soát, đánh giá các dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp đang triển khai, lập danh mục các dự án ưu tiên đầu tư; tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Cơ quan QLNN, các chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc trình tự, nội dung lập, thẩm định, phê duyệt các dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp. Các cơ quan QLNN có thẩm quyền cần mạnh tay cắt những dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp nếu không đạt các tiêu chí về hiệu quả KT-XH và chưa bảo đảm các yêu cầu về thủ tục, tập trung vốn cho các dự án bảo đảm hoàn thành trong hạn định và có hiệu quả cao. Với các công trình đầu tư ĐTPT CSHT nông nghiệp bằng nguồn NSNN có quy mô quá lớn, chưa thật cấp bách, có thời gian đầu tư dài cũng phải cắt giảm. Có như vậy, thì nguồn vốn mới tập trung được vào những công trình cần thiết.

- Kiểm tra các căn cứ pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt động của các dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp như: các chứng cứ pháp lý về tư cách pháp nhân của tổ chức tham gia dự án, các văn bản giao nhiệm vụ cho phép nghiên cứu dự án của cơ quan QLNN, các chứng từ pháp lý về khả năng huy động vốn và năng lực kinh doanh của chủ đầu tư, các thoả thuận về việc sử dụng tài nguyên, đất đai, huy động tài sản,...

Việc phân bổ VĐT phải thực hiện đúng quy định và gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

trình, tránh tình trạng cấp phát vốn sai quy định thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Cần tránh việc phân bổ vốn tràn lan, thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trình đó, nhưng lại thiếu vốn cho công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng không thanh quyết toán được công trình, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ.

Để đảm bảo vốn cho các công trình, tạo điều kiện thi công đúng tiến độ, công tác phân bổ VĐT nên thực hiện theo hướng:

- Tập trung bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao, đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn.

- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án dự kiến cần phải hoàn thành trong năm kế hoạch (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm kế hoạch) và vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án.

- Số vốn còn lại (nếu có) bố trí cho một số dự án đang thực hiện hoặc dự án mới nhưng phải hạn chế tối đa. Dự án mới phải là dự án thực sự cấp bách, có quyết định đầu tư thiết kế cơ sở, tổng dự toán được duyệt trước ngày 30 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch. Các dự án khởi công mới phải nằm trong danh mục được HĐND tỉnh thông qua trong danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và phải được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo đúng Luật Đầu tư công.

- Cần đổi mới công tác phân bổ vốn NSNN cho các dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp theo định hướng phân bổ vốn theo đời dự án. Việc phân bổ vốn NSNN hàng năm căn cứ vào phân kỳ thời gian thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án và dự kiến khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án; năm cuối cùng khi dự án hoàn thành bố trí vốn NSNN cho dự án bằng tổng mức vốn cả đời dự án trừ đi số vốn NSNN đã được bố trí từ các năm

trước. Như vậy, hàng năm, các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền chỉ cần tổng hợp danh mục dự án đã được phê duyệt, tiến độ thực hiện dự án và khối lượng giá trị công việc hoàn thành để chuyển nhu cầu vốn NSNN cần bố trí cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét và giao kế hoạch vốn NSNN cho từng dự án.

- Để thanh, quyết toán vốn đầu tư được đảm bảo đúng tiến độ, Kho bạc Nhà nước tỉnh cần rà soát lại các nội dung vướng mắc về cơ chế chính sách đã được ban hành làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giải ngân vốn, kịp thời có ý kiến đến các cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu giải quyết. Tích cực phối hợp với các chủ đầu tư và BQLDA trong việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư của dự án, xử lý ngay các vướng mắc nhất là đối với công tác GPMB; khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư và thủ tục đấu thầu, nhất là các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, thiết kế, dự toán; trong khâu nghiệm thu và thủ tục thanh toán vốn. Việc giải ngân phải được tiến hành đều trong năm, tránh tình trạng dồn vào cuối năm gây chậm trễ và không hoàn thành kế hoạch. Đồng thời cần có các biện pháp để các chủ đầu tư cam kết thực hiện giải ngân hết kế hoạch vốn đã được giao và có chế tài xử lý các trường hợp dây dưa, chậm trễ, không thực hiện đúng kế hoạch vốn được giao.

- Các cơ quan QLNN của tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ trong các bước thực hiện đầu tư vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp từ xây dựng kế hoạch, huy động, phân bổ, thanh, quyết toán vốn đầu tư. Các chế độ báo cáo cần được duy trì giữa các Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh.

Thứ ba, tăng cường đánh giá, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi đầu tư và nâng cao chất lượng đánh giá hiệu quả vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hiệu quả cao, việc xây dựng và áp dụng đầy đủ các chế tài xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân và tập thể là hết sức cần thiết. Nó có tác dụng răn đe, góp phần chống các hành vi tham nhũng và thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và thực hiện các dự án sử dụng nguồn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp.

Tỉnh cần tiến hành rà soát lại chế tài cụ thể để thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện, bố trí kế hoạch vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp. Cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong quy trình đầu tư, bảo đảm quyền tự chủ của cấp dưới gắn liền với tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương. Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách chỉ có thể đạt được mục tiêu mong muốn khi gắn liền với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương.

Tăng cường chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại các sở, ban, ngành. Quy định trách nhiệm cá nhân đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư, xử lý kỷ luật đồng thời xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nếu không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giúp các sở, ban, ngành phân tích đánh giá đúng tình hình quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp nhằm có phương án chỉ đạo điều hành một cách phù hợp, để sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách quản lý đối với lĩnh vực này. Gắn trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, quy định hình thức và mức xử lý đối với cá nhân, tổ chức nếu làm lãng phí, thất thoát vốn NSNN cho các dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đến thẩm định dự án, phê duyệt dự án, phạt vi phạm hành chính, đền bù vật chất, chuyển công tác, cách chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy

mức độ vi phạm.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng theo hướng tăng mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm việc lập và phê duyệt báo cáo quyết toán đối với các dự án xây dựng hoàn thành nhằm chấm dứt tình trạng chậm quyết toán VĐT đang diễn ra phổ biến hiện nay. Bổ sung và tăng nặng mức xử phạt vi phạm đối với những hành vi, vi phạm trong hoạt động xây dựng, đặc biệt quy định rõ đối với chủ đầu tư là cơ quan, đơn vị, trách nhiệm của người đứng đầu để răn đe, đẩy lùi các hành vi vi phạm trong quản lý dự án ĐTPT CSHT nông nghiệp từ NSNN.

Tăng cường hoạt động giám sát của HĐND tỉnh theo hướng: Có kế hoạch giám sát thường xuyên hàng năm theo nhiệm kỳ HĐND, kết hợp giám sát định kỳ với giám sát đột xuất đối với một số dự án trọng điểm của tỉnh, giám sát hoạt động tại các dự án sử dụng NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp trong những trường hợp cụ thể nhằm tạo ra yêu cầu, áp lực cao cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực thi quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp.

Nâng cao chất lượng thanh tra, tránh nể nang, khép kín, thiếu khách quan khi thực hiện thanh tra các dự án sử dụng nguồn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp từ NSNN do chính nội bộ ngành thực hiện. Có chế tài xử lý nghiêm đối với trưởng đoàn thanh tra và thanh tra viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra nếu có hành vi dung túng cho các sai phạm.

Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính cần tăng cường công tác chuyên môn nghiệp vụ để thẩm định, đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm pháp luật. Xử phạt thật nghiêm các trường hợp chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, vượt dự toán lớn. Phải kiên quyết đình lại những dự án không hiệu quả, không bố trí vốn những dự án không đủ thủ tục đầu tư, không phê duyệt dự án nếu không xác định được nguồn vốn thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

cho việc đầu tư mới,...

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư vai trò giám sát của cộng đồng là hết sức quan trọng. Các sở, ban, ngành cần thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch hoạt động tại các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp. Xử lý vi phạm hành chính đối với các chủ đầu tư và nhà thầu không treo biển báo hoặc biển báo thiếu thông tin theo quy định của Luật Xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của mọi tầng lớp dân cư.

- Có cơ chế khuyến khích, khen thưởng và bảo vệ, đề cao vai trò giám sát của cộng đồng (đại diện là mặt trận tổ quốc), các đoàn thể, hiệp hội, các cơ quan báo chí đối với hoạt động tại các dự án sử dụng nguồn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp, nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng, chống, tham nhũng, thất thoát, lãng phí ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp.

Mặt khác, cần tuyên truyền để cộng đồng tham gia quản lý, giám sát công tác đấu thầu, thực hiện dự án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công trình ĐTPT CSHT nông nghiệp.

4.2.3. Áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các khâu trong quy trình quản lý vốn NSNN cho ĐTPTCSHT nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)